Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 14 - Bài 14 : Thực hành quan sát hình thái nhiễm sắc thể (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 14 - Bài 14 : Thực hành quan sát hình thái nhiễm sắc thể (tiếp)

Mục tiêu:

* Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng: Nhận biết dạng NST ở các kì phân bào.

*Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, sử dụng kính hiển vi, vẽ hình trên kính hiển vi và kĩ năng thảo luận nhóm.

*Thái độ : Giáo dục ý thức cẩn thận, bảo quản dụng cụ khi thực hành

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 14 - Bài 14 : Thực hành quan sát hình thái nhiễm sắc thể (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần7 Ngày soạn: 
Tiết 14 Ngày dạy: 
Bài 14 : thực hành
 quan sát hình tháI Nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng: Nhận biết dạng NST ở các kì phân bào.
*Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, sử dụng kính hiển vi, vẽ hình trên kính hiển vi và kĩ năng thảo luận nhóm.
*Thái độ : Giáo dục ý thức cẩn thận, bảo quản dụng cụ khi thực hành
II.Phương pháp: Thực hành, quan sát tìm tòi bộ phận, thảo luận nhóm
III. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Kính hiển vi quang học. Các tiêu bản cố định NST của một số loài động vật, thực vật với số lượng tương ứng với số học sinh. 
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ, xem trước bài thực hành.
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ:
Bài tập 3 trang 43
 Đáp án:
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
a: hạt vàng, trơn X Hạt xanh, nhăn
 AaBb aabb
G: AB:Ab:aB:ab ab
Fa: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
 1vàng, trơn: 1 vàng,nhăn
 1xanh, trơn: 1 xanh nhăn
Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình là:
 1 :1 :1 :1
Xuất hiện biến dị tổ hợp vàng, nhăn và xanh trơn
Pa: Thân xám X Thân đen
 Cánh dài cánh cụt
 BV/bv bv/bv
G: BV : bv bv
Fa: BV/bv : bv/bv
 1 thân xám : 1 thân đen
 cánh dài cánh cụt
Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình đều là:1:1
Không xuất hiện biến dị tổ hợp
3.Bài mới :
a.Mở bài: 
b.Phát triển bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát tiêu bản NST
GV: chia nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 kính hiển vi và một hộp tiêu bản mẫu
GV : yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm, theo dõi gúp đỡ nhóm.
GV : lưu ý học sinh: Trong tế bào ở các kì khác nhau, có thể nhận biết được thông qua vị trí của các NST trong tế bào. 
Ví dụ: Nếu thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thì đó là kì giữa. Nếu NST phân thành 2 nhóm ở gần 2 cực tế bào thì đó là kì cuối 
HS : thực hành theo nhóm
àTừng nhóm thực hành thao tác trên kính hiển vi theo trình tự sau
. Đặt tiêu bản lên kính, dùng vật kính với bội giác bé để lựa chọn điểm quan sát đạt yêu cầu.Tiếp đến là chuyển sang bội giác lớn để quan sát tiếp
. Khi nhận dạng được NST, học sinh trao đổi nhóm để xác định được vị trí của NST (đang quan sát ) ở kì nào của quá trình phân bào 
Hoạt động 2: Vẽ hình NST quan sát được 
GV : yêu cầu học sinh vẽ vào vở hình của NST quan sát được 
àTừng học sinh trong các nhóm vẽ hình tiêu bản NST trên kính hiển vi của nhóm mình quan sát được 
GV : có thể chọn mẫu tiêu bản quan sát rõ nhất của các nhóm học sinh tìm được để cả lớp quan sát.
I. Quan sát tiêu bản NST
- Đặt tiêu bản quan sát
- Nhận dạng được NST
II. Vẽ hình NST quan sát được 
3. Kiểm tra đánh giá : 
- Mô tả NST mà các em quan sát được trên tiêu bản hiển vi.
- Yêu cầu học sinh vẽ hoàn chỉnh hình NST trên tiêu bản.
 4. Dặn dò: Học ôn và nắm vững các kiến thức về NST để làm cơ sở cho học chương III (ADNvà gen).
 Xem trước bài 15: ADN
? Vì sao ADN có tính đặc thù, viết được các mạch của phân tử ADN.
V. Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 t14.doc