Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 15 - Tiết 29 - Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 15 - Tiết 29 - Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

. Kiến thức: HS cần phải

- Hiểu và sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người

- Phân biệt được 2 trường hợp sinh đôi cùng trứng và khác trứng

- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp

2. Kĩ năng: quan sát và phân tích kênh hình, HĐ nhóm

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 15 - Tiết 29 - Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15_ Tiết 29	CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
NS:	Bài 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
ND:
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS cần phải
- Hiểu và sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người
- Phân biệt được 2 trường hợp sinh đôi cùng trứng và khác trứng
- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp
2. Kĩ năng: quan sát và phân tích kênh hình, HĐ nhóm
3. Thái độ: giải thích được 1 số trường hợp thường gặp và yêu thích môn học
4. Trọng tâm:
- Nghiên cứu phả hệ
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh
II/ Chuẩn bị:
1. GV: H. 28.1, H. 28.2
2. HS: Nghiên cứu bài mới
III/ Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: KT 15’
3. Bài mới:
HĐ của GV_HS
ND ghi
HĐ1. Nghiên cứu phả hệ
GV yêu cầu HS ngiên cứu thông tinª trả lời
GV giải thích các ký hiệu theo nội dung SGK
- Tại sao người ta dùng 4 ký hiệu biểu thị sự kết hôn giữa 2 người khác hau về 1 tính trạng?
HS: 1 tính trạng có 2 trạng thái đối lậpª 4 kiểu kết hợp
 + Cùng trạng thái £ ™
 ¢ ˜
 + 2 trạng thái đối lập 
™
˜
- Yêu cầu HS nghiên cứu VD1_ thảo luận mục s/79
 + Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội? (mắt nâu)
 + Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan đến giới tính hay không? Tại sao? (Trong 2 gia đình được lập phả hệ để nghiên cứu di truyền màu mắt, ở F2 tính trạng mắt nâu và mắt đen biểu hiện ở nam, nữ điều đó cho thấy gen quy định tính trạng này không nằm trên NST giới tính mà trên NST thường)
GV chốt lại kiến thức
 + Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
- Tại sao người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền 1 só tính trạng ở người? (Vì: người sinh sản chậm, đẻ ít, XH không áp dụng được phương pháp lai hoặc gây đột biến; phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu VD2_ thảo luận mục s/79
 + Lập sơ đồ phả hệ từ P’F1 
 + Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định? (gen lặn)
 + Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính hay không? Tại sao? (có liên quan đến giới tính, nam dễ mắc bệnh¨ gen gây bệnh nằm trên NST X)
HĐ2. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và quan sát H.28.2 – trả lời câu hỏi:
- Sơ đồ H.28.2a giống và khác sơ đồ H.28.2b ở diểm nào?
 * Khác: (a) 1 trứng + 1 tinh trùng¨ 1 hợp tử
- Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng cũng đều là nam hoặc đều là nữ?
HS: Hợp tử nguyên phân¨ 2 phôi bào¨2 cơ thể giống nhau KG
- Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa true đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao? (khác nhau về KG)
- Đồng sinh cùng trứng và khác trúng khác nhau cơ bản ở diểm nào?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
Nêu ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh?
VD minh hoạ mục:” Em có biết “
I/ Nghiên cứu phả hệ
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó
II/ Nghiên cứu trẻ đồng sinh
1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng
- Trẻ đồng sinh: trẻ sinh ra cùng 1 lần sinh
- Có 2 trường hợp: cùng trứng và khác trứng
- Sự khác nhau:
 + Đồng sinh cùng trứng có cùng KG¨ cùng giới
 + Đồng sinh khác trúng¨ khác nhau về KG¨ cùng giới hoặc khác giới
2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò KG và vai trò môi trường đối với sự hình thành tính trạng
- Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng
4. Củng cố:
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền 1 số tính trạng ở người? Hãy cho VD về ứng dụng của phương pháp nói trên?
- Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm
Trẻ đồng sinh cùng trứng
Trẻ đồng sinh khác trứng
- Số trứng tham gia thụ tinh
- Kiểu gen
- Kiểu hình
- Giới tính
5. Dặn dò:
- Học bài, TL câ hỏi SGK
- Tìm hiểu 1 số bệnh (tật) di truyền ở người
- Đọc mục: “ Em có biết”
- Nghiên cứu bài: Bệnh và tật di truyền ở người.
KIỂM TRA 15’
Câu1: Nêu cách lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN? (4đ)
Câu 2: Hãy nhận xét về sự khác nhau gi7ũa thường biến và đột biến? Ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. (6đ)
ĐÁP ÁN
Câu 1:Cách lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
-Lắp mạch 1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống. (2đ)
-Lắp mạch 2: tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nucleotit theo nguyên tắc bổ sung với đoạn 1. (2đ)
Câu 2: Nhận xét về sự khác nhau giữa thường biến và đột biến
Thường biến
Đột biến
- Biến đổi về kiểu hình (0.5đ)
- Không di truyền (0.5đ)
- Xuất hiện đồng loạt, có định hướng (0.5đ)
- Có lợi cho sinh vật (0.5đ)
- Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST) (0.5đ)
- Có di truyền (0.5đ)
- Xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng (0.5đ)
- Có hại cho sinh vật (0.5đ)
* Ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
- Tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen (1đ)
- Tính trạng số lượng phụ thuộc vào điều kiện sống (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docs9 tuan 15- tiet 29.doc