Giáo án lớp 9 môn Tin học - Trường THCS Nhơn Khánh

Giáo án lớp 9 môn Tin học - Trường THCS Nhơn Khánh

1. Kiến thức:

- Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.

- Biết khái niệm mạng máy tính.

- Biết một số loại mạng máy tính, các mô hình mạng.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được qua hình vẽ: các mạng LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình mạng ngang hàng và mô hình khách chủ.

 

doc 16 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1625Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Tin học - Trường THCS Nhơn Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2009
Tiết: 01
Bài dạy:
TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức:
Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
Biết khái niệm mạng máy tính.
Biết một số loại mạng máy tính, các mô hình mạng.
Kỹ năng:
Phân biệt được qua hình vẽ: các mạng LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình mạng ngang hàng và mô hình khách chủ.
Thái độ:
học tập vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, tranh ảnh.
Học sinh: đọc bài trước, sách giáo khoa, vở ghi chép.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (xen kẽ trong quá trình học)
Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung
10 phút
Hoạt động 1:
1. Vì sao cần mạng máy tính:
- Mạng máy tính ra đời đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm. 
- Những người sử dụng mạng có thể cùng chia sẻ các tài nguyên bao gồm: đĩa cứng, ổ CD-ROM, máy in, 
Ngày nay máy tính có thể giúp ta thực hiện nhiều công việc như soạn thảo văn bản, hỗ trợ tính toán, lập trình để giải các bài toán, các phần mềm phục vụ học tập, giải trí.
Tuy nhiên, người ta vẫn cần có mạng vì những mục đích gì?
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Học sinh lắng nghe và ghi chép.
Phát biểu ý kiến xây dựng bài.
15 phút
Hoạt động 2:
2. Khái niệm mạng máy tính:
a. Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng, 
b. Các thành phần của mạng:
- Thiết bị đầu cuối: máy tính, máy in,  kết nối với nhau tạo thành mạng.
- Môi trường truyền dẫn: cho phép tín hiệu được truyền qua đó như: dây dẫn, sóng điện từ, 
- Các thiết bị kết nối mạng: vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch, 
- Giao thức truyền thông: (Protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin trên mạng.
Khi máy tính ra đời và càng ngày làm được nhiều việc hơn thì nhu cầu trao đổi và xử lí thông tin cũng tăng dần và việc kết nối mạng là một tất yếu.
Hướng dẫn HS đọc SGK và tìm hiểu khái niệm mạng máy tính.
Nêu các thành phần của một mạng máy tính? 
Học sinh lắng nghe và ghi chép.
Đọc sách giáo khoa, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Quan sát hình ảnh minh hoạ.
15 phút
Hoạt động 3:
3. Phân loại mạng máy tính
a) Dựa trên môi trường truyền dẫn:
- Mạng có dây: sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn.
- Mạng không dây: sử dụng môi trường truyền dẫn không dây.
b) Dựa trên phạm vi sử dụng:
- Mạng cục bộ (LAN): phạm vi hẹp như văn phòng, toà nhà, trường học, công ty, 
- Mạng diện rộng (WAN): phạm vi rộng như tỉnh, quốc gia, toàn cầu. Thông thường mạng WAN là tập hợp các mạng LAN.
Mô hình mạng WAN
Có nhiều tiêu chí để phân loại mạng: theo môi trường truyền thông, theo góc độ phân bố địa lý, theo chức năng.
? Cần bao nhiêu máy tính để kết nối thành 1 mạng? Khoảng cách giữa các máy là bao nhiêu?
Mô hình mạng LAN
Phòng CNTT ở trường ta là một mạng LAN. Kết nối nhiều mạng cục bộ gọi là mạngWAN (Bộ, Sở, kết nối mạng của nhiều trường, nhiều Sở )
Lắng nghe và ghi chép nội dung bài học.
Các nhóm thảo luận và trả lời:
 -2 máy trở lên
 -Xa bao nhiêu cũng được
Lắng nghe và ghi nhớ.
4 phút
Hoạt động 4:
Củng cố kiến thức:
- Mạng máy tính và ích lợi của mạng máy tính.
- Các thành phần cơ bản
- phân loại mạng máy tính.
1. mạng máy tính là gì? Ích lợi của mạng máy tính là gì?
2. mạng máy tính có mấy thành phần cơ bản?
3. tiêu chí nào để phân biệt mạng LAN và WAN?
Trả lời câu hỏi.
Lắng nghe và nhận xét.
Ghi nhớ nội dung bài học.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà học bài, đọc trước bài học “Từ máy tính đến máy tính” để tiết học hôm sau học tốt hơn.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 20/10/2009
Tiết: 02
Bài dạy: (Lý thuyết)
TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức:
Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
Biết khái niệm mạng máy tính.
Biết một số loại mạng máy tính, các mô hình mạng.
Kỹ năng:
Phân biệt được qua hình vẽ: Các mạng LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình ngang hàng và mô hình khách chủ.
Thái độ:
Học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, tranh ảnh.
Học sinh: đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
Câu hỏi: Mạng máy tính là gì? Ích lợi của mạng máy tính là gì?
Trả lời: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng, 
Ích lợi của mạng máy tính là đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm và có thể cùng chia sẻ các tài nguyên bao gồm: đĩa cứng, ổ CD-ROM, máy in, 
Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung
15 phút
Hoạt động 1:
4. Vai trò của máy tính trong mạng:
Mô hình mạng Client-Server
a) Máy chủ (Server):
Điều khiển toàn bộ việc quản lý và phân bổ các tài nguyên trên mạng.
b) Máy trạm (Client, workstation)
dùng để truy cập, dùng chung các phần mềm, cùng chơi các trò chơi, hoặc khai thác các tài nguyên.
Ta có thể thiết lập mạng theo hai dạng: client-server và peer-to-peer. Đối với dạng Client-Server thì một vài máy tính đặc biệt được thiết lập là máy chủ và đưa ra tài nguyên dùng chung trong mạng. Còn ở dạng peer-to-peer các máy tính có vai trò như nhau, đều là máy chủ, máy trạm.
Mô hình mạng Peer-to-Peer
Lắng nghe, theo dõi và ghi chép nội dung bài học.
Quan sát hình ảnh minh hoạ để nắm bắt kiến thức tốt hơn.
15 phút
Hoạt động 2:
5. Lợi ích của mạng máy tính:
- Dùng chung dữ liệu.
- Dùng chung các thiết bị phần cứng như máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa, 
- Dùng chung các phần mềm: phần mềm diệt virus, 
- Trao đổi thông tin.
Việc kết nối các máy tính thành mạng cần phải có những chi phí nhất định, nhưng lợi ích mà mạng đem lại lớn hơn nhiều so với những chi phí bỏ ra. Nói tới mạng máy tính là nói tới sự chia sẻ các tài nguyên trên mạng.
? Sử dụng mạng có những ích lợi gì?
Học sinh lắng nghe và ghi chép nội dung bài học.
Phát biểu ý kiến xây dựng bài.
9 phút
Hoạt động 3:
Củng cố kiến thức:
- Mạng máy tính và vai trò của mạng máy tính.
- Phân loại mạng máy tính.
- Vai trò các máy tính trong mạng.
- Lợi ích của mạng máy tính.
1. Tiêu chí nào dùng để phân biệt mạng LAN và WAN?
2. Cho biết sự giống và khác nhau giữa mạng có dây và mạng không dây?
3. Cho biết sự khác nhau về vai trò của máy chủ với máy trạm trên mạng?
Học sinh trả lời câu hỏi để nắm vững kiến thức trên cơ sở nhận xét, bổ sung của giáo viên.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và làm bài tập sau đây:
Bài tập: Theo em, các mạng dưới đây có thể xếp vào những loại nào?
a) Năm máy tính cá nhân và một máy in trong một phòng được nối với nhau bằng dây cáp mạng để dùng chung máy in.
b) Một máy tính ở Hà Nội kết nối với một máy tính ở Thành phố Hồ Chí Minh để có thể sao chép các tệp và gửi thư điện tử.
c) Hơn 100 máy tính ở ba tầng liền nhau của một toà nhà cao tầng, được nối với nhau bằng dây cáp mạng để chia sẻ dữ liệu và máy in.
Các đọc trước bài học “Mạng thông tin toàn cầu Internet” để tiết học tiếp theo học tốt hơn. 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn 25/10/2009
Tiết: 03
Bài dạy: (Lý thuyết)
MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức:
Biết được khái niệm Internet, các lợi ích chính do Internet mang lại, sơ lược về giao thức TCP/IP.
Biết các cách kết nối Internet.
Biết khái niệm địa chỉ IP.
Kỹ năng:
Biết tìm kiếm thông tin trên Internet.
Biết gửi thư, học tập qua Internet.
Thái độ:
Học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, tranh ảnh minh hoạ trực quan.
Học sinh: đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Cho biết vai trò máy chủ - máy trạm trong mạng Client – Server? Lợi ích của mạng máy tính là gì?
Trả lời: 
a) Máy chủ (Server): Điều khiển toàn bộ việc quản lý và phân bổ các tài nguyên trên mạng.
b) Máy trạm (Client, workstation): Dùng để truy cập, dùng chung các phần mềm, cùng chơi các trò chơi, hoặc khai thác các tài nguyên.
Lợi ích của mạng:
- Dùng chung dữ liệu.
- Dùng chung các thiết bị phần cứng như máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa, 
- Dùng chung các phần mềm: phần mềm diệt virus, 
- Trao đổi thông tin.
Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung
15 phút
Hoạt động 1:
1. Internet là gì?
@ Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa.
@ Internet là mạng máy tính lớn nhất toàn cầu, nhiều người sử dụng nhất nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó. Internet được tài trợ bởi các chính phủ, các cơ quan khoa học và đào tạo, doanh nghiệp và hàng triệu người trên thế giới. 
@ Với sự phát triển của công nghệ, Internet phát triển không ngừng cả về số và chất lượng.
Internet cung cấp nguồn tài nguyên thông tin hầu như vô tận, giúp học tập, vui chơi, giải trí, . Internet đảm bảo một phương thức giao tiếp hoàn toàn mới giữa con người với con người.
? Cho HS đọc SGK và trình bày.
- Mạng Internet là gì? 
- Internet ra đời vào năm nào và do ai điều hành?
- Với Internet chúng ta làm được những việc gì?
Học sinh lắng nghe và ghi chép.
Các nhóm thảo luận và trình bày
- HS đọc SGK.
- Năm 1983. Không ai là chủ sở hữu Internet.
- Tìm kiếm thông tin
- Mua bán qua mạng
- Giải trí, học tập
- Giao tiếp trực tuyến
Mô hình các mạng máy tính kết nối thành Internet.
20 phút
Hoạt động 2:
2. Một số dịch vụ trên Internet:
a. Tổ chức và khai thác thông tin trên web:
Dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất của Internet là tổ chức và khai thác thông tin WWW. Dịch vụ này tổ chức thông tin dưới dạng các trang web. Bằng trình duyệt web, người dùng truy cập để xem nội dung các trang web đó khi máy tính kết nối với Internet.
b. Tìm kiếm thông tin trên Internet:
Có hai cách thường được sử dụng:
- Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ hay liên kết được các nhà cung cấp dịch vụ đặt trên các trang web.
- Tìm kiếm nhờ các máy tìm kiếm ( Search Engine). Máy tìm kiếm cho phép tìm kiếm thông tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng.
– Để sử dụng máy tìm kiếm, gõ địa c ... hững ứng dụng đó phải kể đến các ứng dụng phổ biến là tổ chức và truy cập thông tin, tìm kiếm thông tin và thư điện tử. 
Các thông tin trên Internet thường được tổ chức dưới dạng siêu văn bản.
Ghi nội dung bài học
Cho HS thảo luận, tìm hiểu những nội dung được tìm thấy trên Internet.
Học sinh lắng nghe và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Học sinh ghi chép nội dung bài học.
Các nhóm thảo luận, trình bày.
- văn bản
- hình ảnh
- âm thanh
Thao tác 2:
Để tìm kiếm các trang web nói riêng, các tài nguyên trên Internet nói chung và đảm bảo việc truy cập đến chúng, người sử dụng hệ thống WWW (World Wide Web)
Dẫn dắt diễn giải để đưa nội dung.
? Cho biết tên một số website mà em biết? 
Giáo viên giới thiệu thêm một số trang web trong sách giáo khoa.
Giáo viên giới thiệu hai loại trang web
* Có hai loại trang web: trang web tĩnh và trang web động. Trang web tĩnh có thể xem như tài liệu siêu văn bản, còn trang web động là mỗi khi có yêu cầu từ máy người dùng, máy chủ sẽ thực hiện tìm kiếm dữ liệu và tạo trang web có nội dung theo đúng yêu cầu và gửi về máy người dùng.
Học sinh lắng nghe và ghi chép.
Lắng nghe.
Phát biểu ý kiến:
www.edu.net.vn
www.echip.com.vn
www.laodong.com.vn
7 phút
Hoạt động 2:
2. Truy cập web:
a) Trình duyệt web:
* Trình duyệt web là chương trình giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW: truy cập các trang web, tương tác với các máy chủ trong hệ thống WWW và các tài nguyên khác của Internet.
* Để truy cập đến trang web người dùng cần phải sử dụng một chương trình đặc biệt gọi là trình duyệt web.
* Có nhiều trình duyệt web khác nhau: Internet Explorer, Netcape Navigator, FireFox, Các trình duyệt web có khả năng tương tác với nhiều loại máy chủ.
Học sinh lắng nghe và ghi chép nội dung bài học.
Phát biểu ý kiến xây dựng bài.
2 phút
Hoạt động 3:
Củng cố kiến thức:
- Siêu văn bản, trang web.
- Website, địa chỉ website.
- Trang chủ, trình duyệt web.
Giáo viên yêu cầu nhắc lại các kiến thức đã học. sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
Phát biểu ý kiến.
Lắng nghe và ghi nhớ nội dung.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau sách giáo khoa và đọc trước bài học để tiết học tiếp theo học tốt hơn.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 01/11/2009
Tiết: 06
Bài dạy: (Lý thuyết)
TỔ CHỨC VÀ TRUY CẬP 
THÔNG TIN TRÊN INTERNET
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức:
Khái niệm hệ thống WWW, siêu văn bản.
Trang web, trình duyệt web, website.
Trang web động, trang web tĩnh.
Truy cập và tìm kiếm thông tin trên Internet.
Kỹ năng:
Sử dụng được trình duyệt web.
Thực hiện được đăng ký, gửi, nhận thư điện tử.
Thái độ:
Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet.
Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, hình ảnh trực quan.
Học sinh: đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (Xen kẽ trong quá trình học)
Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung
15 phút
Hoạt động 1:
b) Truy cập trang web:
Để truy cập trang web, ta cần thực hiện:
1. Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ.
2. Nhấn Enter.
Để truy cập đến trang web nào ta phải biết địa chỉ của trang web đó, gõ địa chỉ vào dòng địa chỉ (Address), nó sẽ hiển thị nội dung trang web nếu tìm thấy.
Học sinh lắng nghe và ghi chép nội dung bài học.
25 phút
Hoạt động 2:
3. Tìm kiếm thông tin trên Internet:
a) Máy tìm kiếm:
Tìm kiếm nhờ các máy tìm kiếm (Search Engine). Máy tìm kiếm cho phép tìm kiếm thông tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng.
b) Sử dụng máy tìm kiếm:
Để tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm, ta cần thực hiện các bước sau:
Truy cập máy tìm kiếm.
Gõ từ khoá vào ô dành để nhập từ khoá.
Nhấn phím Enter hoặc nháy nút tìm kiếm..
Có hai cách thường được sử dụng:
- Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ hay liên kết được các nhà cung cấp dịch vụ đặt trên các trang web.
- Tìm kiếm nhờ các máy tìm kiếm.
ở đây ta nghiên cứu cách tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm.
Máy tìm kiếm thông tin dựa trên từ khoá (hoặc cụm từ liên quan đến vấn đề cần tìm kiếm) do người dùng cung cấp để hiển thị danh sách các kết quả dưới dạng liên kết. Người dùng có thể nháy chuột vào liên kết để truy cập trang web tương ứng. Ở đây ta tìm hiểu với máy tìm kiếm
Học sinh lắng nghe và ghi chép nội dung bài học.
Học sinh lắng nghe và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Lắng nghe và ghi nội dung bài học.
4 phút
Hoạt động 3:
Củng cố kiến thức:
- Các bước truy cập trang web.
- Tìm kiếm thông tin trên Internet.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học.
Học sinh củng cố kiến thức đã học.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà học bài và trả lời các câu hỏi sau đây:
Siêu văn bản là gì? Hãy phân biệt siêu văn bản với trang web?
Hãy trình bày các khái niệm địa chỉ của trang web, website và địa chỉ website.
Em hiểu www là gì?
Để truy cập các trang web em cần sử dụng phần mềm gì? Làm thế nào để truy cập một trang web cụ thể?
Hãy cho biết mục đích và cách sử dụng máy tìm kiếm. Hãy kể tên một số máy tìm kiếm.
Hãy nêu một số website mà em biết.
Các em đọc trước bài thực hành để hôm sau học tốt hơn.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 07/11/2009
Tiết: 07
Bài dạy: (Bài thực hành 1)
SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT 
ĐỂ TRUY CẬP WEB
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức: Làm quen với trình duyệt Firefox.
Kỹ năng: Biết truy cập một số trang web để đọc thông tin và duyệt các trang web bằng liên kết.
Thái độ:
Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet.
Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, bài thực hành, chương trình firefox.
Học sinh: đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (xen kẽ trong quá trình dạy học)
Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung
15 phút
Hoạt động 1:
1. Khởi động và tìm hiểu một số thành phần của cửa số Firefox:
* Khởi động Firefox bằng một trong hai cách:
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình.
- Chọn Start\ All Programs\ Mozilla Firefox\ Mozilla Firefox.
* Quan sát và tìm hiểu một số thành phần của cửa số Firefox: bảng chọn File dùng để lưu và in trang web, ô địa chỉ, các nút lệnh, 
Giáo viên phát vấn đặt vấn đề để đưa ra nội dung bài học.
Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến và nhận xét, đánh giá.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số thành phần của Firefox.
Học sinh lắng nghe và ghi chép.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi thảo luận.
10 phút
Hoạt động 2:
2. Xem thông tin trên các trang web:
* Truy cập trang web của báo Vietnamnet.vn.
Sử dụng các nút lệnh Back, Forward để chuyển qua lại giữa các trang web đã xem.
* Truy cập một số trang web bằng cách gõ địa chỉ tương ứng vào ô địa chỉ.
* Một số trang web có thể tham khảo:
www.tntp.org.vn: Báo điện tử Thiếu niên Tiền phong.
www.tienphong.vn: Phiên bản điện tử Thiếu niên Tiền phong.
www.dantri.com.vn: Báo điện tử của TW Hội Khuyến học Việt Nam.
encarta.msn.com: Bộ bách khoa toàn thư đa phương tiện của hãng Microsoft.
vi.wikipedia.org: Bộ bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt.
Giáo viên hướng dẫn cách truy cập và xem thông tin trên các trang web.
Giáo viên giới thiệu một số trang web có thể tham khảo khi truy cập web.
Học sinh lắng nghe, quan sát, theo dõi.
Học sinh ghi chép một số trang web tham khảo.
15 phút
Hoạt động 3:
3. Lưu thông tin:
* Để lưu hình ảnh trên trang web, cần thực hiện các bước sau:
- Nháy nút phải chuột vào hình ảnh cần lưu.
- Chọn Save Image As, khi đó một hộp thoại sẽ được hiển thị cho phép chọn vị trí lưu ảnh.
- Chọn thư mục để lưu ảnh và đặt tên cho ảnh.
- nháy nút Save.
* Để lưu cả trang web, ta thực hiện:
- Chọn lệnh File \ Save Page As, hộp thoại Save As được hiển thị.
- Chọn vị trí lưu tệp và đặt tên tệp trên hộp thoại Save as.
- Nháy nút Save.
Giáo viên phát vấn dẫn dắt vấn đề đi đến cách lưu thông tin trên trang web.
Giáo viên hướng dẫn thao tác lưu hình ảnh và lưu cả trang web.
Ghi nội dung bài học.
Giáo viên hướng dẫn thêm cách lưu một phần văn bản của trang web: Chọn phần văn bản; nhấn Ctrl+C; mở word và nhấn Ctrl+V; lưu trang Word lại.
Học sinh lắng nghe và ghi chép.
Học sinh quan sát thao tác.
Ghi chép nội dung bài học
Lắng nghe.
4 phút
Hoạt động 4:
Củng cố kiến thức:
Khởi động Firefox.
Xem thông tin các trang web.
Lưu thông tin.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức sau đó nhận xét, bổ sung.
Học sinh trả lời câu hỏi và nhận xét.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà đọc lại bài thực hành để tiết học tiếp theo thực hành cho tốt.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 01/11/2009
Tiết: 08
Bài dạy (Bài thực hành 1)
SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT
ĐỂ TRUY CẬP WEB
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức: Làm quen với trình duyệt Firefox.
Kỹ năng: Biết truy cập một số trang web để đọc thông tin và duyệt các trang web bằng liên kết.
Thái độ:
Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet.
Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, bài thực hành, phần mềm, máy vi tính.
Học sinh: đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: (xen kẽ trong quá trình học)
Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung
35 phút
Hoạt động 1:
HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN:
Tổ chức: sắp xếp mỗi học sinh ngồi vào một máy vi tính.
Tiến trình thực hiện:
Khởi động máy tính.
Thực hiện các yêu cầu bài tập 1,2,3.
GV tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho HS.
GV quan sát các em thực hiện để đánh giá và ghi điểm.
GV nhắc nhở, hướng dẫn thường xuyên.
HS ngồi theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
HS thực hành theo tiến trình.
5 phút
Hoạt động 2:
HƯỚNG DẪN KẾT THÚC:
Tổng kết.
Nhận xét đánh giá.
Tắt máy an toàn:
Tắt máy an toàn.
Vệ sinh phòng máy.
Nhắc lại những nội dung đã làm được; Nhận xét đánh giá tiết thực hành; Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau; Kiểm tra thiết bị rồi cho HS nghỉ.
HS tắt máy, vệ sinh chỗ ngồi. 
Lắng nghe thầy giáo nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm.
4 phút
Hoạt động 3:
CỦNG CỐ KIÊN THỨC:
Khởi động Firefox.
Xem thông tin các trang web.
Lưu thông tin.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức sau đó nhận xét, bổ sung.
Học sinh trả lời câu hỏi và nhận xét.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà thực hiện lại bài thực hành và đọc trước Bài thực hành 2 để tiết học tiếp theo học tốt hơn.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 01-08.doc