Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Cơ chế tự nhân đôi adn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Cơ chế tự nhân đôi adn

. tóm tắt kiến thức cơ bản:

Dưới tác dụng của enzim, 2 mạch đơn của phân tử ADN lần lượt tách các liên kết Hydro từ đầu này đến đầu kia. Khi ấy, các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào lần lượt di chuyển vào liên kết với các nuclêôtit của 2 mạch đơn theo đúng nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Cơ chế tự nhân đôi adn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ CHế Tự NHÂN ĐÔI ADN
I. tóm tắt kiến thức cơ bản:
Dưới tác dụng của enzim, 2 mạch đơn của phân tử ADN lần lượt tách các liên kết Hydro từ đầu này đến đầu kia. Khi ấy, các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào lần lượt di chuyển vào liên kết với các nuclêôtit của 2 mạch đơn theo đúng nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại. 
Kết quả từ một phân tử ADN mẹ hình thành 2 phân tử ADN con giống hệt nhau và giống với ADN mẹ. Trong mỗi phân tử AND con có một mạch đơn nhận từ mẹ và một mạch đơn được tổng hợp mới từ các nuclêôtit của môi trường.
Quá trình tự nhân đôi ADN còn gọi là quá trình tự sao.
II. Các dạng bài tập và phương pháp giải:
Dạng 1: Tính số lần tự nhân đôi của ADN và số phân tử ADN được tạo ra qua nhân đôi.
1. Hướng dẫn – công thức
Giả sử 1 phân tử ADN tự nhân đôi: 
 Số lần tự nhân đôi:
1
2
3
x
 Số tế bào con:
2 = 21
4 = 22
8 = 23
... = 2x
2. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1: Một gen nhân đôi một số lần đã tạo ra được 32 gen con. Xác định số lần tự nhân đôi
Đáp số:
a/
b/
Bài 2: Một gen tự nhân đôi một số lần tạo ra tất cả 16 mạch đơn. Xác định số lần tự nhân đôi.
Đáp số:
a/
b/
Bài 3: Có 3 gen đều nhân đôi 4 lần bằng nhau. Xác định số gen con được tạo ra.
Đáp số:
a/
b/
Dạng 2: Tính số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho ADN tự nhân đôi.
1. Hướng dẫn – công thức
Gọi x là số lần tự nhân đôi của ADN thì:
Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp cho ADN là:
Nmtcc = (2x – 1). N
Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:
Tmtcc = Amtcc = (2x – 1). Agen
Xmtcc = Gmtcc = (2x – 1). Ggen
2. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 4: Mạch 1 của gen có 200 A và 120 G; mạch 2 của gen có 150 A và 130 G. Gen đó nhân đôi 3 lần liên tiếp. Xác định sô lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi
Đáp số:
a/
b/
Bài 5: Một gen dài 3468 Ao nhân đôi một số đợt, môi trường nội bào đã ucng cấp 6120 nuclêôtit tự do. Gen đó chứa 20% A.
a/ Tìm số lần tự nhân đôi của gen.
b/ Tính sô lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi
Đáp số:
a/
b/
Bài 6: Một gen có 600 Ađênin và có . Gen đó nhân đôi một số đợt môi trường cung cấp 6300 Guanin. Xác định:
a/ Số gen con được tạo ra. 
b/ Số liên kết Hydro của gen. 
Đáp số:
a/
b/
Bài 7: Một gen chứa 2400 nuclêôtit; trong các gen con tạo ra thấy chứa tất cả 9600 nuclêôtit.
a/ Xác dịnh số lần tự nhân đôi của gen.
b/ Nếu trong quá trình nhân đôi đó; môi trường đã cung cấp 2040 nuclêôtit loại A thì số lượng nuclêôtit từng loại của gen là bao nhiêu?
Đáp số:
a/
b/
Dạng 3: Tính số liên kết Hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi ADN.
1. Hướng dẫn – công thức
Gọi x là số lần tự nhân đôi của ADN ta có:
Số liên kết Hydro hình thành là: Hht = 2x.Hgen
Số liên kết Hydro phá vỡ là: Hpv = (2x – 1).Hgen
2. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 8: Một gen có chiều dài 4182 Ao và có 20% Ađênin. Gen nhân đôi 4 lần. Xác định:
a/ Số gen con được tạo ra
b/ Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi.
c/ Số liên kết Hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của gen.
Đáp số:
a/
b/
c/ 
Bài 9: Một gen nhân đôi 3 lần đã phá cỡ tất cả 22. 680 liên kết hydro; gen đó có 360 Ađênin.
a/ Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen.
b/ Tính số liên kết Hydro có trong các gen con tạo ra.
Đáp số:
a/
b/
Bài 10: Một gen chứa 2520 nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi một số lần, trong các gen con được tạo ra thấy chứa tất cả 40.320 nuclêôtit.
a/ Tính số lần tự nhân đôi
b/ Nếu gen nói trên có 3140 liên kết hydro. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại của gen và số liên kết Hydro bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi.
Đáp số:
a/
b/
Bài 11: Một gen có 240 Ađênin và có . Gen đó nhân đôi liên tiếp 3 đợt. Xác định:
a/ Số gen con được tạo ra
b/ Số liên kết Hydro bị phá vỡ trong quá trình trên.
c/ Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi.
Đáp số:
a/
b/
c/ 
Bài 12: Hai gen đều nhân đôi 3 lần liên tiếp và có chiều dài là 3060 A. Gen thứ nhất có 20% Ađênin; Gen thứ hai có 30% Ađênin.
a/ Xác định số gen con được tạo ra từ quá trình nhân đôi của hai gen
b/ Xác định số liên kết Hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của mỗi gen và của cả 2 gen.
Đáp số:
a/
b/
Bài 13: Có hai gen nhân đôi một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 20 gen con. Biết số lần tự nhân đôi của gen I nhiều hơn số lần tự nhân đôi của gen II.
a/ Xác định số lần tự nhân đôi và số gen con được tạo ra của mỗi gen
b/ Gen I và gen II đều có 15% A; gen I dài 3060 Ao và gen II dài 4080 Ao. Xác định:
Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen I tự nhân đôi.
Số liên kết Hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của gen II
Đáp số:
a/
b/
Bài 14: Có hai gen đều nhân đôi một số lần bằng nhau và đã tạo ra tổng số 16 gen con. Trong quá trình nhân đôi đó gen I đã sử dụng của môi trường 14.952 nuclêôtit và số nuclêôtit chứa trong các gen con tạo ra từ gen II là 19.200 nuclêôtit. Xác định:
a/ Số làn tự nhân đôi của mỗi gen.
b/ Số lượng nuclêôtit của mỗi gen
Đáp số:
a/
b/
Bài 15: Một gen có tỉ lệ và có 2888 liên kết Hydro. Gen đó nhân đôi một số lần và đã phá vỡ 89528 liên kết Hydro.
a/ Tính số lần tự nhân đôi của gen.
b/ Tính số lươngj nuclêôtit từng loại chứa trong các gen con.
Đáp số:
a/
b/
Bài 16: Một gen nhân đôi 2 lần, trong quá trình này gen đã sử dụng của môi trường 4560 nuclêôtit và có 5760 liên kết hydro bị phá vỡ.
a/ Tính chiều dài của gen.
b/ Tính số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen.
Đáp số:
a/
b/
Bài 17: Có hai gen nhân đôi một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 10 gen con. Biết số lần tự nhân đôi của gen I ít hơn số lần tự nhân đôi của gen II. Trong các gen con được tạo ra từ gen I có 3000 nuclêôtit và trong các gen con được tạo ra từ gen II có 19.200 nuclêôtit. Xác định:
a/ Số lần tự nhân đôi của mỗi gen.
b/ Chiều dài của gen I
c/ Khối lượng của gen II.
Đáp số:
a/
b/
c/ 
Bài 18: Một gen có khối lượng 540.000 đvc và có 27,5% Ađênin. Gen nhân đôi 4 lần. Xác định:
a/ Số lượng nuclêôtit từng loại của gen
b/ Số liên kết Hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của gen
Đáp số:
a/
b/

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap ARN va Protein.doc