1. Kiến thức
- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản mối quan hệ giữa quần thể sinh vật, hệ sinh thái với môi trường.
- Biết vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi và biết bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy, hệ thống hóa kiến thức.
- Phát huy tính độc lập của học sinh.
Tuần : 28 Tiết : 53 Ngày soạn : .. KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản mối quan hệ giữa quần thể sinh vật, hệ sinh thái với môi trường. - Biết vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi và biết bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tư duy, hệ thống hóa kiến thức. - Phát huy tính độc lập của học sinh. II. CHUẨN BỊ - GV : Chuẩn bị đề kiểm tra. - HS : Nắm vững nội dung chính. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số. 2. Tiến hành Ma trận đề Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Phần I Chương V Câu 3 1 đ Câu 3 0,5 đ 0 Câu 3 0,5 đ 2,0 đ Phần II Chương I Câu 2 0,5đ Câu 1 1 đ Câu 2 1 đ Câu 2 1đ Câu 1 0,5 đ Câu 2 0,5 đ 4,5 đ Chương II Câu 3 1đ Câu 1 2đ Câu 1 0,5đ 3,5 đ Tổng 1,0 đ 3,5 đ 3,0 đ 1,0 đ 0,5 đ 1,0 đ 10 đ Đề I. TRẮC NGHIỆM : (4đ) Câu 1 : Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng. 1. 1. Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là : a. Định hướng trong không gian. b. Kiếm mồi. c. Nhận biết. d. Định hướng trong không gian, kiếm mồi, nhận biết. 1.2. Lớp động vật có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường a. Cá xương. b. Chim. c. Thú. d. Cá xương, chim, thú. 1.3. Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để : a. Quang hợp. c. Cả quang hợp và hô hấp. b. Hô hấp. d. Không phải quang hợp và hô hấp. 1.4. Trong tự nhiên, mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo điều kiện sau đây : a. Theo mùa. c. Theo chu kì sống sinh vật. b. Theo năm. D. Cả theo mùa, theo năm, theo chu kì sống sinh vật. Câu 2 : (1đ) Hãy ghép các nội dung ở cột B với cột A sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng sau : Các mối quan hệ (A) Các ví dụ (B) Kết quả (C) 1. Quan hệ cộng sinh 2. Quan hệ hội sinh 3. Quan hệ kí sinh 4. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác a. Dây tơ hồng bám trên bụi cây b. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu. c. Giun ký sinh trong ruột của động vật và con người. d. Sâu bọ sống tổ kiến, tổ mối 1 ------------- 2 ------------- 3 ------------- 4 ------------- Câu 3 : (1đ) Chọn từ phù hợp trong số những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong các câu sau : * “Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới”. a. khác loài; b. cùng loài; c. cùng bộ; d. cùng họ. * “Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải có chính sách phát triển dân số ” a. nhanh; b. chậm; c. hợp lí; d. trung bình. II. TỰ LUẬN : (6đ) Câu 1 : (2đ) Quần xã sinh vật là gì? Nêu tính chất cơ bản của quần xã. Câu 2 : (2đ) Môi trường sống của sinh vật là gì? Gồm những loại môi trường nào? Giới hạn sinh thái là gì, cho ví dụ? Câu 3 : (2đ) Lai kinh tế là gì? Cho ví dụ. Nêu ưu thế lai? ---Hết--- Đáp án I. TRẮC NGHIỆM : (4đ) Câu 1 : Mỗi ý đúng 0,5 đ 1. a; 2. a; 3. a; 4. d Câu 2 : (1đ) Mỗi ý đúng 0,25 đ 1. b, e; 2. d; 3. a, c. 4. g. Câu 3 : (1đ) Mỗi ý đúng 0,5 đ b, c. II. TỰ LUẬN : (6đ) Câu 1 : (2đ) * Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều lòai khác nhau .thích nghi với môi trường sống của chúng. (0,75đ) * Tính chất : 1,25 đ + Số lượng : 0,75đ - Độ đa dạng : 0,25đ - Độ nhiều : 0,25đ - Độ thường gặp : 0,25đ + Đặc điểm thành phần : 0,5đ - Loài ưu thế : 0,25đ - Loài đặc trưng : 0,25đ Câu 2 : (2đ) Môi trường là nơi sinh sống . (0,5đ) Có 4 loại môi trường kể tên ra (0,5đ) Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng . (0,5đ) Lấy ví dụ : Cá rô phi giới hạn sinh thái trên 5oC → dưới 42oC. (0,5đ) Câu 3 : (2đ) Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không làm giống. (0,5đ) VD : Lợn Ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch → Lợn con mới sinh nặng 0,8 kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao. (0,5đ) Ưu thế lao là nhiện tượng ..(1đ) 4. Củng cố 5. Dặn dò - Xem bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 54 + 55 Ngày soạn : .. THỰC HÀNH : HỆ SINH THÁI I. MỤC TIÊU : - Qua bài tập thực hành HS nêu được các thành phần của hệ sinh thái chuỗi thức ăn. - Qua bài học HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra 3. Tiến trình bài giảng Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I. Hệ sinh thái - GV thông báo yêu cầu của bài thực hành. * Điều tra các thành viên của hệ sinh thái. - GV cho HS thảo luận hoàn chỉnh nội dung bảng 51.1 SGK trang 154. - GV lưu ý HS : có những thực vật và động vật không biết rõ tên → có thể hỏi hoặc ghi lại đặc điểm hình thái. * Xác định thành phần sinh vật trong khu vực quan sát. Hoàn thành nội dung bảng 51.2 và 51.3 SGK trang 155. GV theo dõi quan sát các nhóm → giúp đỡ nhóm yếu, II. Xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 51.4 SGK trang 156. - GV gọi đại diện nhóm lên viết trên bảng. - GV giúp HS hoàn thành bảng 51.4 - GV yêu cầu HS viết thành chuỗi thức ăn. - GV yêu cầu HS viết thành chuỗi thức ăn. - GV giao 1 bài tập nhỏ. + Trong hệ sinh thái gồm các sinh vật thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân hủy. + Hãy thành lập lưới thức ăn - GV chữa bài và hướng dẫn thành lập lưới thức ăn. - GV yêu cầu HS thảo luận theo chủ đề * Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới. - GV cho HS thảo luận toàn lớp. - GV đánh giá kết quả của các nhóm * GV giúp các nhóm viết thu hoạch nội dung như SGK trang 156. - Theo dõi, lắng nghe. - Thảo luận hoạt động theo nhóm, hoàn thành nội dung bảng 51.1. - Đại diện nhóm lên bảng điền, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Thảo luận nội dung 2 tiếp tục hoàn thành nội dung bảgn 51.2 và 51.3. * Xây dựng lưới thức ăn và chuỗi thức ăn - Các nhóm trao đổi nhớ lại kiến thức thực tế điền vào bảng 51.4. - Đại diện nhóm viết kết quả lên bảng → Các nhóm theo dõi bổ sung. HS viết chuỗi thức ăn lên bảng → các nhóm nhận xét bổ sung. - HS trao đổi và viết lưới thức ăn. - Đại diện lên bảng viết → lớp bổ sung. - Hoàn thành bài tập. → Thảo luận : Đề xuất biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới. → Yêu cầu nêu được : - Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái. - Các loài sinh vật có bị tiêu diệt không? - Hệ sinh thái này có được bảo vệ hay không? * Biện pháp bảo vệ : Nghiêm cấm chặt phá rừng, cấm săn bắn động vật, bảo vệ những loài thực vật và động vật có số lượng ít, tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng. 4. Củng cố Duyệt tuần 28 GV nhận xét ý thức học tập của lớp trong tiết thực hành. 5. Dặn dò - Học bài, xem bài : Tác động của con người đối với môi trường. IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: