Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 29 - Tiết 56 - Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 29 - Tiết 56 - Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Thấy được hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên như thế nào.

- Trên cơ sở đó, ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tự nghiên cứu với SGK và thảo luận theo nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 29 - Tiết 56 - Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29	Ngày soạn: 10/03/2010
Tiết 56	Ngày dạy: 24/03/2010
Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Thấy được hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên như thế nào.
- Trên cơ sở đó, ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tự nghiên cứu với SGK và thảo luận theo nhóm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 53.1 - 3 SGK.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 53.1 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
Bài mới:
Hoạt động 1
TÌM HIỂU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
* GV cho HS quan sát tranh phóng to hình 53.1–3 SGK và đọc SGK để nêu lên được sự tác động của con người tới môi trường qua các thời kì:
	- Thời kì nguyên thuỷ
	- Xã hội nông nghiệp
	- Xã hội công nghiệp
* GV lưu ý HS trong khi đọc SGK: cần nắm vững những tác động và hậu quả ở từng thời kì.
* GV theo dõi, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kết quả.
- HS quan sát hình, đọc SGK và thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả. Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra kết luận đúng.
Kết luận:
* Thời kì nguyên thuỷ:
Con người biết dùng lửa trong cuộc sống, đã làm cháy nhiều cánh rừng rộng lớn.
* Xã hội nông nghiệp:
Con người biết trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất ở, canh tác và chăn thả gia súc, đã làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Những hoạt động đó đã tích lũy được nhiều giống vật nuôi, cây trồng và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.
* Xã hội công nghiệp:
Con người đã sản xuất bằng máy móc, tác động mạnh mẽ vào môi trường sống: tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn, phá đi nhiều diện tích rừng trên Trái Đất.
Đô thị hóa ngày càng tăng lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt làm tăng nguy cơ môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên, hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 
TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để thực hiện sSGK.
- GV gợi ý: Tác động lớn nhất của con người gây ra nhiều hậu quả xấu là phá hủy thảm thực vật trên Trái Đất.
- GV theo dõi, nhận xét, bổ sung và treo bảng phụ công bố đáp án (như sau):
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- Đại diện lên bảng ghi kết quả vào bảng (có nội dung bảng 53.1 SGK). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
* Những hoạt động của con người tác động tới môi trường tự nhiên.
* Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Đó là: gây xói mòn đất, lũ lụt (nhất là lũ quét gây nguy hiểm tới tính mạng tài sản con người và ô nhiễm), làm giảm lượng nước ngầm, giảm lượng mưa, khí hậu thay đổi, giảm đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái.
Hoạt động của con người
Ghi kết quả
Hậu quả phá hủy môi trường
 tự nhiên
1. Hái lượm
1. a
a. Mất nhiều loài sinh vật
b. Mất nơi ở của sinh vật
c. Xói mòn và thoái hóa đất
d. Ô nhiễm môi trường 
e. Cháy rừng
g. Hạn hán
h. Mất cân bằng sinh thái.
2. Săn bắt động vật hoang dã
2. a,h
3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt
3. a,b,c,d,e,g,h
4. Chăn thả gia súc
4. a,b,c,g,h
5. Khai thác khoáng sản
5. a,b,c,d,e,g,h
6. Phát triển nhiều khu dân cư
6. a,b,c,d,g,h
7. Chiến tranh
7. a,b,c,d,e,g,h
Hoạt động 3
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ 
CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
* GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK và kết hợp với hiểu biết có trả lời câu hỏi của sSGK.
* GV gợi ý: Con người đã có những biện pháp cải tạo và bảo vệ môi trường như:
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
- Bảo vệ các loài sinh vật.
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
- HS tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm để thống nhất đáp án.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và đưa ra đáp án chung.
Đáp án:
Những biện pháp bảo vệ môi trường của địa phương thường là: trồng cây gây rừng, bảo vệ nguồn nước, cải tạo đất bạc màu, không săn bắn chim ..
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên những nội dung chính.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. Nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người là: săn bắt động vật hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh ..
ð Câu 2. Đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là gì?
1. Hạn chế sự tăng nhanh dân số.
2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
3. Tăng cường trồng rừng ở tất cả các quốc gia.
4. Bảo vệ các loài sinh vật.
5. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
6. Tạo ra các loại vật nuôi, cây trồng có năng suất cao.
o a. 1,2,3,4,5; o b. 2,3,4,5,6;	o c. 1,2,4,5,6;	o d. 1,3,4,5,6.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người.
2. Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên mà em biết; tác hại của những việc đó; những hành động cần thiết để khắc phục ảnh hưởng xấu đó rồi liệt kê vào bảng sau:
Bảng 53.2. Bảng ghi những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên 
và biện pháp khắc phục.
Tên việc làm
Tác hại
Cần làm gì để khắc phục
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28_1.doc