Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 4 - Tiết 7 - Bài tập chương 4

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 4 - Tiết 7 - Bài tập chương 4

I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS phải.

- Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.

- Biết vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập.

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan.

II. CHUẨN BỊ

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 4 - Tiết 7 - Bài tập chương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4
Tiết : 7
Ngày soạn : 
BÀI TẬP CHƯƠNG 4
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS phải.
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.
- Biết vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Lai một cặp tính trạng
* Dạng 1 : Biết kiểu hình của P xác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở F1 và F2.
- Bước 1 : Qui ước gen.
- Bước 2 : Xác định kiểu gen của P.
- Bước 3 : Viết sơ đồ lai. 
 Ví dụ : Ở chó, lông gnắn thuần chủng x lông dài, F1 thu được toàn lông ngắn. Cho F1 tự giao phối. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2.
- GV gọi HS lên bảng sửa từng bước GV nhận xét hoàn chỉnh đáp án.
* Dạng 2 : Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con xác định kiểu gen, kiểu hình ở P
Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con
F : (3 : 1) P : Aa x Aa
F : (1 : 1) P : Aa x aa
F : (1 : 2 : 1) P : Aa x Aa (trội không hoàn toàn).
Ví dụ : Bài tập 2 /22 : Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục.
P : thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm.
F1 : 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục. 
Kiểu gen của P trong phép lai trên sẽ như thế nào?
II. Lai hai cặp tính trạng
* Dạng 1 : Biết kiểu hình của P xác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở F1 và F2.
Căn cứ vào tỉ lệ từng cặp tính trạng (theo các quy luật di truyền) Tính tỉ lệ của các tính trạng ở F1 và F2.
(3 : 1) (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1
(3 : 1) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1
(3 : 1) (1 : 2 : 1) = 6 : 3 : 3: 2 : 1 
Ví dụ : Gen A quy định hoa kép, gen a hoa đơn, BB hoa đỏ, Bb hoa hồng, bb hoa trắng. Các gen quy định hình dạng và màu hoa di truyền độc lập. P : hoa kép trắng x hoa đơn đỏ thì F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
* Dạng 2 : Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con xác định kiểu gen, kiểu hình ở P
Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con kiểu gen của P.
F2 : 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) (3 : 1) F1 dị hợp về 2 cặp gen P : thuần chủng về 2 cặp gen.
F1 : 3 : 3 : 1 : 1 = (3 :1) (1 : 1)
P : AaBb x Aabb
F1 : 1 : 1 : 1 : 1 = (3 : 1) (1 : 1)
 P : AaBb x aabb hoặc Aabb x aabb
Ví dụ : Bài tập 5 trang 23 SGK
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài tập 5.
- HS theo dõi và ghi nhận các bước giải.
- HS thảo luận nhóm, giải bài tập đại diện nhóm lên bảng sửa.
+ Gọi gen A quy định lông ngắn.
+ gọi gen a quy định lông dài.
+ Lông ngắn thuần chủng có kiểu gen: AA
 Lông dài có kiểu gen : Aa
+ SĐL : 
P : AA x aa
GP : A a
F1 : Aa (100% lông ngắn).
F1 x F1 : Aa x Aa
GF1 : A, a A, a
F2 : 1AA : 2Aa : 1aa
 3 lông ngắn : 1 lông dài
- HS thảo luận làm bài tập dạng 2.
+ Kết quả F1 : thu được: 75% thân đỏ thẩm : 25% thân xanh lục 3 thân đỏ thẫm : 1 thân xanh lục (3trội : 1lặn). Tuân theo quy luật phân li trội hoàn toàn của Menđen. Vậy kiểu gen của 
P : Aa x Aa
GP : A, a A, a
F1 : 1AA : 2Aa : 1aa
75% đỏ thẫm : 25% xanh.
- HS ghi nội dung vào vở.
- Thảo luận làm bài tập.
P : Hoa kép, trắng x hoa đơn, đỏ
 AAbb aaBB
GP : Ab aB
F : AbBb
F1 x F1 : AaBb x AaBb
F2 : 3kép đỏ : 6kép hồng : 1kép trắng
 1đơn đỏ : 1đơn hồng : 1đơn trắng
 Kiểu hình ở F2 tỉ lệ.
 (3kép : 1đơn) (1đỏ : 2hồng : 1trắng)
 (3 : 1) (1 : 2 : 1)
- HS ghi các bước giải bài tập.
- Sửa BT5 SGK trang 23.
Đáp án d .
P : AAbb x aaBB
Kết quả F2 : 901 quả đỏ, tròn : 299 quả đỏ bầu dục : 301 quả vàng, tròn : 103 quả vàng, bầu dục 9 : 3 : 3 :1
 P thuần chủng về 2 cặp gen, mà kiểu hình của P là :
P : đỏ, bầu dục x vàng, trơn.
Có KG : AAbb x aaBB
4. Củng cố :
Củng cố từng phần.
5. Dặn dò 
- Ôn tập và làm bài tập 3, 4 SGK trang 23.
- Xem bài : Nhiễm sắc thể.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 4
Tiết : 8
Ngày soạn : ..
Chương II : NHIỄM SẮC THỂ
NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS phải.
- Nêu được tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài.
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân.
- Hiểu được chức năng của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng.
- Rèn được kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to H8.1 8.5 SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : Sự di truyền các tính trạng thường có liên quan tới các nhiễm sắc thể có trong nhân tế bào.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
- GV giới thiệu cho HS quan sát H 8.1. Hỏi : Thế nào là cặp nhiễm sắc thể tương đồng?
Trong tế bào sinh dưỡng nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước.
- GV nhấn mạnh. Trong cặp nhiễm sắc thể trương đồng 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.
- GV yêu cầu HS đọc bảng 8. Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không.
- GV yêu cầu HS quan sát H8.2. Hỏi :
+ Ruồi giấm có mấy bộ NST?
+ Mô tả hình dạng bộ NST?
- GV có thể phân tích thêm cặp NST giới tính cso thể tương đồng (XX), không tương đồng (XY) hoặc chỉ có một chiếc (XO).
+ Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật?
* Kết luận : Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính.
Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình dạng, số lượng.
- GV cho HS quan sát H8.3 SGK.
II. Cấu trúc của nhiễm sắc thể
- GV cho HS quan sát H8.3 8.5 SGK. Yêu cầu :
+ Mô tả hình dạng, cấu trúc của NST?
+ Hoàn thành bài tập mục q trang 25.
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.
- Hình dạng : Hìnhhạt, hình que hoặc chữ V.
- Dài 0,5 đến 50, đường kính : 0,2 đến 20 .
- Cấu trúc : Ở kì giữa NST gồm 2 crômatit (NST chị em) gắn với nhau ở tâm động.
- Mỗi crômatit gồm 1 phân tử AND và protêin loại histôn.
III. Chức năng của nhiễm sắc thể
- GV phân tích thông tin SGK.
+ NST là cấu trúc mang gen nhân tố di truyền (gen) được xác định ở nhiễm sắc thể.
+ Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi liên quan đến AND (sẽ học ở chương IV).
* Kết luận : Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định.
Nhiễm sắc thể có đặc tính tự nhân đôi các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
- HS quan sát kĩ hình, rút ra nhận xét về hình dạng, kích thước.
- HS khác theo dõi nhận xét, hoàn chỉnh nội dung.
- Đại diện một vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
+ Lưỡng bội : Kí hiệu : 2n.
+ Đơn bội : Kí hiệu :1.
- HS chú ý lắng nghe; Theo dõi thông tin SGK.
- HS so sánh bộ NST lưỡng bội ở người với các lòai còn lại nêu được :
Số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hóa của loại.
- HS quan sát kĩ hình, nêu được có 8 NST gồm :
+ 1 đôi hình quạt.
+ 2 đôi hình chữ V.
+ Con cái : 1 đôi hình que.
 Con đực : 1 chiếu hình que, 1 chiếc hình móc.
- Ở mỗi loài bộ NST giống nhau về 
+ Số lượng NST.
+ Hình dạng các cặp NST.
- HS quan sát H8.3 8.5 SGK nêu được :
+ Hình dạng, đường kính, chiều dài của các NST.
+ Nhận biết được 2 crômatit vị trí tâm động.
+ Điền chú thích H8.5
+ Số 1 : 2 crômatit.
 Số 2 : tâm động.
- Một số HS phát biểu, lớp bổ sung.
- HS tự thu thập thông tin SGK, thảo luật hoạt động nhóm, trả lời.
Nhiễm sắc thể có chức năng gì?
- Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh: NST là cấu trúc mang gen và có khả năng tự nhân đôi. Vì vậy nó được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp tế bào.
 Ghi nội dung vào vở.
4. Củng cố :
1. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
2.Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nháat ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.
5. Dặn dò 
- Học bài, làm bài tập SGK trang 26.
- Xem bài : Nguyên phân.
Duyệt tuần 4
/../200..
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh9-Tuan4-TTuan.doc