I. Mục tiêu:
Hs có khả năng :
- Nêu được khái niệm quần xã , phân biệt được quần xã với quần thể
- Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ sinh thái trong quần xã
- Trình bày được một số dạng biến đổi thường xảy ra của quần xã
- Nêu được một số biến đổi có hại cho quần xã do con người gây ra
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, để thu nhận kiến thức từ SGK
TUẦN 25- TIẾT 49 QUẦN XÃ SINH VẬT I. Mục tiêu: Hs có khả năng : Nêu được khái niệm quần xã , phân biệt được quần xã với quần thể Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ sinh thái trong quần xã Trình bày được một số dạng biến đổi thường xảy ra của quần xã Nêu được một số biến đổi có hại cho quần xã do con người gây ra Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, để thu nhận kiến thức từ SGK II. Phương tiện dạy học: Tranh phóng to hình 49.1 – 3 SGK III. Tiến trình bài dạy: Kiểm tra bài cũ: Bài giảng: Gv- Hs Mở bài: Gv cho hs quan sát hình phóng to 49.1 – 2 để nêu lên được : ? Thế nào là quần xã sinh vật Hs quan sát tranh phóng to hình 49.1- 2 thảo luận theo nhóm để báo cáo kết quả: Bảng Bài 49 Quần xã sinh vật I. Thế nào là quần xã sinh vật KL: Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có môi quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định Chuyển tiếp: Gv đặt vấn đề: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã là gì? Gv gợi ýcho hs: Cần chú ý tới các dấu hiệu chủ yếu là số lượng và thành phần các loài sinh vật Hs đọc trao đổi nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi. Chuyển tiếp: Gv cho hs quan sát hình 49.3 SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK Gv gợi ý: Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi Gv nhận xét và bổ xung kết quả. II. Những dấu hiệu điển hìnhcủa một quần xã KL: Dấu hiệu cơ bản của một quần xã sinh vật :số lượng và thành phần các loài sinh vật Số lượng các loài được đánh giá qua: độ đa dạng , độ nhiều, độ sinh vật Thành phần các loài được thể hiện qua: Việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã KL: - Ví dụ: Có thể nêu ví dụ về sự phát triển của ong liên quan đến sự phát triển của các loài hoa trong khu vực Sự phát triển của chuột liên quan đến sự phát triển của mèo - Sự cân bằng sinh hoc được duy trì khi số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Củng cố và bài tập về nhà: Bài tập luyện tập: Đánh dấu + vào câu trả lời đúng: ? Thế nào là quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có môi quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định Các sinh vật trong quần xã thích nghi được môi trường sống của chúng Cả a, b và d * BTVN: Trả lời tất cả các câu hỏi trong SGK
Tài liệu đính kèm: