. Mục tiêu:
*Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng
- Xác định được thành phần hoá học của ADN
- Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN. Mô tả được cấu trúc không gian của AND và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp Nuclêotit
*Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
Tuần 8 Ngày soạn: Tiêt 15 Ngày dạy : Chương iii: adN và gen BàI 15: adn I. Mục tiêu: *Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng - Xác định được thành phần hoá học của ADN - Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN. Mô tả được cấu trúc không gian của AND và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp Nuclêotit *Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ. *Thái độ: Yêu thích bộ môn học. II. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, Thảo luận nhóm. III.Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh phóng to H: 15 SGK, Mô hình cấu trúc một đoạn phân tử ADN. - Học sinh: Xem trước bài ở nhà. IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số sinh học 2. Bài mới: a.Mở bài: ADN có cấu tạo phân tử, và cấu trúc không gian như thế nào ? b.Phát triển bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo hoá học của phân tử ADN GV : Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk ? ADN được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào ? ( C ,H ,O , N, P ) ? Vì sao ADN thuộc loại đại phân tử ? ( Vì : ADN có kích thước lớn có thể dài tới hàng trăm m và khối lượng đạt đến hàng chục triệu đ.v.C ) GV : ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử con gọi là đơn phân . HS : Q/S H 15 + Đọc thông tin à Trả lời : ? Đơn phân của của ADN là gì ? gồm mấy loại ? ( Là nuclêôtit, gồm 4 loại: A,T,X,G ) GV : Mỗi phân tử ADN có hàng vạn, hàng triệu đơn phân . ? Độ dài ngắn của phân tử ADN phụ thuộc vào yếu tố nào ? ( Phụ thuộc vào số lượng các nuclêôtit trong phân tử ADN ) ? Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào quy định ? ( Do số lượng, thành phần, đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit quy định) ? Vì sao ADN có tính đa dạng ? ( Vì 4 loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN ) GV : Nhấn mạnh : ADN được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân khác nhau đó là A,T,G,X đó là yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho ADN. GV: Trong tế bào ADN tập trung trong nhân và khối lượng ổn định , đặc trưng cho mỗi loài. ? Hàm lượng ADN trong giao tử và trong hợp tử khác nhau như thế nào ? cho ví dụ ? ( Hàm lượng ADN trong giao tử giảm đi 1 nửa, hàm lượng ADN trong thụ tinh lại được phục hồi .VD : .SGK ) GV: Trong giao tử hàm lượng ADN giảm đi 1 nửa và sau thụ tinh hàm lượng ADN lại được phục hồi à Điều này liên quan tới cơ chế tự nhân đôi, phân li và tổ hợp các NST diễn ra trong quá trình phân bào và thụ tinh. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc không gian của phân tử ADN GV : Giới thiệu : Năm 1953, J.Oat xơn và F.Crick đã công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN ( H15 sgk ) GV : Cho HS quan sát H15 + mô hình HS : Đọc thông tin + Q/S tranh H15 + mô hình phân tử ADN. ? Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ? ( ADN là 1 chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch // , xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái qua phải( xoắn phải ) . Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau = các liên kết H tạo thành cặp .Mỗi chu kì xoắn dài 34 A, gồm 10 cặp nu . Đường kính vòng xoắn là 20 A) GV : Mô tả lại qua mô hình . HS : Q/S H.15 à Trả lời câu hỏi : ? Các loại nuclêôtit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp ? ( A - T ; G – X ) ( Các loại nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS, A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia = 2 liên kết hiđrô, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia = 3 liên kết hiđrô và ngược lại.) ? Giả sử trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau: - A-T- G - G- X -T-A-G-T-X- ? Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào ? ( Mạch tương ứng là: T-A-X-X-G-A-T-X-A-G ) ? Theo NTBS có nhận xét gì về tỉ lệ các nulêôtit trong phân tử ADN ? ( Theo NTBS, Trong phân tử ADN số A = T G = X, do đó A + G = T + X GV : Tỉ số A + T / G +X trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài. I. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P - ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit ( gồm 4 loại : A, T, G, X ) - ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN . - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN: - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục từ trái sang phải. - Mỗi chu kì xoắn có đường kính 20 A0, chiều dài 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtit. - Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau theo NTBS : A -T, G - X và ngược lại. - Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN A = T ; G = X à A + G = T + X c.Tổng kết : Học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài. 4.Kiểm tra đánh giá : Câu hỏi 5 ( đáp án : a) ; 6 ( đáp án : a,b,c ) 5. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài và làm bài tập số 1,2,3,4, (trang 54 sgk) Xem trước bài 16: “ADN và bản chất của gen” Nghiên cứu quá trình nhân đôi của ADN, bản chất của gen, chức năng của ADN. V.Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: