Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Phân biệt và lấy được ví dụ minh họa các dạng tài nguyên thiên nhiên, đồng thời trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức vào giải thích các vấn đề thực tế
Tuần 32 NS: 4.4.2012 Tiết 61 ND: CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Phân biệt và lấy được ví dụ minh họa các dạng tài nguyên thiên nhiên, đồng thời trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên 2. Kĩ năng: -Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức vào giải thích các vấn đề thực tế 3. Thái độ: -Có thái độ học tập nghiêm túc II. Các Kỹ Năng Sống Cơ Bản Được Giáo Dục Trong Bài -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ,về cách xử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí. -Kĩ năng hợp tác trong nhóm -Kĩ năng hợp tác , lắng nghe tích cực. Kĩ năng tự tin trình bày ý kíên trước tổ,nhóm ,lớp . III Các Phương Pháp/ Kỹ Thuật Dạy Học Tích Cực Có Thể Sử Dụng - Thảo luận nhóm. -Giải quyết vấn đề -Trực quan -Vấn đáp tìm tòi IV. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ hình 58.1,58.2 sgk - Tranh anh, tư liệu về các mỏ khoáng sản, cánh rừng, ruộng bậc thang V. Hoạt động dạy học: 1.ổn định lớp. 2.kiểm tra bài cũ 3.Bài mới. Đặt vấn đề: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Kể tên các dạng tài nguyên thiên nhiên mà em biết HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU GV yêu cấu hs đọc thông tin sgk, bảng 58.1 lựa chọn các dạng TNTN chủ yếu trong bảng 58.1 - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Nêu đặc điểm của các dạng tài nguyên - Kể tên các dạng tài nguyên không tái sinh ở nước ta? - Tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao? - HS thảo luận hoàn thành bảng 58.1. Yêu cầu điền được: 1. b,c,g 2. a,e,i 3. d,h,k,l - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung( nếu cần) - đọc sgk, liên hệ thực tế, phát biểu - các mỏ khoáng sản - rừng là tài nguyên tái sinh vì nếu biết cách bảo vệ và khai thác hợp lí thì tài nguyên rừng có thể phục hồi sau mỗi lần khai thác - Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: + Tài nguyên không tái sinh: (than đá, dầu lửa, các khoáng) sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt + Tài nguyên tái sinh( đất, nước, sinh vật) là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển và phục hồi + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu( năng lượng gió, mặt trời,) sử dụng được mãi mãi mà không gây ô nhiễm môi trường HĐ2: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN GV yêu cầu hs đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi và hoàn thành bảng 58.2 - Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất? - Sử dụng tài nguyên đất như thế nào là hợp lí? - Nêu các biện chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu? - Hãy giải thích vì sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất? GV yêu cầu hs lựa chọn thông tin điền vào bảng 58.3 nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục? - Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người và sinh vật? - Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn TN nước?( nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ bị cạn kiệt) - Nếu thiếu nước sẽ có tác hại gì? - Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm? - Sử dụng tài nguyên nước như thế nào là hợp lí? - Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không? Vì sao? - Nêu hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng? - Em hãy kể tên 1 số khu rừng nổi tiếng của nước ta hiện nay đang được bảo vệ tốt? HS đọc thông tin sgk hoàn thành bảng 58.2 và trả lời các câu hỏi. Yêu cầu nêu được: - Vai trò của đất - Làm cho đất không bị thoái hóa - thủy lợi.. - Trên vùng đất dốc, nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang, nước chảy trên mặt đất luôn và vào gốc cây và lớp thảm mục trên mặt đất nên chảy chậm lại. Do vậy rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất nhất là sườn đất dốc HS đọc sgk, bảng 58.3 thảo luận chọn nội dung cần ddieenfhoanf thành bảng 58.3, đồng thời nêu được: - Nước là thành phần cơ bản của chất sống, nước mang năng lượng, mang vật liệu và là tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên - Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật do mất vệ sinh, ảnh hưởng tới mùa màng do hạn hán, không đủ nước uống cho gia súc. - Hậu quả: là nguyên nhân gây nhiều bệnh, tật ở người và ĐV. - tiết kiệm nước, không làm nước bị ô nhiễm - Có. Vì rừng tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên trái đất, tăng lượng nước bốc hơi và lượng nước ngầm. - cạn kiệt nguồn nước, đất xói mòn, khí hậu khô nóng - Rừng Cúc phương, Ba vì, tam đảo, ba bể, bạch mã, bến en, yooc đon, cát tiên, côn đảo, rừng ngập mặn cần giờ a. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất: - Đất có vai trò rất quan trọng đối với con người và các sinh vật khác. - Nguồn tài nguyên đất đang bị suy thoái: bạc màu, xói mòn, rửa trôi - Sử dụng hợp lí: là làm cho đất không bị thoái hóa, nâng cao độ phì của đất. - Biện pháp: thủy lợi, kĩ thuật làm đất, bón phân, chế độ canh tácĐặc biệt là vấn đề trồng cây gây rừng nhất là rừng đầu nguồn. b. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: - Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên trái đất. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước - Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt - Cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước: tiết kiệm nước, không làm tài nguyên nước bị ô nhiễm( khơi thông dòng chảy, không thải chất thải, nước thải chưa sử lí xuống ao hồ) c. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: - Vai trò của rừng: SGK - Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng: làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn đất, ảnh hưởng tới khí hậu do lượng nước bốc hơi ít, mất nguồn gen sinh vật - Cách sử dụng hợp lí: kết hợp khai thác có mức độ với bảo vệ và trồng rừng. Thành lập các khu bảo tồn, các vườn quốc gia. 4. Củng cố: - Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào? - Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên? 5. Dặn dò: - Học và trả lời các câu hỏi cuối bài - Đọc và soạn trước bài mới ............................................................................................................................................. Tuần 32 NS: 4.4.2012 Tiết 62 ND: Bai 59 : KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giải thích được vì sao cần phải khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã, đồng thời nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã II. Các Kỹ Năng Sống Cơ Bản Được Giáo Dục Trong Bài -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã . -Kĩ năng hợp tác trong nhóm -Kĩ năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên hoang dã Kĩ năng hợp tác, lăng nghe tích cực Kĩ năng tự tin trình bày ý kíên trước tổ,nhóm ,lớp . III Các Phương Pháp/ Kỹ Thuật Dạy Học Tích Cực Có Thể Sử Dụng - Thảo luận nhóm. -Đóng vai -Giải quyết vấn đề -Vấn đáp tìm tòi IV. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ hình 59 và bảng 59 sgk V. Hoạt động dạy học: 1.ổn định lớp. 2.kiểm tra bài cũ 3.Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1: Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ GV giới thiệu về nạn phá rừng trên thế giới và ở VN: Đầu thế kỉ XX, S rừng của TG là 6 tỉ ha, 1958 là 4,4 tỉ, 1973 là 3,8; 1995 là 2,3 tỉ ha. Tốc độ mất rừng của VN là 200 000 ha/năm. - Vì sao chúng ta cần phải khôi phục và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? - Giải thích vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã để góp phần giữ cân bằng sinh thái? Hs chú ý lắng nghe Hs nghiên cứu thông tin sgk, trả lời: - Môi trường đang bị suy thoái, các loài SV có nguy cơ tuyệt diệt - TN hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa: lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, * Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như: hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, ô nhiễm môi trường góp phần giữ cân bằng sinh thái. HĐ2: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THIÊN NHIÊN GV treo tranh vẽ hình 59 sgk cho hs quan sát. Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: - Hãy nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên sinh vật? - Ngoài 5 biện pháp trên còn có biện pháp nào khác để bảo vệ thiên nhiên? - Kể tên các vườn QG ở nước ta mà em biết? GV yêu cầu hs hoàn thành bảng 59 sgk - Gọi các nhóm báo cáo kết quả GV n.xét và đưa ra đáp án đúng HS quan sát hình 59 nêu được 5 biện pháp bảo vệ - Ngoài ra còn có: Khai thác hợp lí rừng sản xuất; hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất trồng; hạn chế di dân tự do; đóng cửa rừng tự nhiên - Cúc phương, Ba bể, bến en, Ba vì, Cát bà, Côn đảo - HS thảo luận và hoàn thành bảng - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật: Biện pháp bảo vệ: Hình 59 sgk b. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa: Nội dung bảng 59 HĐ 3: VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ - Mỗi chúng ta cần phải làm gì để khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên hoang dã? - Tuyên truyền như thế nào cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên? - Biện pháp tuyên truyền như thế nào là phù hợp? HS thảo luận nêu được: - Vai trò của hs - Nêu được nội dung tuyên truyền - Nêu được biện pháp: kịch, thơ ca, hò vè,; tâm tình trong gia đình. Mỗi HS có thể góp phần vào việc khôi phục môi trường, bảo vệ thiên nhiên hoang dã bằng cách: - K0 vứt rác thải bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh công cộng, VS công viên, bãi biển, trường học - K0 chặt phá cây bừa bãi, tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ cây - K0 săn bắt chim thú, bảo vệ các loài ĐV có ích - Tuyên truyền cho mọi người hiểu TQT của rừng.Tác hại của việc chặt phá rừng. Biện pháp bảo vệ rừng. 4. Củng cố: GV gợi ý hs trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là hệ sinh thái bị suy thoái?( Là HST mất ổn định: 1 phần của HST bị tác động quá mạnh, không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp làm cho toàn bộ HST mất cân bằng, suy thoái) - Nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?( Có 2 biện pháp chủ yếu là bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các HST đã bị thoái hóa – hình 59 và bảng 59 đã tóm tắt) 5 . Dặn dò: - Học và trả lời các câu hỏi ở cuối bài - Đọc và soạn trước bài mới .............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: