Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 9 - Tiết 17 - Mối quan hệ giữa gen và arn - Lý Quốc Tuấn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 9 - Tiết 17 - Mối quan hệ giữa gen và arn - Lý Quốc Tuấn

I. MỤC TIÊU : Học xong bài này : HS phải :

- Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.

- Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và AND.

- Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN, đặc biệt là nêu được các nguyên tắc của quá trình này.

- Tiếp tục phát triển được kĩ năng quan sát và tư duy lý thuyết (phân tích, so sánh).

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 9 - Tiết 17 - Mối quan hệ giữa gen và arn - Lý Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9
Tiết : 17
Ngày soạn : ..
MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này : HS phải :
- Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.
- Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và AND.
- Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN, đặc biệt là nêu được các nguyên tắc của quá trình này.
- Tiếp tục phát triển được kĩ năng quan sát và tư duy lý thuyết (phân tích, so sánh).
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to H17.1, H17.2 SGK trang.
- Bảng phụ.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của AND.
2. Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen.
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : Ngoài phân tử AND còn 1 loại phân tử ARN. Vậy AND và ARN có mối quan hệ gì với nhau.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. ARN 
- GV yêu cầu HS đọc thông tn, quan sát H17.1 → Trả lời câu hỏi :
+ ARN có thành phần hóa học như thế nào?
+ Trình bày cấu tạo ARN?
ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nucleotit: A, U, G, X.
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục ▼SGK. Trang 51.
- GV gọi HS lên bảng làm bài, GV theo dõi, nhận xét → Hoàn chỉnh.
Đặc điểm
ARN
AND
Số mạch đơn
1
2
Các loại đơn phân
A, U, G, X
A, T, G, X
Kích thước, khối lượng
Nhỏ
Lớn
- GV phân tích : Tùy theo chức năng mà ARN chia thành các loại khác nhau.
* ARN gồm :
- ARNm : Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein.
- ARNt : Vận chuyển axit amin.
- ARNr : Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin → Trả lời câu hỏi :
+ ARN được tổng hợp ở kì nào của chu kì tế bào?
Quá trình tổng hợp ARN tại nhiễm sắc thể ở kì trung gian.
- GV mô tả quá trình tổng hợp ARN dựa vào H17.2, GV yêu cầu HS quan sát H17.2 và trả lời câu hỏi SGK.
+ ARN được tổng hợp dựa vào một hay hai mạch đơn của gen?
+ Các loại nucleotit nào liên kết với nhau tạo thành mạch ARN?
+ Nhận xét trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen?
- GV chốt lại kiến thức ?
* Quá trình tổng hợp ARN :
- Gen tháo xoắn tách dần thành hai mạch đơn.
- Các nucleotit ở mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do theo NTBS.
- Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào.
- GV sử dụng thông tin mục : “Em có biết?” phân tích : ARNt, ARNr sau khi được tổng hợp sẽ tiếp tục tạo thành cấu trúc bậc cao hơn.
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận.
+ Quá trình tổng hợp ARN theo những nguyên tắc nào?
+ Nêu mối quan hệ gen – ARN.
* Nguyên tắc tổng hợp :
- Khuôn mẫu : Dựa trên 1 mạch đơn của gen.
- Bổ sung : A – U; T – A; G – X; X – G. 
* Mối quan hệ gen – ARN: Trình tự các nucleotit trên mạch khuôn quy định trình tự các nucleotit trên ARN.
- HS tự thu nhận thông tin → nêu được :
+ Cấu tạo hóa học:
+ Tên các loại nucleotit.
- 1 vài HS phát biểu, hoàn chỉnh kiến thức.
- HS vận dụng kiến thức, so sánh cấu tạo của ARN và AND → Hoàn thành bảng 17.
- Đại diện nhóm lên làm trên bảng, các nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh nội dung bảng.
- HS ghi nhớ kiến thức. Tìm hiểu thông tin sách giáo khoa → nêu chức năng của các loại ARN.
- Hoàn chỉnh nội dung.
- HS sử dụng thông tin SGK → nêu được :
+ ARN được tổng hợp ở kì trung gian tại nhiễm sắc thể.
+ ARN được tổng hợp từ AND.
→ Ghi kết luận.
- HS ghi nhớ kiến thức.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
+ ARN tổng hợp dựa vào 1 mạch đơn của gen.
+ Liên kết theo NTBS :
A – U; T – A; G – X; X – G.
+ ARN có trình tự tương ứng với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (NTBS).
HS ghi nhớ kiến thức.
- Hoàn chỉnh nội dung vào vở ghi.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Thảo luận nhóm → trả lời.
+ Nguyên tắc :
- Khuôn mẫu.
- NTBS.
+ Mối quan hệ gen – ARN.
ARNm được tổng hợp trên mạch khuôn mẫu của gen cấu trúc.
- Hoàn chỉnh nội dung.
4. Củng cố :
1. Một đoạn mạch ARN có trình tự :
a. Xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên?
b. Nêu bản chất mối quan hệ gen – ARN.
5. Dặn dò 
- Học bài và làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 53.
- Vẽ H17.1, H17.2 SGK trang 51, 52.
- Xem bài : Protein.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 9
Tiết : 18
Ngày soạn : 
PROTEIN
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này : HS phải :
- Nêu được thành phần hóa học của protein, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó.
- Mô tả được các bậc cấu trúc của protein và hiểu được vai trò của nó.
- Trình bày được các chức năng của protein.
- Phát triển tư duy lý thuyết (phân tích hệ thống hóa kiến thức).
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to H18 SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ARN và AND.
2. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen → ARN.
3. Một đoạn mạch của gen cấu trúc như sau :
	Mạch 1 : 
	Mạch 2 : 
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn ARN được tổng hợp từ mạch 2.
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : ARNm có chức năng truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp → Protein có cấu trúc như thế nào?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Cấu trúc của protein
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin → trả lời câu hỏi :
+ Nêu thành phần hóa học và cấu tạo của protein.
Protein là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố : C, H, O, N.
Protein là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axit amin.
- GV yêu cầu HS thảo luận :
+ Tính đặc thù của protein được thể hiện như thế nào?
+ Yếu tố nào xác định sự đa dạng của protein? 
+ Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù?
Protein có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin.
- GV yêu cầu HS quan sát H18 thông báo: Tính đa dạng và đặc thù còn biểu hiện ở cấu trúc không gian.
+ Tính đặc htù của protein được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào?
- GV nhận xét → rút ra kết luận:
Các bậc cấu trúc của phân tử protein gồm 4 bậc (SGK trang 54).
II. Chức năng của protein
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK cho biết các chức năng của protein?
- GV nhận xét, bổ sung → rút ra kết luận.
Protein có nhiều chức năng quan trọng: Là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hòa các quá trình trao đổi chất (enzim và hoocmôn), bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận chuyển, cung cấp năng lượng.
- GV yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi mục ▼ SGK trang 55 → hoạt động theo nhóm.
+ Vì sao protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc tốt?
+ Nêu vai trò một số enzim đối với sự tiêu hóa thức ăn ở miệng và dạ dày?
+ Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?
- GV gọi HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung. Vậy protein có vai trò như thế nào đối với tế bào và cơ thể? GV nhận xét → kết luận.
Protein đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến hoạt động của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
- HS hoạt động cá nhân. Sử dụng thông tin SGK để trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh đáp án.
- Các nhóm thảo luận → thống nhất câu trả lời:
+ Tính đặc thù thể hiện ở số lượng, thành phần và trình tự của axit amin.
+ Sự đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 20 loại axit amin.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát hình, đối chiếu các bậc cấu trúc.
→ Ghi nhớ kiến thức.
- HS xác định được : Tính đặc trưng thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và bậc 4.
- Đại diện 1 HS đọc nội dung SGK.
- Hoạt động cá nhân. Tự tìm hiểu thông tin → trả lời câu hỏi 
Chức năng của protein 
+ Cấu trúc.
+ Xúc tác.
+ Điều hòa.
+ Bảo vệ,.
- Đại diện HS trả lời. Các HS khác bổ sung hoàn thiện đáp án.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Vì các vòng xoắn dạng sợi bện lại kiểu dây thừng → chịu lực khỏe.
+ Các loại enzim : Amilaza biến tinh bột → đường.
+ Pepsin : cắt protein chuỗi dài → protein chuỗi ngắn.
+ Do thay đổi tỉ lệ bất thường của insulin → tăng lượng đường trong máu → ghi kết quả.
4. Củng cố :
Vì sao nói protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
5. Dặn dò 
- Học bài và làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 56.
- Vẽ H18.
- Xem bài : Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Duyệt tuần 9
/./200
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh9-Tuan9-TTuan.doc