. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Xác định được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Thấy được hiệu quả của việc phát triển bền vững.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tuần 30 Ngày soạn: 16/03/2010 Tiết 58 Ngày dạy: 31/03/2010 Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Xác định được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Thấy được hiệu quả của việc phát triển bền vững. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh phóng to hình 55.1 - 4 SGK. - Phiếu học tập và bảng phụ (ghi nội dung bảng 55 SGK). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: - Hs 1: 1. Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? - Hs 2: 2. Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? - Hs 3: 4. Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả. Bài mới: Hoạt động 1 TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG - GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 55.1 – 4 SGK và liên hệ thực tế cuộc sống để nêu lên được các phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: - HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm để thống nhất được các kết luận về phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và phải nêu lên được kết luận chung. Kết luận: * Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí là: có quy hoạch tốt và hợp lí khi xây dựng khu công nghiệp khu dân cư, tránh ô nhiễm khu dân cư. Tăng cường việc xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn. Cần lắp đặt thiết bị lọc bụi và xử lí độc hại trước khi thải ra không khí, phát triển công nghệ để sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi. * Các biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước: xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu công nghiệp để nguồn nước thải không làm ô nhiễm nước sạch. Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, hạn chế thải chất độc hại ra nguồn nước. * Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường các biện pháp cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại. * Các biện pháp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn: Cần quản lí chặt chẽ chất thải rắn, cần chú ý phát triển các biện pháp tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất Hoạt động 2 HOÀN THÀNH BẢNG PHỤ 55 - GV yêu cầu một vài HS lên bảng, điền kết quả thảo luận của nhóm vào bảng (ghi nội dung bảng 55 SGK). - GV nhận xét bổ sung và treo bảng phụ công bố đáp án (như sau). - HS quan sát hình 55.1 – 4 SGK, thảo luận theo nhóm để thực hiện sSGK. - HS cả lớp thảo luận, bổ sung và thống nhất kết quả điền bảng. Đáp án: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm: Tác dụng hạn chế Ghi kết quả Biện pháp hạn chế 1. Ô nhiễm không khí 1. a,b,d,e,g,i,k,l,m a. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. b. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời). c. Tạo bể lắng và lọc nước thải. d. Xây dựng nhà máy xử lí rác. e. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học g. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo vàtìm biện pháp phòng tránh. h. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng.. i. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây. k. Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống. l. Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao. m. Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí gas sinh học. n. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn. 2. Ô nhiễm nguồn nước 2. c,d,e,g,i,k,l,m 3. Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất 3. g,k,l,n 4. Ô nhiễm chất thải rắn 4. e,g,h,k,l,m 5. Ô nhiễm phóng xạ 5. g,k,l,n 6. Ô nhiễm do các tác nhân sinh học 6. d,e,g,k,l,m,n 7. Ô nhiễm từ hoạt động tự nhiên 7. g,k .. IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN: 1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài để nêu lên được: Hậu quả của ô nhiễm môi trường, các biện pháp và trách nhiệm của mỗi người trong bảo vệ môi trường. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài. ð Câu 1. Đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là gì? a. Các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. b. Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm. c. Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ON (gió, năng lượng mặt trời ..). d. Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu. e. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. g. Cả a, b, c và d. (Đáp án: g) ð Câu 2. GV cho HS nêu các tác nhân gây ô nhiễm ở địa phương và xác nhận, đánh giá kết quả. V. DẶN DÒ: * Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau: 1. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? 2. Tại địa phương em, những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của con người. Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách nào? !!!&!!!
Tài liệu đính kèm: