Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 27 - Trường THCS Phú Điền - Vũ Thị Hiền

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 27 - Trường THCS Phú Điền - Vũ Thị Hiền

. MỤC TIÊU

- Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái trong hệ sinh tháI VAC.

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận định, phân tích. Từ đó có thể khái quát những thông tin đã thu thập được từ thiên nhiên.

- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Rèn cho HS các kĩ năng sống:

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 27 - Trường THCS Phú Điền - Vũ Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 – Tiết 53
Ngày soạn: 8/3/2012
Bài 51 + 52: Thực hành
Hệ sinh thái(Tiết 1)
i. Mục tiêu
- Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái trong hệ sinh tháI VAC.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận định, phân tích. Từ đó có thể khái quát những thông tin đã thu thập được từ thiên nhiên.
- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Rèn cho HS các kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông khi đọc SGK để tìm hiểu phương pháp thực hành, xây dựng kế hoạch tìm ra mối liên hệ giữa sinh vật với sinh vật trong hệ sinh thái.
+ Kĩ năng hợp tác trong nhóm và kĩ năng giao tiếp.
+ Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
II. đồ dùng DạY HọC
- Dao, dụng cụ đào dất, vợt bắt côn trùng, túi nilon.
- Giấy bút
III. hoạt động dạy học	
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần nào?
2. Tiến hành: Cho HS quan sát thiên nhiên
Hoạt động 1: Quan sát hệ sinh thái (VAC)
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV cho HS xác định mục tiêu của bài thực hành:
+ Điều tra các thành phần của hệ sinh thái.
+ Xác định thành phần các sinh vật trong khu vực quan sát.
*GV cho HS quan sát thiên nhiên, tiến hành như sau:
+ Thực hiện theo các nội dung đã định theo nhóm chú ý tới các thành phần của hệ sinh thái đang quan sát.
+ HS xem lần thứ 2 và thứ 3 để hoàn thành bảng 51.1 + 51.2 + 51.3.
*GV quan sát các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu.
*GV yêu cầu HS quan sát và tích cực phát hiện chi tiết các thành phần trong hệ sinh thái đồng ruộng đặc biệt hệ động, thực vật.
- GVcó thể kiểm tra sự quan sát của HS bằng cách gọi đại diện vài nhóm lên bảng viết. 
- Lưu ý: hoạt động 1 này có thể tiến hành trong 1 tiết đầu của bài thực hành để HS có thể quan sát và tìm hiểu kĩ về hệ sinh thái.
- HS thực hiện theo nhóm sau đó tiến hành các bước theo yêu cầu hướng dẫn của thày.
- Trước khi tiến hành các nhóm chuẩn bị sẵn nội dung cần quan sát ở bảng 51.1 đến 51.3.
- Sau khi quan sát, các nhóm tiến hành từng nội dung bảng.
- HS lưu ý: có những thực vật, động vật không biết tên có thể hỏi GV.
Hoạt động 2: Hỏi đáp về Hệ sinh thái VAC
*Giáo viên yêu cầu HS sử dụng các thông tin thu nhận được, bằng kiến thức thực tế của bản thân, sau đó tiến hành thảo luận, sau đó phát biểu trả lời các câu hỏi.
+ Hệ sinh thái VAC có những thành phần nào?
+ Các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC?
+ Em có suy nghĩ gì về hệ sinh thái VAC?
+ Làm thế nào để bảo vệ hệ sinh thái VAC?
*HS tiến hành các hoạt động nhận thức, thảo luận nhóm, thống nhất các ý kiến phát biểu trả lời:
Sau các ý kiến trả lời, HS tiến hành nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận ghi nhớ.
4. Nhận xét - đánh giá
*GV nhận xét ý thức học tập của lớp trong tiết thực hành.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Hoàn thành báo cáo thu họach.
- Tích cực tìm hiểu về các HST, ôn tập về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Tìm hiểu các mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật trong một hệ sinh thái.
Tiết 54
Ngày soạn: 8/3/2012 
Bài 51 + 52: Thực hành
Hệ sinh thái (Tiếp theo)
i. Mục tiêu
- Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái trong hệ sinh thái VAC.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận định, phân tích. Từ đó có thể khái quát những thông tin đã thu thập được từ thiên nhiên.
- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Rèn cho HS các kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông khi đọc SGK để tìm hiểu phương pháp thực hành, xây dựng kế hoạch tìm ra mối liên hệ giữa sinh vật với sinh vật trong hệ sinh thái.
+ Kĩ năng hợp tác trong nhóm và kĩ năng giao tiếp.
II. Chuẩn bị
- Nộ dung thu hoạch sau tiết 53; Các tư liệu tham khảo về môi trường sinh thái.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Kiểm tra, dà sát lại những nội dung đã hoàn thiện ở tiết 54.
Tiến hành
Hoạt động 1: Xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 51.4 SGK.
- Gọi đại diện lên viết bảng
*GV giúp HS hoàn thành bảng 51.4, yêu cầu HS viết thành chuỗi thức ăn.
*GV giao bài tập nhỏ:
Trong HST VAC gồm các sinh vật: cỏ, sâu, ếch, cá trắm cỏ, thỏ, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân huỷ. Hãy thành lập lưới thức ăn.
*GV chữa và hướng dẫn thành lập lưới thức ăn. 
*GV yêu cầu HS thảo luận theo chủ đề: Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
+ Cho HS thảo luận toàn lớp.
+ GV đánh giá kết quả của các nhóm.
- Xây dựng chuỗi thức ăn
- Các nhóm trao đổi, nhớ lại băng hình đã xem hoặc dựa vào bảng 51.1 để điền tên sinh vật vào bảng 51.4.
- Đại diện nhóm viết kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS hoạt động nhóm và viết lưới thức ăn, lớp bổ sung.
* Thảo luận: đề xuất biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới, yêu cầu nêu được:
- Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái.
- Các loài sinh vật có bị tiêu diệt không?
- Hệ sinh thái này có được bảo vệ không?
* Biện pháp bảo vệ:
+ Nghiêm cấm chặt phá rừng bừa bãi.
+ Nghiêm cấm săn bắt động vật, thực vật có nguy cơ tiệt chủng
+ Bảo vệ những loài thực vật và động vật, đặc biệt là loài quý.
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng đến từng người dân.
Hoạt động 3: Thu hoạch
*GV yêu cầu HS viết thu hoạch theo mẫu SGK.	
- Trên cơ sở các báo cáo thu họach, giáo viên nhận xét, có sự bổ sung, chỉnh sửa kịp thời, đặc biệt đối với các nhom HS còn có năng lực chưa thực sự tốt.
4. Nhận xét - đánh giá
*GV nhận xét ý thức học tập của lớp trong tiết thực hành.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Hoàn thành báo cáo thu họach.
Ký duyệt: Ngày..tháng.năm 2012Tuần 28 – Tiết 55
Ngày soạn: 15/3/2012
Kiểm tra 45 phút
I. mục tiêu
- Giúp học sinh hệ thống được kiến thức và khắc sâu được một số kiến thức trọng tâm.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài viết và lập luận vấn đề một cách chặt chẽ.
II. Hình thức của đề
Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận
III. Ma trận 2 chiều
Tờn chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Ứng dụng di truyền học 
(2 tiết)
- Khỏi niệm ưu thế lai(TN)
- Nờu cỏc biện phỏp tạo ưu thế lai
- Nguyờn nhõn của thoỏi của tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật(TN)
- Giải thớch vỡ sao khụng dựng con lai F1 để làm giống
20% = 2,0 đ
50%= 1,0 đ
25% = 0,5đ
25% = 0,5 đ
2. Sinh vật và mụi trường
( 4 tiết)
- Cỏc loại mụi trường sống(TN)
- Phõn biệt cỏc mối quan hệ cựng loài, điều kiện xảy ra 
Dựa vào giới hạn sinh thỏi để nhận xột khả năng phõn bố của sinh vật
40% = 4,0 đ
 12,5% = 0,5đ
 50 % = 2,0 đ
37,5 %= 1,5 đ
3. Hệ sinh thỏi
( 4 tiết)
- Khỏi niệm quần thể sinh vật
- Đặc trưng của quần thể người khỏc với quần thể cỏc sinh vật khỏc(TN)
- Cõn bằng sinh học(TN)
- Viết được cỏc chuỗi thức ăn.
- Xỏc định được cỏc sinh vật trong chuỗi thức ăn theo thành phần của hệ sinh thỏi
- Vẽ được lưới thức ăn
40% = 4,0 đ
18,75% = 0,75đ
25% = 1,0 đ
41,25% = 1,65 đ
15% = 0,6 đ
Tổng số cõu
Tổng số điểm
100% = 10đ
4 cõu
 2,25 đ 
22,5%
 4 cõu
 3,5 đ 
 35% 
5 cõu
 4,25 điểm 
 42,5 %
IV. ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm)
Chọn phương ỏn đỳng nhất trong từng cõu sau đõy:
1. Vỡ sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần qua nhiều thế hệ sẽ gõy thoỏi hoỏ giống?
a. Cỏc cặp gen dị hợp dần đi vào trạng thỏi đồng hợp
b. Trong cỏc cặp gen đồng hợp, cú những cặp đồng hợp lặn biểu hiện ra tớnh trạng xấu
c. Tỉ lệ cỏc cặp gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng trong đú cú những cặp đồng hợp lặn biểu hiện ra tớnh trạng xấu
d. Tỉ lệ cỏc cặp gen dị hợp tăng, đồng hợp giảm biểu hiện thoỏi hoỏ
2. Thế nào là ưu thế lai?
a. Cơ thể F1 cú sức sống cao hơn bố mẹ(sinh trưởng nhanh, phỏt triển mạnh, chống chịu tốt)
b. Cỏc tớnh trạng hỡnh thỏi và năng suất ở cơ thể lai cũng biểu hiện cao hơn bố mẹ
c. Cỏc tớnh trạng chất lượng ở thế hệ lai cũng cao hơn hẳn bố mẹ
d. Cả a và b
3. Mụi trường sống của sinh vật cú cỏc loại?
a. Mụi trường trong đất và mụi trường nước
c. Mụi trường: mặt đất - khụng khớ, nước, trong đất và mụi trường sinh vật
b. Mụi trường trong đất
d. Mụi trường mặt đất – khụng khớ 
4. Đặc điểm nào chỉ cú ở quần thể người mà khụng cú ở cỏc quần thể sinh vật khỏc?
a. Đặc trưng kinh tế - xó hội
c. Đặc điểm của lớp thỳ
b. Đặc điểm thớch nghi
d. Đặc điểm sinh học
5. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xó dẫn đến hệ quả nào sau đõy?
a. Làm cho quần xó khụng phỏt triển được
c. Làm mất cõn bằng sinh học
b. Đảm bảo cõn bằng sinh học
d. Cả b và c
PHẦN II. TỰ LUẬN(7,5 điểm)
Cõu 1.(1 điểm)
Nờu cỏc biện phỏp tạo ưu thế lai? Tại sao chỉ dựng con lai F1 để sản xuất mà khụng dựng để làm giống?
Cõu 2. ( 3,5 điểm)
1. Nờu cỏc mối quan hệ giữa cỏc sinh vật cựng loài và cho biết cỏc mối quan hệ đú diễn ra trong những điều kiện nào, cho vớ dụ?
2. Ở Việt nam, giới hạn chịu đựng về nhõn tố nhiệt độ của cỏ rụ phi là: 5,60C -420C cũn của cỏ chộp là 20C – 440C. Hóy cho biết trong 2 loài cỏ trờn loài nào cú khả năng phõn bố rộng hơn? Vỡ sao?
Cõu 3. (3 Điểm)
1. Thế nào là một quần thể sinh vật?
2. Giả sử một quần xó sinh vật gồm cỏc loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dờ, chim ăn sõu, sõu hại thực vật, hổ, vi sinh vật.
a. Xõy dựng cỏc chuỗi thức ăn cú thể cú trong quần xó sinh vật nờu trờn?
b. Xếp cỏc sinh vật trờn theo thành phần của hệ sinh thỏi? 
c. Hóy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xó nờu trờn?
V. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm)
1
2
3
4
5
c
d
c
a
b
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
PHẦN II. TỰ LUẬN(7,5 điểm)
Cõu
Nội dung
Điểm
Cõu 1
(1,0 đ)
a. Cỏc biện phỏp tạo ưu thế lai:
- Lai khỏc dũng
0,25đ
- Lai khỏc thứ
0,25đ
b. Con lai F1 khụng dựng để làm giống mà chỉ dựng để sản xuất vỡ chỳng là kết quả của hiện tượng ưu thế lai(100% dị hợp) chỉ cho kết quả tốt nhất ở thế hệ đú. Cũn nếu làm giống sẽ xuất hiện hiện tượng thoỏi hoỏ giống làm giảm năng suất trồng trọt và chăn nuụi.
0,5 đ
Cõu 2
(3,5đ)
1. Cỏc mối quan hệ giữa cỏc sinh vật cựng loài: 
- Quạn hệ hỗ trợ
- Quan hệ cạnh tranh
0,5đ
* Điều kiện cỏc mối quan hệ này diễn ra:
- Quan hệ hỗ trợ: diễn ra khi cỏc sinh vật trong cựng loài cú điều kiện sống thuận lợi(khụng bị thiếu thốn về nguồn sống).
0,5đ
 Vớ dụ:.
0,25đ
- Quan hệ cạnh tranh: diễn ra khi cỏc sinh vật trong cựng loài cú điều kiện sống khụng thuận lợi (bị thiếu thốn về nguồn sống).
0,5đ
*Vớ dụ: 
0,25đ
2. Cỏ chộp cú khả năng phõn bố rộng hơn cỏ rụ phi.
0,75đ
Vỡ cỏ chộp cú giới hạn chịu đựng rộng hơn cỏ rụ phi 
0,75đ
Cõu 3
(3,0đ)
1. Quần thể sinh vật: là tập hợp cỏc cỏ thể cựng loài cựng sống trong một khụng gian nhất định, tại một thời điểm nhất định và cú khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. 
0,75 đ
2. Giả sử một quần xó sinh vật gồm cỏc loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dờ, chim ăn sõu, sõu hại thực vật, hổ, vi sinh vật.
a. Cỏc chuỗi thức ăn: 
Cỏ thỏ vi sinh vật
0,15đ
Cỏ dờ vi sinh vật
0,15đ
Cỏ sõu hại thực vật vi sinh vật
0,15đ
Cỏ sõu hại thực vật chim ăn sõu vi sinh vật
0,15đ
Cỏ thỏ hổ vi sinh vật
0,15đ
Cỏ dờ hổ vi sinh vật
0,15đ
b. Xếp cỏc sinh vật theo thành phần của hệ sinh thỏi:
- Sinh vật sản xuất: cỏ
0,25đ
- Sinh vật tiờu thụ:
+ Sinh vật tiờu thụ bậc 1: thỏ, dờ, sõu hại thực vật
+ Sinh vật tiờu thụ bậc 2: hổ, chim ăn sõu
0,25đ
- Sinh vật phõn giải: vi sinh vật
0,25đ
c. Lưới thức ăn: 
 Thỏ
 Hổ
 Dờ
Cỏ Vi sinh vật
 Sõu hại thực vật Chim ăn sõu
0,6đ
VI. CHỈNH SỬA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
.
Tiết 56
Ngày soạn: 16/3/2012
Chương III: Con người – dân số và môi trường
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên. Từ đó ý thức được trách nhiệm cần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ sau.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng hoạt động nhóm
- Rèn cho HS các kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu về tác động của con người tới môi trường sống và vai trò của con người trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
+ Kĩ năng kiên định, phản đối với mọi hành vi phá hoại môi trường.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học.
II. đồ dùng dạy học
- Hình 53.1; 53.2 SGK.
- Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường.
III. hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
- Tiến hành trong các hoạt động dạy – học.
2. Kiểm tra bài cũ (lồng trong tiết học)
3. Bài mới
	VB: GV giới thiệu khái quát chương III. 
Hoạt động 1: Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Thời kì nguyên thuỷ, con người đã tác động tới môi trường tự nhiên như htế nào?
+ Xã hội nông nghiệp đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
+ Xã hội công nghiệp đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận và trả lời.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
Tiểu kết: 
* Tác động của con người:
- Thời nguyên thuỷ: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ " giảm diện tích rừng.
- Xã hội nông nghiệp: 
+ Trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
+ Cày xới đất canh tác làm thay đổi đất, nước tầng mặt làm cho nhiều vùng bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.
+ Con người định cư và hình thành các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp.
+ Nhiều giống vật nuôi, cây trồng hình thành.
- Xã hội công nghiệp:
+ Xây dựng nhiều khu công nghiệp, khai thác tài nguyên bừa bãi làm cho diện tích đất càng thu hẹp, rác thải lớn.
+ Sản xuất nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm cho sản lượng lương thực tăng, khống chế dịch bệnh, nhưng cũng gây ra hậu quả lớn cho môi trường.
Hoạt động 2: Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV nêu câu hỏi:
+ Những hoạt động nào của con người phá huỷ môi trường tự nhiên?
+ Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì?
 + Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1, hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây suy thoái môi trường?
+ Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng?
*GV cho HS liên hệ tới tác hại của việc chặt phá rừng và đốt rừng trong những năm gần đây.
- HS nghiên cứu bảng 53.1 và trả lời câu hỏi.
- HS ghi kết quả bảng 53.1 và nêu được:
1- a (ở mức độ thấp)
2- a, h
3- a, b, c, d, g, e, h
4- a, b, c, d, g, h
5- a, b, c, d, g, h
6- a, b, c, d, g, h
7- Tất cả
- HS kể thêm như: xây dựng nhà máy lớn, chất thải công nghiệp nhiều.
- HS thảo luận nhóm, bổ sung và nêu được:
Chặt phá rừng, cháy rừng gây xói mòn đất, lũ quét, nước ngầm giảm, khí hậu thay đổi, mất nơi ở của các loài sinh vật " giảm đa dạng sinh học " gây mất cân băng sinh thái.
- HS kể: lũ quét, lở đất, sạt lở bờ sông Hồng...
Tiểu kết: 
- Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu: mất cân bằng sinh thái, xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm...
 Hoạt động 3: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV đặt câu hỏi:
+ Con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường ?
*GV liên hệ thành tựu của con người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường.
- HS nghiên cứu thông tin SGK và trình bày biện pháp.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe GV giảng.
Tiểu kết: 
- Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng các biện pháp:
+ Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
+ Bảo vệ các loài sinh vật.
+ Phục hồi và trồng rừng.
+ Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
+ Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt.
4. Củng cố
- Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người (Bảng 53.1) trong đó nhấn mạnh tới việc tàn phá thảm thực vật và khai thác quá mức tài nguyên.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Làm bài tập số 2 (SGK trang 160), tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. 
Ký duyệt: Ngày..tháng.năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27.28 s9doc.doc