Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tuần 4 - Tiết 43: Bài: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tuần 4 - Tiết 43: Bài: Môi trường và các nhân tố sinh thái

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

- Giúp hs phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết các lọai môi trường sống của SV, phân biệt được các nhân tố sinh thái: nhân tos vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người. Trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái.

- Rèn cho hs kĩ năng qs hình nhận biết kiến thức, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế, phát huy tư duy logic, khái quát hóa.

- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường

B. Phương tiện, chuẩn bị:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tuần 4 - Tiết 43: Bài: Môi trường và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Học kỳ 2
Ngày soạn:
17
/
01
/
2011
Tiết : 43
Ngày dạy
18
/
01
/
2011
Tiết 43 sinh vật và môi trường
 Chương i: sinh vật và môi trường
 Bài: môi trường và các nhân tố sinh thái
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết các lọai môi trường sống của SV, phân biệt được các nhân tố sinh thái: nhân tos vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người. Trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái.
- Rèn cho hs kĩ năng qs hình nhận biết kiến thức, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế, phát huy tư duy logic, khái quát hóa.
- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: -Tranh hình 41.1 SGK& 1 Số tranh ảnh sinh vật trong tự nhiên.
2: HS: - Sưu tầm tranh ảnh SV trong tự nhiên.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) Từ khi sự sống được hình thành SV đầu tiên xuất hiện cho đến ngày nay thì SV luôn có mối quan hệ với môi trường, chịu tác động từ môi trường và SV đã thích nghi với môi trường, đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 10’) 
- GV viết sơ đồ lên bảng: 
 Thỏ 
? Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào.(hs:ás, độ ẩm, thức ăn, thú dữ)
- GV y/c đại diện nhóm điền từ.
- GV tổng kết: ? Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ.
? Vậy môi trường sống là gì.
? Sinh vật sống trong những môi trường nào.
HĐ 2: (16’) 
- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin SGK T119.
? Thế nào là nhân tố vô sinh , hữu sinh.
- GV y/c hs hoàn thành bảng 41.1 sgk.( Nhận biết nhân tố vô sinh và hữu sinh)
- GV đánh giá hoạt động của nhóm & rút ta 
I. Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật.
- Môi trường sống: Là nơi sinh sống của sinh vật, bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
- Các loại môi trường: 
+ Môi trường nước
+ Môi trường trên mặt đất.
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường sinh vật.
II. Các nhân tố sinh thái của môi trường.
* Nhân tố vô sinh: 
- Khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, gió
Kết luận về nhân tố sinh thái.
- Đại diện nhóm trình bày và nhóm khác bổ sung.
- GV mở rộng: ? Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt đất đổi thay như thế nào.(hs: ás trong ngày tăng dần vào buổi trưa rồi lại giảm dần)
? ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau.( hs: mùa hè ngày dài hơn mùa đông)
? Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào.(hs: Mùa hè nhiệt độ cao, mùa đông nhiệt độ xuống thấp)
- GV giúp hs nêu nhận xét chung về tác động của nhân tố sinh thái.
- HĐ 3 : ( 10’)
- GV y/c hs qs hình 41.2 sgk T120.
? Cá Rô phi Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào.(hs: từ 50C - 420C ) 
? Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất.(hs: Từ 200C - 350C )
? Tại sao ngoài t0 50C và 420C thì cá rô sẽ chết.(hs: Vì quá giới hạn chịu đựng)
- GV giới thiệu thêm 1 số ví dụ: 
+ Cây mắm biển sống và phát triển trong giới hạn độ mặn từ 0,36% - 0,5% NaCl.
+ Cây thông đuôi ngựa không sống nơi có nồng độ muối trên 0,4%.
- Từ các ví dụ trên em có nhận xét gì về khả năng chịu đựng của sinh vật với mỗi nhân tố sinh thái.(hs: Mối loài chịu được 1 giới hạn nhất định với các nhân tố sinh thái)
- GV đưa ra khái niệm.
- GV hỏi câu khó:? Các SV có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái thì khả năng phân bố của chúng như thế nào.(hs: Thường phân bố rộng dễ thích nghi)
? Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp.(hs: Gieo trồng đúng thời vụ, tạo đk sống tốt cho vật nuôi và cây trồng)
- Nước: ngọt, mặn, lợ.
- Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất
* Nhân tố hữu sinh: 
- Nhân tố sinh vật: Các vsv, nấm, , ĐV.
- Nhân tố con người: 
+ Tác đông tích cực: Cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép
+ Tác động tiêu cực: Săn bắn, đốt phá.
- Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian. 
III. Giới hạn sinh thái. 
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) ? Môi trường là gì. Phân biệt các nhân tố sinh thái.
 ? Thế nào là giới hạn sinh thái. Cho ví dụ. 
V. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk
 - Ôn tập lại kiến thức sinh thái lớp 6, kẻ bảng 42.1 sgk.
Tuần: 4
Học kỳ 2
Ngày soạn:
17
/
01
/
2011
Tiết : 44
Ngày dạy
20
/
01
/
2011
Bài: ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẩu sinh lí và tập tính của sinh vật, giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
- Rèn cho hs kĩ năng qs hình nhận biết kiến thức, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế, phát huy tư duy logic, khái quát hóa.
- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: -Tranh hình 42.1, 42.2 SGK& Bảng 42.1 sgk ( T123), Cây lá lốt trồng trong chậu để ngoài ánh sáng lâu.
2: HS: - 1 số cây: lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (1’) GV cho hs quan sát cây lá lốt trồng ngoài ánh sáng và cây lá lốt trồng trong bóng râm.
? Hãy nhận xét sự sinh trưởng phát triển của 2 cây này. Vậy nhân tố ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 20’) 
- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và nêu vấn đề: ? ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây như thế nào.(hs: ảnh hưởng đén quang hợp)
- GV cho hs qs cây lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa và hoàn thành bảng 42.1 sgk
- GV chốt lại kiến thức.
- GV hỏi: ? Giải thích cách sắp xếp lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt.(hs:Cây lá lốt: lá xếp ngang nhận nhiều ánh sáng
+ Cây lúa: lá xép nghiêng tránh tía nắng chiếu thẳng gốc) 
? Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá này nói lên điều gì (hs: Giúp thích nghi với môi trường)
? Người ta dựa vào chuẩn nào để phân biệt cây ưa bóng và cây sáng. (hs: Dựa và khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường.) 
- GV liên hệ: ? Em hãy kể tên cây ưa sáng 
I. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.
- ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây.
- Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng
- Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi thiếu ánh sáng.
và cây ưa bóng mà em biết.
? Trong nông nghiệp người dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất như thế nào.Và có ý nghĩa gì.(hs: Trồng xen kẻ cây tăng năng suất và tiết kiệm đất ; VD: trồng đỗ dưới cây ngô)
HĐ 2: (16’) 
- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin SGK và chọn phương án đúng ( thực hiện lệnh s sgk)
- GV y/c : ? Kể tên những động vật thường kiếm ăn lúc chập choạng tối, ban đêm, buổi sáng sớm, ban ngày.
? Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau nhơ thế nào.(hs: Nơi ở phù hợp với tập tính kiếm ăn, vd: loài ăn đêm hay ở hang tối)
- GV thông báo: Gà thường đẻ trứng ban ngày, vịt đẻ trứng ban đêm.
+ Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng cá chép đẻ trứng sơm hơn.
- Từ ví dụ trên en hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng đến động vật.
- GV liên hệ: ? Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng.(hs: Chiếu sáng để cá đẻ, tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ trứng nhiều)
II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật.
- ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản
- Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày.
- Nhóm động vật ưa tối: Gồm những động vật hoạt về ban đêm, sống trong hang, hốc đất
3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) ? Nêu sự khác nhau giữa ưa bóng và ưa sáng.
 ? Sắp xếp các cây sau vào nhóm ưa bóng và ưa sáng cho phù hợp: Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài, phong lan, hoa sữa, diếp cá, táo
V. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk
 - Đọc mục: EM có biết.
 Đọc trước bài: ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
g b ũ a e

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4 hk2.doc