Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 10 - Bài 10 : Giảm phân (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 10 - Bài 10 : Giảm phân (tiếp)

1.Kiến thức: Học xong bài này hs sẽ:

- HS trình bày được những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kì của giảm phân.

- Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II.

- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

2.Kĩ năng :

 - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

- Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh)

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 5 - Tiết 10 - Bài 10 : Giảm phân (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:5
 Ngày soạn : 11/09/2010
TIẾT :10
 Ngày giảng: 14/09/2010
BÀI 10 : GIẢM PHÂN.
 I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học xong bài này hs sẽ:
- HS trình bày được những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kì của giảm phân.
- Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II.
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
2.Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh) 
3.Thái độ :
 II.Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:- Tranh phóng to hình 10 SGK
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 10
2. Chuẩn bị của học sinh:
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình Nguyên phân
2. Bài mới : Mở bài : 
 GV thông báo cho HS : Giảm phân cũng là hình thưc phân bào có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.
3. Phát triển bài
Hoạt động 1: Những Diễn Biến Cơ Bản Của Nst Trong Giảm Phân
 * Mục tiêu : Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở các kì trong giảm phân I và giảm Phân II.
 * Tiến hành : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát kì trung gian ở hình 10 ® trả lời câu hỏi : Kì trung gian nhiễm sắc thểcó hình thái như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 10, đọc thông tin SGK ® hoàn thành bài tập ở bảng 10.
- GV kẻ bảng gọi HS lên làm bài (có thể gọi 2 – 3 nhóm).
- Gv chốt lại kiến thức.
 - HS quan sát kĩ hình ® nêu được : Nhễm sắc thể duỗi xoắn. Nhiễm sắc thể nhân đôi..
- HS tự thu nhận và xử lí thông tin.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi lại những diễm biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân I và giảm phân II.
- Đại diện nhóm lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 * Tiểu kết 1:I/ Những Diễn Biến Cơ Bản Của Nst Trong Giảm Phân
 - Kì trung gian 
 - Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh.
 - Cuối kì nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép dính nhau ở tâm động.
Diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể âtrong giảm phân
Các kì
NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NHIỄM SẮC THỂ Ở CÁC KÌ
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kì đầu 
- Các nhiễm ssắc thể xoắn, co ngắn
- Các nhiễm sắc thểkép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể bắt chéo,sau đó tách rời nhau
- Nhiễm sắc thể co lại cho thấy số lượng nhiễm sắc thể kép trong bộ đơn bội
Kì giữa 
- Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
- Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phăng xích đạo của htoi hân bào
Kì sau
- Các cặp nhiễm sác thể kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào
- Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào 
Kì cuối
- các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng đơn bội (kép)
-các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đoan bội 
Kết quả : Từ một tế bào mẹ ( 2n nhiễm sắc thể) qua hai lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang nhiễm sắc thể đơn bội (n nhiễm sắc thể).
Hoạt động 2 : Ýù Nghĩa Của Giảm Phân
* Mục tiêu : Nêu ý nghĩa của giảm phân
* Tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho HS thảo luận.
	+H:Vì sao trong giảm phân các tế bào con lại có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nữa?
- Gv nhấn mạnh : sự Phân li độc lập của các nhiễm sắc thể kép tương đồng ® đây là cơ chế tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể.
- Nêu những điểm khác nhau cơ bản của giảm phân I và giảm phân II?
- Học sinh thảo luận:
+TL: Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp những nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I.
- HS ghi nhớ thông tin ® tự rút ra ý nghĩa của giảm phân.
- HS sử dụng kiến thức ở bảng 10 để so sánh từng kì.
 * Tiểu kết 2: II. Ý Nghĩa Của Giảm Phân
Tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST
4. Kiểm tra đánh giá 
 H: Tại sao những diễn biến của nhiễm sắc thể trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n nhiễm sắc thể) ở các tế bào con?
Trong tế bào của một loại giao phối, 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa và Bb khi giảm phân sẽ cho ra các tổ hợp nhiễm sắc thể nào ở tế bào con (giao tử)?
Đáp án : Khi giảm phân tạo ra 4 loại giao tử AB; Ab; aB; ab.
5. Dặn dò:- Học bài theo bảng 10 đã hoàn chỉnh.
* Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 10sinh9.doc