Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 31 - Tiết 61 - Bài 60: Khôi phục môi trường giữ gìn thiên nhiên hoang dã

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 31 - Tiết 61 - Bài 60: Khôi phục môi trường giữ gìn thiên nhiên hoang dã

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Giải thích được tại sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã.

- Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên, ý nghĩa của chúng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 31 - Tiết 61 - Bài 60: Khôi phục môi trường giữ gìn thiên nhiên hoang dã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	Ngày soạn: 13/04/2008
Tiết 61	Ngày dạy: 14/04/2008
Bài 60: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG
GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Giải thích được tại sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
- Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên, ý nghĩa của chúng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 59 SGK.
- Phiếu học tập và bảng phụ (ghi nội dung bảng 59 SGK).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
- Hs 1: Tài nguyên không tái sinh và tái sinh khác nhau như thế nào?
- Hs 2: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
- Hs 3: Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác như tài nguyên đất và nước?
Bài mới:
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VÌ SAO CẦN PHẢI KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG 
VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
- GV cho HS tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi: Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
- GV gợi ý cho HS: việc bảo vệ các loài là cơ sở để duy trì và cân bằng sinh thái.
- HS tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- Dưới sự chỉ đạo của GV, đại một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung và cả lớp phải nêu lên được:
Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THIÊN NHIÊN
1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
- GV cho HS quan sát tranh phóng to hình 59 SGK để thực hiện sSGK.
- GV theo dõi, nhận xét và xác nhận những ví dụ đúng (có thể như sau)
2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để thực hiện sSGK.
- GV theo dõi, nhận xét, bổ sung và treo bảng phụ (ghi kết quả điền phiếu học tập).
- HS độc lập quan sát tranh, rồi thảo luận theo nhóm để thống nhất các ví dụ.
- Đại diện một vài nhóm (do GV chỉ định) trình bày các ví dụ mà nhóm đã chọn, các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến.
Các ví dụ:
* Ở các tỉnh miền núi, hiện nay đều có chủ trương bảo vệ rừng già đầu nguồn.
* Hiện nay đã có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn như: Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Cát Bà, Bạch Mã Pù Mát ..
* Ở nhiều địa phương đều có phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
* Hiện nay, đã cấm săn bắn nhiều loài chim và thú (nhất là động vật quý hiếm).
* Ứng dụng công nghệ sinh học như nhân bản vô tính nhiều thứ cây trồng có giá trị để bảo tồn và nhân rộng các nguồn gen quý hiếm.
- HS thảo luận theo nhóm, tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện một HS (được GV gọi lên bảng) chữa bài tập (trình bày kết quả điền phiếu học tập của nhóm), các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: 
Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
Các biện pháp
Hiệu quả
Đối với những vùng đất trồng, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu cần thiết nhất.
Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, tăng đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu..
Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lí.
Góp phần điều hòa lượng nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, mở rộng diện tích trồng trọt, tăng năng suất cây trồng..
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh vùng đất trống bỏ hoang hóa. Bón phân hữu cơ (đã xử lí) không mang mầm bệnh cho người và động vật.
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí.
Làm cho đất không bị cạn kiệt dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng.
Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
Đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ có điều kiện đầu tư cho cải tạo đất.
Hoạt động 3
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA MỖI HỌC SINH TRONG VIỆC 
BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
- GV cho HS dựa vào kiến thức đã học và liên hệ thực tế địa phương để trả lời các câu hỏi:
1. Trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ thiên nhiên là gì?
2. Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên?
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, đại diện một vài nhóm HS trình bày, cả lớp góp ý kiến bổ sung và phải thống nhất nêu lên được. Những việc làm thiết thực, phù hợp với điều kiện từng địa phương.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. Các biện pháp chủ yếu là:
- Bảo vệ tài nguyên sinh vật (nêu ở hình 59 SGK)
- Cải tạo hệ sinh thái đã bị thoái hóa (nêu ở bảng 59 SGK).
ð Câu 2. Đã trả lời khi thực hiện sSGK trong hoạt động 3.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
2. Mỗi HS chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31_2.doc