Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 16 - Chương III : ADN và Gen

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 16 - Chương III : ADN và Gen

. Mục tiêu

1/. Kiến thức:

- Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và hình dạng của nó.

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn và F. Crick.

2/. Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 

doc 28 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 16 - Chương III : ADN và Gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 - Tiết 16 	Chương III : ADN và Gen
Ngày soạn:04/10/2009
Bài 15: ADN
I. Mục tiêu
1/. Kiến thức:
- Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và hình dạng của nó.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn và F. Crick.
2/. Kỹ năng: 
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to hình 15 SGK.
- Mô hình phân tử ADN.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2.Kiểm tra 
3.Bài mới
	VB: Yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc hoá học và chức năng của NST.
GV: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hoá học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
Hoạt động 1: Cấu tạo hoá học của phân tử ADN
Hoạt động của giỏo viờn
Hoạt động của HS 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tạo hoá học của ADN?
- Vì sao nói ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
- Yêu cầu HS đọc lại thông tin, quan sát H 15, thảo luận nhóm và trả lời:
+ Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
- GV nhấn mạnh: cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại nuclêôtit khác nhau là yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù.
- HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu được câu trả lời.
+ Gồm cỏc nguyờn tố:C, H, O, N, P.
+ Vì ADN do nhiều đơn phân cấu tạo nên.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời.
+ Tính đặc thù do số lượng, trình tự, thành phần các loại nuclêôtit.
+ Các sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng.
" Kết luận.
I/ - Cấu tạo hoá học của phân tử ADN 
- ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
- ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X).
- Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phõn tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
Hoạt động 2: Cấu trúc không gian của phân tử ADN
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 15 và mô hình phân tử ADN để:
- Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
- Cho HS thảo luận
- Quan sát H 15 và trả lời câu hỏi:
- Các loại nuclêôtit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?
- Giả sử trình tự các đơn phân trên 1 đoạn mạch của ADN như sau: A T G X G G T A A X X T A G (GV viết lên bảng) hãy xác định trình tự các nuclêôtit ở mạch còn lại?
- GV yêu cầu tiếp:
- Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung?
- GV nhấn mạnh tỉ số A + T / G + X trong cỏc phõn tử ADN thỡ khỏc nhau và đặc trưng cho loài.
- HS quan sát hình, đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức.
- 1 HS lên trình bày trên tranh hoặc mô hình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Các nuclêôtit liên kết thành từng cặp: A-T; G-X (nguyên tắc bổ sung)
+ HS vận dụng nguyên tắc bổ sung để xác định mạch còn lại.
 A T G X G G T A A X X T A G
à T A X G X X A T T G G A T X
- HS trả lời dựa vào thông tin SGK.
II / - Cấu trúc không gian của phân tử ADN
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Mỗi vòng xoắn cú đường kính là 20 angtơron, cao 34 angtơron gồm 10 cặp nuclêôtit. 
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung.
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia.
+ Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN:
A = T; G = X " A + G = T + X
(A+ G): (T + X) = 1.
4. Củng cố
- Kiểm tra câu 5, 6 SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi, làm bài tập 4 vào vở bài tập.
- Làm bài tập sau: 
Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 150; G1 = 300. Trên mạch 2 có A2 = 300; G2 = 600.
Dựa vào nguyên tắc bổ sung, tìm số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN, chiều dài của ADN.
Đáp án: Theo NTBS: 
A1 = T2 = 150 ; G1 = X2 = 300; A2 = T1 = 300; G2 = X1 = 600
=> A1 + A2 = T1 + T 2 = A = T = 450; G = X = 900.
Tổng số nuclêôtit là: A + G +T + X = N 
Chiều dài của ADN là: N/2 x 3,4.
Tuần 9 - Tiết 17
Ngày soạn:10/10/2009
Bài 16: ADN và bản chất của gen
I. Mục tiêu
1/. Kiến thức:
- Học sinh trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN.
- Nêu được bản chất hoá học của gen.
- Phân tích được các chức năng của ADN.
2/. Kỹ năng: 
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to hình 16 SGK.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo hoá học của ADN? Vì sao ADN rất đa dạng và đặc thù?
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung như thế nào?
- 1 HS làm bài tập:
	Một đoạn ADN có A = 20% và bằng 600 nuclêôtit.
	- Tính % và số lượng từng loại nuclêôtit còn lại của ADN?
	- Đoạn phân tử ADN dài bao nhiêu micrômet? Biết 1 cặp nu dài 3,4 angtơron, 1 angtoron = 10-4 micrômet.
	Đáp án: A = T = 600	G = X = 900
	Chiều dài phân tử ADN là: 0,51 micrômet.
3. Bài mới
Hoạt động 1: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
Hoạt động của GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu? vào thời gian nào?
- Yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu thông tin, quan sát H 16, thảo luận câu hỏi:
 - Nêu hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi? 
- Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN?
- Các nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp?
- Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN diễn ra như thế nào?
- Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
- Yêu cầu 1 HS mô tả lại sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?
- GV nhấn mạnh sự tự nhân đôi là đặc tính quan trọng chỉ có ở ADN.
- HS nghiên cứu thông tin ở đoạn 1, 2 SGK và trả lời câu hỏi.
- Rút ra kết luận.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và nêu được:
+ Diễn ra trên 2 mạch.
+ Nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với nuclêôtit nội bào theo nguyên tắc bổ sung.
+ Mạch mới hình thành theo mạch khuôn của mẹ và ngược chiều.
+ Cấu tạo của 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
- 1 HS lên mô tả trên tranh, lớp nhận xét, đánh giá.
+ Nguyên tắc bổ sung và giữ lại một nửa.
I/ - ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
- ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.
- ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.
- Quá trình tự nhân đôi:
+ 2 mạch ADN tách nhau dần theo chiều dọc.
+ Các nuclêôtit của mạch khuụn trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS.
+ 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.
+ Kết quả: 2 ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ, trong đó mỗi ADN con có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu nội bào. (Đây là cơ sở phát triển của hiện tượng di truyền).
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và giữ lại 1 nửa (nguyên tắc bán bảo toàn).
Hoạt động 2: Bản chất của gen
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV thông báo khái niệm về gen
+ Thời Menđen: quy định tính trạng cơ thể là các nhân tố di truyền.
+ Moocgan: nhân tố di truyền là gen nằm trên NST, các gen xếp theo chiều dọc của NST và di truyền cùng nhau.
+ Quan điểm hiện đại: gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
- Bản chất hoá học của gen là gì? Gen có chức năng gì?
- HS lắng nghe GV thông báo
- HS dựa vào kiến thức đã biết để trả lời.
II/ - Bản chất của gen
- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
- Bản chất hoá học của gen là ADN.
- Chức năng: gen là cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin.
Hoạt động 3: Chức năng của ADN
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV phân tích và chốt lại 2 chức năng của ADN.
- GV nhấn mạnh: sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới nhân đôi NST " phân bào " sinh sản à đặc tớnh di truyền ổn định qua cỏc thế hệ.
- HS nghiên cứu thông tin.
- Ghi nhớ kiến thức.
III/ - Chức năng của ADN
- ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc prôtêin).
- ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể.
4. Củng cố
- Tại sao ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ ban đầu?
a. Vì ADN con được tạo ra theo nguyên tắc khhuôn mẫu.
b. Vì ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bổ sung.
c. Vì ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
d. Vì ADN con được tạo ra từ 1 mạch đơn ADN mẹ.
- Bài tập: 
Một gen có A = T = 600 nuclêôtit, G = X = 900 nuclêôtit. Khi gen tự nhân đôi 1 lần môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?
	Đáp án: A = T = 600; G =X = 900.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2 ,3 SGK trang 50.
- Làm bài tập 4.
- Đọc trước bài 17.
Tuần 9
Tiết 18
Ngày soạn:12/10/2009
Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
I. Mục tiêu
1/. Kiến thức:
- Học sinh mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.
- Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.
- Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN đặc biệt là nêu được các nguyên tắc của quá trình này.
2/. Kỹ năng: 
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy phân tích, so sánh.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to hình 17.1; 17.2 SGK.
- Mô hình phân tử ARN và mô hình tổng hợp ARN.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
- Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống ADN mẹ? Nêu rõ ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi của ADN?
- 1 HS giải bài tập về nhà.
3. Bài mới
Hoạt động 1: ARN (axit ribônuclêic)
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 17.1 và trả lời câu hỏi:
- ARN có thành phần hoá học như thế nào?
- Trình bày cấu tạo ARN?
- Mô tả cấu trúc không gian của ARN?
- Yêu cầu HS làm bài tập s SGK
- So sánh cấu tạo ARN và ADN vào bảng 17?
- HS tự nghiên cứu thông tin và nêu được:
+ Cấu tạo hoá học
+ Tên các loại nuclêôtit
+ Mô tả cấu trúc không gian.
- HS vận dụng kiến thức và hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án bảng 17
Đặc điểm
ARN
ADN
Số mạch đơn
Các loại đơn phân
1
A, U, G, X
2
A, T, G, X
-Dựa trên cơ sở nào người ta chia ARN thành các loại khác nhau?
- HS nêu được:
+ Dựa vào chức năng
+ Nêu chức năng 3 loại ARN
I / - ARN (axit ribônuclêic)
- ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- ARN thuộc đại phõn tử (kích thước ...  aa cấu tạo nên prôtêin.
+ Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
- Bản chất mối liên hệ gen " tính trạng:
+ Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.
4. Củng cố
Câu 1: Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?
Gen (1 đoạn ADN) " ARN " prôtêin 
Đáp án: Gen (1 đoạn ADN) " ARN: A – U; T – A; G – X; X – G
	 ARN " prôtêin: A – U; G - X
Câu 2: Vì sao trâu bò đều ăn cỏ mà thịt trâu khác thịt bò?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại cấu trúc của ADN.
Tuần 11-Tiết 21
Ngày soạn:25/10/2009
Ngày dạy: 26/10 - 31/10
Bài 20: Thực hành
Quan sát và lắp mô hình ADN
I. Mục tiêu
1/. Kiến thức:
- Củng cố cho HS kiến thức về cấu trúc phân tử ADN.
2/. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN.
- Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN.
II. Đồ dùng dạy và học
- Mô hình phân tử ADN.
- Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo dời.
- Màn hình và máy chiếu (nguồn sáng).
- Đĩa CD, băng hình về cấu trúc phân tử ADN, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp ARN, cơ chế tổng hợp prôtêin, máy tính (nếu có).
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra câu 1, 2, 3 SGK.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
1. Quan sát mô hình
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình phân tử ADN, thảo luận:
- Vị trí tương đối của 2 mạch nuclêôtit?
- Chiều xoắn của 2 mạch?
- Đường kính vòng xoắn? Chiều cao vòng xoắn?
- Số cặp nuclêôtit trong 1 chu kì xoắn?
- Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành cặp? 
- GV gọi HS lên trình bày trên mô hình.
- HS quan sát kĩ mô hình, vạn dụng kiến thức đã học và nêu được:
+ ADN gồm 2 mạch song song, xoắn phải.
+ Đường kính 20 ăngtoron, chiều cao 34 ăngtơron gồm 10 cặp nuclêôtit/ 1 chu kì xoắn.
+ Các nuclêôtit liên kết thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A – T; G – X. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
Chiếu mô hình AND
- GV hướng dẫn HS chiếu mô hình ADN lên màn hình. Yêu cầu HS so sánh hình này với H 15 SGK.
- 1 vài HS dùng nguồn sáng phóng hình chiếu của mô hình ADN lên 1 màn hình như đã hướng dẫn.
- HS quan sát hình, đối chiếu với H 15 và rút ra nhận xét.
Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn cách lắp ráp mô hình:
+ Lắp mạch 1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống
Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí đảm bảo khoảng cách với trục giữa.
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với đoạn 1.
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch.
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện đánh giá chéo kết quả lắp ráp.
- HS ghi nhớ kiến thức, cách tiến hành.
- Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn. Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể.
+ Chiều xoắn 2 mạch.
+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn.
+ Sự liênkết theo nguyên tắc bổ sung.
- Đại diện các nhóm nhận xét tổng thể, đánh giá kết quả.
- Nếu có điều kiện cho HS xem năng hình hoặc đĩa về các nội dung: cấu trúc ADN, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp ARN, cơ chế tổng hợp prôtêin.
4. Kiểm tra - đánh giá
- GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành.
- Căn cứ vào phàn trình bày của HS và kết quả lắp ráp mô hình để đánh giá điểm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Vẽ hình 15 SGK vào vở.
- Ôn tập 3 chương 1, 2, 3 theo câu hỏi cuối bài chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1tiết.
Ngày soạn : 26/10/2009 	 
Ngày dạy : 27 /10 – 31/10
 Tiết 22 * ễN TẬP CHƯƠNG AND - GEN
I / Mục tiờu : 
 1- Kiến thức: Học xong bài này HS cú khả năng :
- Củng cố , luyện tập , vận dụng , rốn luyện kỹ năng kỹ xảo trong giải cỏc bài toỏn về ADN.
- Mở rộng và nõng cao kiến thức về cỏc dạng phõn tử ADN
 - Mối quan hệ giữa ADN – ARN – Prụtờin – tớnh trạng 
 2- Kĩ năng: Rốn kỹ năng giải bài tập .
II / Phương tiện dạy học : 
GV:- Cỏc dạng bài tập về ADN
Bảng túm tắt kiến thức về phõn tử AND – ARN – Prụtờin – tớnh trạng.
Mối quan hệ giữa ADN – ARN – Prụtờin – tớnh trạng. 
HS: ễn tập, chuẩn bị mỏy tớnh cầm tay.
III / Hoạt động dạy học :
1 / Ổn định lớp :
2/ KTBC : Kết hợp khi giải bài tập .
3 / Bài luyện tập :
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn cỏch giải bài tập 
 1 . Phõn tử ADN
* Dạng 1: Tớnh chiều dài, số lượng nuclờụtit và khối lượng của phõn tử ADN
Hai mạch pụlinuclờụtit của ADN xếp song song nhau nờn chiều dài của ADN bằng chiều dài của một mạch.
* Kớ hiệu: + N : số nuclờụtit của ADN
 + N/2: Số nuclờụtớt của một mạch.
 + L: Chiều dài của ADN
 + M : Khối lượng của ADN
 + C: Vũng xoắn của ADN
Mỗi nuclờụtit dài 3,4 Angtron và cú khối lượng trung bỡnh là 300đvc nờn ta cú cụng thức : 
 + L = N/2 . 3,4Angtron
 + M = N . 300đvc.
Dạng 2 : Tớnh số lượng và tỉ lệ từng loại nuclờụtitcủa phõn tử ADN
 Dựa theo nguyờn tắc bổ sung, Trong phõn tử ADN, số nuclờụtit loại Ađờnin. Luụn bằng Timim và loại Guanin luụn bằng loại Xitụzin: 
 A = T ( hay ngược lại ) 
 G = X ( hay ngược lại ) 
Số luợng nuclờụtit của phõn tử ADN: 
 A + T + G + X = N 
 Hay 2A + 2G = 2T + 2X = N
 A + G = N/2
Suy ra tương quan tỉ lệ cỏc loại nuclờụtit trong phõn tử ADN
 A + G = 50% N ; T + X = 50% N
Dạng 3: Xỏc định trỡnh tự và số lượng cỏc loại nu trờn mỗi mạch pụlinuclờụtit của phõn tử ADN
Dựa vào nguyờn tắc bổ sung ( NTBS ) ta cú: 
+ Mạch 1: A1 – T1 – G1 – X1. 
+ Mạch 2: T2 – A2 – X2 – G2.
A1 = T2 ; T1 = A2. ; G1 = X2 ; X1 = G2 .
A = T = A1 + A2 ; G = X = G1 + G2.
HS ng.cứu SGK thảo luận nhúm :
 + Cần xỏc định xem đề bài cho biết những gỡ ? 
 + Nắm vững cỏc cụng thức để tớnh số nuclờụtit, chiều dài hoặc khối lượng của ADN
HS ng.cứu SGK thảo luận nhúm :
+ Cần xỏc định xem đề bài cho biết những gỡ ? 
 + Nắm vững cỏc cụng thức để tớnh số nuclờụtit, chiều dài hoặc khối lượng của ADN
+ Nắm vững quỏ trỡnh tự nhõn đụi của phõn tử ADN
Hoạt động 2: Thực hiện một số bài tập vận dụng :
GV yờu cầu HS đọc bài tập 
Bài 1 : Gen I cú chiều dài 3060Angtron.
 Gen II nặng hơn gen I 36000đvc. 
 Xỏc định số lượng nuclờụtit của mỗi gen.
Bài tập 2: Một đoạn AND cú A = 20% và bằng 600 Nu 
Tớnh % và số lượng từng loại Nu cũn lại của ADN .
Đoạn phõn tử ADN dài bao nhiờu μm ?
Giải : a) A = T = 20% = 600 Nu 
 X = G = 50% - 20% = 30% = ( 600 ì 30 ) : 20 = 900Nu .
 b) Chiều dài của phõn tử ADN = ( 900 + 600 ) ì3,4 ì10-4 = 0,51μm 
Bài tập 3: .
 Một đoạn mạch của gen cú cấu trỳc như sau: 
M1 – A- T – G – X – T – X – G – A – T – T –
M2 - T – A- X – G – A – G – X – T – A – A –
Xỏc định trỡnh tự cỏc đơn phõn của đoạn mạch ARN đ ược tổng hợp từ đoạn mạch M2. 
-HS thảo luận nhúm , trả lời :
+ Căn cứ vào đề bài cho xỏc định bài tập dạng nào? 
-HS thảo luận nhúm trả lời: 
 + Số lượng nuclờụtit của gen I là: 1800(nu)
 + Khối lượng gen I là: 540000đvc.
 + Khối lượng gen II là: 576000đvc.
 + Số lượng nu của gen II là: 1920(nu)
-HS thảo luận nhúm trả lời: 
 Giải : a) A = T = 20% = 600 Nu 
 X = G = 50% - 20% = 30% = ( 600 ì 30 ) : 20 = 900Nu .
 b) Chiều dài của phõn tử ADN = (900 + 600 ) ì3,4 ì10-4 = 0,51μm 
-HS thảo luận nhúm trả lời: 
4 / Củng cố hoàn thiện kiến thức : 
GV cho Hs lờn bảng làm 1 vài bài tập về AND
 5/ Dặn dũ : 
- ễn tập 3 chương theo cõu hỏi cuối bài .
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết 
Tuần 12
Tiết 23
Ngày soạn:26/10/2009
Ngày dạy: 
Kiểm tra một tiết
I. Mục tiêu
- Kiểm tra kiến thức của HS từ chương I tới chương III, đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt.
- Phát huy tính tự giác, tích cực của HS.
II. Đề bài
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau:
Câu 1: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ......
a. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c. F1 đồng tính vè tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
Câu 2: Mục đích của phép lai phân tích là gì?
a. Phân biệt đồng hợp trội với thể dị hợp.
b. Phát hiện thể đồng hợp trội với đồng hợp lặn.
c. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.
d. Cả a và b.
Câu 3: Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ở cột C trong bảng sau:
Các kì (A)
Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân (B)
Kết qủa (C)
1. Kì đầu
2. Kì giữa
3. Kì sau
4. Kì cuối
a. Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng dợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
b. các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
c. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
1- 
2- 
3-
4-
d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
e. Các NST kép đóng xoắn cực đại.
g. Các NST kép nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 4: Đối với loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài? (Chọn phương án đúng)
a. Nguyên phân	b. Giảm phân
c. Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh	c. Cả a và b
Câu 5: Một gen có 2700 nuclêôtit và hiệu số giữa A và G bằng 10% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu (chọn phương án đúng và giải thích tại sao)
A = T = 810 Nu và G = X = 540 Nu
A = T = 405 Nu và G = X = 270 Nu
A = T = 1620 Nu và G = X = 1080 Nu
A = T = 1215 Nu và G = X = 810 Nu
Câu 6: ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trọi so với quả vàng (a). khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen là:
a. Aa	(quả đỏ)	b. AA (quả đỏ)
c. aa (quả vàng) 	d. Cả AA và Aa
Viết sơ đồ lai kiểm nghiệm.
Câu 7: Biến dị tổ hợp là gì? cho VD?
Giải thích tại sao ở các loài sinh snả hữu tính (giao phối) biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính?
III. Đáp án – Biểu điểm
Câu 1: c 	(1 điểm)
Câu 2: a 	(1 điểm)
Câu 3: 
1- b, c 	(0,5 điểm)
2- e, g 	(0,5 điểm)
3- d 	(0,5 điểm)
4-a 	(0,5 điểm)
Câu 4: c 	(1 điểm)
Câu 5: Phương án a (1 điểm)
A = G = 10% số Nu của gen = 270
	A = 810 Nu; G = 540 Nu => A – G = 270 Nu
	(0,5 điểm)
Câu 6: b 	(1 điểm)
Sơ đồ lai kiểm nghiệm.
Câu 7: 	(2 điểm)
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ (0,5 điểm).
- VD: Lai đậu Hà Lan hạt vàng, trơn thuần chủng với đậu hạt xanh, nhăn thuần chủn. F1 thu được toàn hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phán thu được F2 với tỉ lệ:
 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt trơn, nhăn: 1 hạt xanh, nhăn.
- ở loài sinh sản hữu tính có sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền (gen) trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh tạo nên các biến dị tổ hợp. ở loài sinh sản vô tính không có quá trình này.

Tài liệu đính kèm:

  • docADN VÀ GEN.doc