Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 31 - Trường THCS Phú Điền - Vũ Thị Hiền

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 31 - Trường THCS Phú Điền - Vũ Thị Hiền

. Kiến thức

- Học sinh phân biệt được và lấy VD minh họa các dạng tài nguyên thiên nhiên. Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng hoạt động nhóm.

 

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 31 - Trường THCS Phú Điền - Vũ Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 – Tiết 61
Ngày soạn: 12/3/2012
Chương IV: Bảo vệ môi trường
Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phân biệt được và lấy VD minh họa các dạng tài nguyên thiên nhiên. Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng hoạt động nhóm.
- Rèn cho HS các kĩ năng sống: 
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, về cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí. 
+ Kĩ năng hợp tác trong nhóm. 
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. 
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
II. đồ dùng dạy học
- Hình 58.1; 58.2 SGK.
- Kẻ bảng 58.1; 58.2; 58.3
III. hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra: Gv kiểm tra và thu bản thu hoạch của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động 1: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập bảng 58.1 SGK trang 173.
*GV nhận xét, thông báo đáp án đúng bảng 58.1
1- b, c, g
2- a, e. i
3- d, h, k, l.
*GV đặt câu hỏi hướng tới kết luận:
+ Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm của mỗi dạng? Cho VD?
- Yêu cầu HS thực hiện s bài tập SGK trang 174.
+ Nêu tên các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta?
+ Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao?
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 58.1.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS dựa vào thông tin và bảng 58.1 để trả lời, rút ra kết luận:
- HS tự liên hệ và trả lời:
+ Than đá, dầu lửa, mỏ thiếc, sắt, vàng...
+ Rừng là tài nguyên tái sinh vì bảo vệ và khai thác hợp lí thì có thể phục hồi sau mỗi lần khai thác.
Tiểu kết: 
- Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi
+ Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên qua 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt 
+ Tài nguyên vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường
Hoạt động 2: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*GV giới thiệu 2 vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
+ Cần tận dụng triệt để năng lượng vĩnh cửu để thay thế dần năng lượng đang bị cạn kiệt dần và hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Đối với tài nguyên không tái sinh, cần có kế họach khai thác thật hợp lí và sử dụng tiết kiệm.
+ Đối với tài nguyên tái sinh: đất, nước, rừng phải sử dụng bên cạnh phục hồi.
*GV giới thiệu về thành phần của đất: chất khoáng, nước, không khí, sinh vật.
+ Nêu vài trò của đất?
+ Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất?
*GV cho HS làm bảng 58.2 và bài tập mục 1 trang 174.
+ Vậy cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí tài nguyên đất?
+ Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người và sinh vật?
- HS trả lời, GV nhận xét và rút ra kết luận. Cho HS quan sát H 58.2
+ Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước?
Cho HS làm bài tập điền bảng 58.3, nêu nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục.
+ Nếu thiếu nước sẽ có tác hại gì?
+ Trồng rừng có tác dụng bảo vệ tài nguyên như thế nào?
+ Sử dụng tài nguyên nước như thế nào là hợp lí?
- HS tiếp thu kiến thức.
- Mục 1.
+ HS nghiên cứu thông tin mục 1 và trả lời:
àNêu bật vai trò của đất trong đời sống và nền kinh tế.
+ Tài nguyên đất đang bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, bạc màu, ô nhiễm đất.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
+ Đánh dấu vào bảng kẻ sẵn trong vở bài tập.
+ Nước chảy chậm va vào gốc cây và lớp thảm mục " chống xói mòn đất nhất là ở những sườn dốc.
- HS dựa vào vốn hiểu biết để nêu được: Nước là thành phần cơ bản của chất sống, chiếm 90% lượng cơ thể sinh vật, con người cần nước sinh hoạt (25o lít/ 1 người/ 1 ngày) nước cho hoạt động công nghịêp, nông nghiệp...
+ Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt.
- HS làm bài tập
+ Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật do mất vệ sinh, ảnh hưởng tới mùa màng, hạn hán, không đủ nước cho gia súc.
+ Trồng rừng tạo điều kiện cho tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi và nước ngầm.
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và rút ra kết luận.
- HS dựa vào vốn kiến thức của mình để trả lời câu hỏi.
Tiểu kết: 
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
- Vai trò của đất: là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm, là nơi xây nhà, khu công nghiệp, làm đường giao thông...
- Cách sử dụng hợp lí: chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước:
- Nước là một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất. Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt vì vậy cần phải sử dụng hợp lí.
3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng:
- Vai trò của rừng: cung cấp gỗ, thuốc chữa bệnh, củi, tham gia điều hoà khí hậu
- Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: khai thác hợp lí kết hợp với trồng rừng và bảo vệ rừng, thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.
4. Củng cố
- Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh?
- Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Tiết 62
Ngày soạn: 13/3/2012
Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phải giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã, đồng thời nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng học tập độc lập, có lối tư duy tích cực, sáng tạo
- Rèn cho HS các kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã. 
+ Kĩ năng hợp tác trong nhóm 
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. 
+ Kĩ năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên hoang dã. 
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. đồ dùng dạy học
- Hình 59 SGK
- HS kẻ bảng 59
III. hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra 15 phút
a. Đề bài:
Câu 1(2điểm). Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C theo bảng sau:
Dạng tài nguyên
(A)
Các tài nguyên (B)
Kết quả (C)
1. Tài nguyên tái sinh
2. Tài nguyên không tái sinh
3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
a. Khí đốt thiên nhiên
b. Tài nguyên nước
c. Tài nguyên đất
d. Năng lượng gió
e. Dầu lửa
f. Tài nguyên sinh vật
g. Bức xạ mặt trời
h. Than đá
i. Năng lượng thuỷ triều
k. Năng lượng suối nước nóng
1
2
3
Câu 2(5điểm).Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh khác nhau như thế nào?
Câu 3(3điểm). Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? Cho 2 ví dụ.
 b. Đáp án -Biểu điểm 
Câu 1(2 điểm). Mỗi ý đúng được 0,2 điểm. 
1- b, c, f.
2- a, e, h.
3- d, g, i, k.
Câu 2 (5điểm)
- Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ được phục hồi: tài nguyên đất, nước ...( 2,5điểm)
- Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng sẽ cạn kiệt dần, không có khả năng phục hồi: than đá, dầu lửa(2,5 điểm)
Câu 3: (3 điểm) 
- Nguồn năng lượng sạch là nguồn năng lượng khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. (2 điểm)
- Mỗi ví dụ đúng được 0,5 điểm.
3. Bài mới
Hoạt động 1: ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK:
+ Vì sao cần phải khôi phục và giữ gìn thiên nhiên hoang dã?
*GV giới thiệu thêm về nạn phá rừng: Đầu thế kỉ XX, S rừng thế giới là 6 tỉ ha, năm 1958 là 4,4 tỉ ha, năm 1973 là 3,8 tỉ ha, năm 1995 lag 2,3 tỉ ha.
Việt Nam tốc độ mất rừng 200.000 ha/năm.
+ Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
- HS nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức bài trước và trả lời câu hỏi.
- Qua các ý kiến trả lời, HS nhận xét, bổ sung rút ra kết luận và ghi nhớ.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Tiểu kết: 
- Môi trường đang bị suy thoái. Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh ật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn hán... góp phần giữ cân bằng sinh thái.
Hoạt động 2: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV treo các tranh ảnh H 59 không có chú thích vào khổ giấy to. yêu cầu HS chọn những mảnh bìa in sẵn chữ gắn vào tranh sao cho phù hợp.
+Nêu các biện pháp chủ yếu bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
*GV phân biệt cho SH khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
+ Kể tên các vườn quốc gia ở Việt Nam?
+ Kể tên những sinh vật có tên trong sách đỏ cần được bảo vệ?
*GV yêu cầu HS hoàn thành cột 2, bảng 59 SGK.
*GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng; liên hệ thực tiễn, giải thích và giảng giải để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Các nhóm quan sát tranh tìm hiểu ý nghĩa, gắn các mảnh bìa thể hiện nội dung.
- HS khái quát kiến thức trong H59, trả lời câu hỏi và rút ra kết luận.
+ Vườn quốc gia Ba Bể, Ba Vì, Cát Bà, Bến én, Côn Đảo, Cúc Phương...
+ Sao la, sếu đầu đỏ....
- Học sinh thảo luận hoàn thành bảng59.
- Các tổ cử đại diện báo cáo kết quả.
Tiểu kết: 
1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
- SGK trang 178.
2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá (bảng 59 đã hoàn thành).
Hoạt động 3: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Cho HS thảo luận bài tập:
+ Trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên.
+ Tuyên truyền như thế nào cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên.
- HS thảo luận và nêu được:
+ Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh công cộng, vệ sinh công viên, trường học, đường phố...
+ Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây.
+ Tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
4. Củng cố
- Yêu cầu HS trả lời câu 1, 2 SGK trang 179.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái.
 Duyệt ngày: .. tháng .. năm 2012
Tuần 32 – Tiết 63.
Ngày soạn: 19/3/2012
Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
Bài 61: Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phải đưa ra được VD minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.
- Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
- Học sinh phải nắm được sự cần thiết phải có luật bảo vệ môi trường.
- Những nội dung chính của luật bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn cho HS các kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về sự đa dạng sinh thái trên thế giới về những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường. 
+ Kĩ năng hợp tác trong nhóm 
+ Kĩ năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ môi trường. 
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. 
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp.
3. Thái độ
- Trách nhiệm của mỗi HS nói riêng, mỗi người dân nói chung trong việc chấp hành luật. Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức bảo vệ môi trường.
iI. đồ dùng dạy học
- Kẻ bảng 60.1; 60.2
- Cuốn “Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành”
III. hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
+ Nêu các biện pháp chủ yếu bảo vệ thiên nhiên hoang dã? Mỗi học sinh cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên? 
3. Bài mới
Hoạt động 1: Sự đa dạng của các hệ sinh thái
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV cho SH quan sát tranh, ảnh các hệ sinh thái, nghiên cứu bảng 60.1 và trả lời câu hỏi:
+ Trình bày đặc điểm của các hệ sinh thái trên cạn, nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt?
*GV cho HS quan sát lại tranh và nhận xét ý kiến HS:
+ Cho VD về hệ sinh thái?
*GV nhận xét, đánh giá, bổ sung:
 Mỗi hệ sinh thái đặc trưng bởi các đặc điểm: khí hậu, động vật, thực vật. Đặc điểm riêng: hệ động vật, hệ thực vật, phân tầng chiếu sáng...
- HS quan sát tranh ảnh kết hợp nghiên cứu bảng 60.1 và ghi nhớ kiến thức.
- Một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tìm VD qua tranh ảnh, kiến thức thực tế.
Tiểu kết: 
- Có 3 hệ sinh thái chủ yếu:
+ Hệ sinh thái trên cạn: rừng, thảo nguyên, savan...
+ Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi...
+ Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ, sông, suối....
Hoạt động 2: Bảo vệ các hệ sinh thái
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
+ Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào?
*GV nhận xét ý kiến của HS và đưa ra đáp án.
*GV lưu ý HS: Với HS thành phố, việc bảo vệ hồ, cây trong vườn hoa, công viên là góp phần bảo vệ hệ sinh thái.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển?
- Yêu cầu HS thảo luận về các tình huống nêu ra trong bảng 60.3 và đưa ra các biện pháp bảo vệ phù hợp.
*GV chữa bài bằng cách cho các nhóm lên ghi kết quả trên bảng để cả lớp nhận xét.
- Cho HS liên hệ:
+ Em thấy con người đã tham gia bảo vệ biển bằng những hoạt động nào?
 - Cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp?
+ Có những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?
- Cá nhân nghiên cứu SGK, ghi nhớ kiến thức, trả lời câu hỏi và nêu được:
+ Vai trò quan trọng của hệ sinh thái rừng.
+ Hệ sinh thái rừng Việt Nam đã bị khai thác quá mức.
- Cá nhân nghiên cứu nội dung bảng 60.2 SGK, thảo luận hiệu quả các biện pháp bảo vệ, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu được:
+ Biển đã cho con người những gì?
+ Con người đã khai thác sinh vật biển quá mức như thế nào? Biển bị ô nhiễm như thế nào?
- HS nghiên cứu bảng 60.3, thảo luận nhóm đưa ra tình huống phù hợp.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS, sinh viên vùng biển Hạ Long, Sầm Sơn... tự nguyện nhặt rác trên bãi biển vào mùa du lịch.
- HS nghiên cứu SGK, ghi nhớ kiến thức và trả lời câu hỏi: Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi, rút ra kết luận.
Tiểu kết: 
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng hợp lí để hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen; trồng rừng
- Phát triển dân số hợp lí, giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng
2. Bảo vệ hệ sinh thái biển
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt phá.
- Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển.
3. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp
+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu.
+ Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.
Hoạt động 3: Sự cần thiết ban hành luật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV đặt câu hỏi:
+ Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường?
+ Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào?
- Cho HS làm bài tập bảng 61.
*GV cho các nhóm lên bảng ghi ý kiến vào cột 3 bảng 61.
*GV cho trao đổi giữa các nhóm về hậu quả của việc không có luật bảo vệ môi trường và rút ra kết luận.
- HS trả lời được:
+ Lí do ban hành luật là do môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nặng.
- HS trao đổi nhóm hoàn thành nội dung cột 3 bảng 61 SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết: 
- Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người và hitên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
- Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước.
Hoạt động 4: Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV giới thiệu sơ lược về nội dung luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương, nhưng phạm vi bài học chỉ nghiên cứu chương II và III.
- Yêu cầu 1 HS đọc to :
+ GV lưu ý HS: sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
+ Em đã thấy có sự cố môi trường chưa và em đã làm gì?
- HS lắng nghe
- HS đọc nội dung.
- HS lắng nghe
+ Cháy rừng, lở đất, lũ lụt, sập hầm, sóng thần...
Tiểu kết: 
1. Phòng chống suy thoái; ô nhiễm và sự cố môi trường (chương II)
2. Khắc phục suy thoái; ô nhiễm và sự cố môi trường (chương III)
Hoạt động 5: Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV yêu cầu HS:
- Trả lời 2 câu hỏi mục s SGK trang 185.
*GV nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS rút ra kết luận.
*GV liên hệ ở các nước phát triển, mỗi người dân đều rất hiểu luật và thực hiện tốt " môi trường được bảo vệ và bền vững.
- Cá nhân suy nghĩ hoặc trao đổi nhóm và nêu được:
+ Tìm hiểu luật
+ Việc cần thiết phải chấp hành luật
+ Tuyên truyền dưới nhiều hình thức
+ Vứt rác bừa bãi là vi phạm luật.
- HS có thể kể các việc làm thể hiện chấp hành luật bảo vệ môi trường ở 1 số nước
VD: Singapore: vứt mẩu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau.
Tiểu kết: 
- Mỗi người dân phải hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
4. Củng cố
- Vì sao phải bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu biện pháp bảo vệ?
- Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích gì?
- Bản thân em đã chấp hành luật như thế nào?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm đọc cuốn “Luật bảo vệ MT” và nắm được một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường.
Tiết 64	
Ngày soạn: 20/3/2012
Bài 62: Thực hành
Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
I. Mục tiêu
- Học sinh vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của điạ phương.
- Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Rèn cho HS các kĩ năng sống: 
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin trong việc vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào bảo vệ môi trường ở địa phương. 
+ Kĩ năng hợp tác trong nhóm 
+ Kĩ năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ môi trường. 
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. 
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp.
II. đồ dùng dạy và học
- Giấy trắng A4
- Bút 
III. Hoạt động dạy và học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày sơ lược 2 nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam?
3. Bài mới:
a. Yêu cầu học sinh nghiên cứu lại các thông tin về luật bảo vệ môi trường và yêu cầu các em nắm vững các nội dung đó.
b. Chọn chủ đề thảo luận
- Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp pháp.
- Không đổ rác bừa bãi.
- Không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát.
c. Tiến hành
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ.
- 2 nhóm cùng thảo luận 1 chủ đề
- Mỗi chủ đề thảo luận 15 phút. Trả lời các câu hỏi vào khổ giấy lớn.
+Những hành động nàp hiện nay đang vi phạm Luật bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như luật bảo vệ môi trường quy định chưa?
+ Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường?
+ Những khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?
+ Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường là gì?
- GV yêu cầu các nhóm treo tờ giấy có viết nội dung lên bảng để trình bày và các nhóm khác tiên theo dõi.
- GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm và bổ sung (nếu cần).
- Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại.
- Mỗi nhóm: 
+ Chọn 1 chủ đề
+ Nghiên cứu kĩ nội dung luật
+ Nghiên cứu câu hỏi
+ Liên hệ thực tế ở địa phương
+ Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy khổ lớn.
- VD ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi, yêu cầu:
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định đối với từng hộ, tổ dân phố.
+ Khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.
+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
4. Kiểm tra - đánh giá
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu nhược điểm của các nhóm.
- Đánh giá điểm cho HS.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Viết báo cáo thu hoạch theo nhóm.
- HS ôn lại nội dung: Sinh vật và môi trường, xem lại các bài tập đã học qua ghi chép lại các bài tập khó và các vấn đề cần giải đáp. 
Duyệt ngày: .. tháng .. năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.32s9doc.doc