Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 24 - Tiết 48 - Bài 44 : Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 24 - Tiết 48 - Bài 44 : Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng: Nêu được thế nào là nhân tố sinh vật. Trình bày được quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài

*Kĩ năng: Quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ. Nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm

*Thái độ: Vận dụng trong việc trồng cây, nuôi động vật một cách hợp lí, áp dụng tỉa thưa với thực vật vá tách đàn với độmg vật

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 24 - Tiết 48 - Bài 44 : Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn: 2/2/2010
 Tiết 48 Ngày dạy:4/2/2010	
Bài 44 :ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật 
I. Mục tiêu:
*Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng: Nêu được thế nào là nhân tố sinh vật. Trình bày được quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài
*Kĩ năng: Quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ. Nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm
*Thái độ: Vận dụng trong việc trồng cây, nuôi động vật một cách hợp lí, áp dụng tỉa thưa với thực vật vá tách đàn với độmg vật
II.Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại, tự nghiên cứu SGK, hợp tác nhóm
III.Chuẩn bị:
 	Giáo viên: Tranh phóng to H: 44.1, 44.2, 44.3 SGK, bảng chuẩn bảng 44
 	Học sinh: Xem trước bài nhà, chuẩn bị bảng phụ 44
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào ?
3. Bài mới :
a.Mở bài: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật khác như thế nào ?
b. Phát triển bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1:Tìm hiểu quan hệ cùng loài
- Giáo viên treo tranh H: 44.1 SGK
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi
- Học sinh quan sát tranh, nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi phần I trang 131
? Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ ? (Giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ )
? Trong tự nhiên động vật sống thành bầy đàn có lợi gì ? (Có lợi trong tìm kiếm thức ăn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn )
- Học sinh tìm câu trả lời đúng: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm, làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế nguồn cạn kiệt thức ăn trong vùng -> động vật đông thì nên tách đàn
- Giáo viên: Gọi đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung
- Giáo viên: Nhận xét đưa ra đáp án đúng
*Hoạt động II: Tìm hiểu quan hệ khác loài
- Giáo viên treo bảng 44
- Học sinh quan sát tranh, nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi phần II trang 132
- Giáo viên treo bảng 43.2 
- Học sinh nghiên cứu ví dụ SGK, hợp tác nhóm để trả lời câu hỏi
? Trong các ví dụ sau: quan hệ nào là cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác
? Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các loài sinh vật khác loài là gì ?
( Quan hệ hỗ trợ là quan hệ có lợi hoặc không có hại cho sinh vật. Quan hệ đối địch là quan hệ một bên sinh vật có lợi còn bên kia bị hại )
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- Em khác nhận xét bổ sung
- Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng: 
 (- Tảo và nấm trong địa y có quan hệ cộng sinh
- Lúa cà cỏ dại trên cánh đồng có quan hệ cạnh tranh
- Hươu, nai, hổ trong một cánh rừng có quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác
- Rận, bét ở trâu, bò có quan hệ kí sinh
- Địa y và cành cây có quan hệ hội sinh
- Cá ép vào rùa có quan hệ hội sinh
- Dê, bò cùng sống trên cánh đồng có quan hệ cạnh tranh
- Giun đũa sống trong ruột người có quan hệ kí sinh
- Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu có quan hệ cộng sinh
- Cây nắp ấm bắt côn trùng có quan hệ sinh vât ăn sinh vật khác)
I. Quan hệ cùng loài
Sinh vật cùng loài sống gần nhau hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên khi giặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể sống tách ra khỏi nhóm
II. Quan hệ khác loài
- Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hỗ trợ hoặc đối địch với nhau
- Quan hệ hỗ trợ là quan hệ có lợi hoặc ít nhất không hại
- Quan hệ đối địch một bên có lợi bên kia có hại hoặc cả hai bị hại
c.Tổng kết : Học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài
4.Kiểm tra đánh giá : 
? Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong điều kiện nào ?
? Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật? Là mối quan hệ gì ? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ ?
5 .Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài + trả lời 4 câu hỏi trang 134,
 - Đọc mục “Em có biết”
 Gợi ý câu 4:
- Trong trồng trọt: Trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt năng suất cao
- Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông, nhu cầu về nơi ăn chỗ ở chở nên thiếu thốn, môI trường chở nên ô nhiễm ta cần tách đàn
- Xem trước bài: 45 thực hành. Chuẩn bị như SGK
V.Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 t46.doc