Giáo án Tin học 9 - Tiết 11 - Bài 6: Học gõ 10 ngón

Giáo án Tin học 9 - Tiết 11 - Bài 6: Học gõ 10 ngón

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Biết cấu trúc của bàn phím, các hàng phím trên bàn phím, hiểu được lợi ích của tư thế ngồi đúng và gõ bàn phím bằng mười ngón.

 - Xác định được vị trí các phím trên bàn phím, phân biệt được các phím soạn thảo và phím chức năng. Ngồi đúng tư thế và thực hiện gõ các phím trên bàn phím bằng mười ngón.

 - Học sinh có thái độ nghiêm túc khi luyện tập gõ bàn phím, gõ phím đúng theo ngón tay quy định, ngồi và nhìn đúng tư thế.

II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, tranh ảnh, máy vi tính.

 -Trò: Đồ dùng học tập.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1666Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 9 - Tiết 11 - Bài 6: Học gõ 10 ngón", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/11/2009
Ngày giảng: 09/11/2009
Tiết 11
Bài 6: Học gõ 10 ngón
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Biết cấu trúc của bàn phím, các hàng phím trên bàn phím, hiểu được lợi ích của tư thế ngồi đúng và gõ bàn phím bằng mười ngón.
	- Xác định được vị trí các phím trên bàn phím, phân biệt được các phím soạn thảo và phím chức năng. Ngồi đúng tư thế và thực hiện gõ các phím trên bàn phím bằng mười ngón.
	- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi luyện tập gõ bàn phím, gõ phím đúng theo ngón tay quy định, ngồi và nhìn đúng tư thế.
II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, tranh ảnh, máy vi tính.
 -Trò: Đồ dùng học tập.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số:
Ngày lên lớp
Tại lớp
Sĩ số
Vắng
Vắng 
6A
6B
6C
2.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình thực hành).
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu: Hiện nay nhiều người đang làm việc với máy tính không có thói quen gõ bàn phím bằng mười ngón vì tốc độ chậm và rất mau mỏi các khớp tay. Nên việc rèn luyện kĩ năng và tư thế làm việc với máy tính là rất quan trọng.
Hoạt động 1: Bàn phím máy tính:
1. Bàn phím máy tính:
Bàn phím được chia làm mấy khu vực là những khu vực nào?
- Khu vực chính của bàn phím bao gồm 5 hàng phím. Các hàng phím từ trên xuống lần lượt là: Hàng số, hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới và hàng phím chứa phím cách.
- Hàng phím cơ sở: Trên hàng phím cơ sở có hai phím có gai là F và J. Đây là hai phím dùng làm vị trí đặt hai ngón tay trỏ. Các phím còn lại trên hàng phím cơ sở A,S,D, F, J,K,L, còn được gọi là các phím xuất phát. Hàng phím cơ sở là hàng phím quan trọng nhất. Em sẽ học cách đặt ngón tay và gõ phím bắt đầu từ các phím trên hàng ngày.
- Các phím khác: + Các phím điều khiển.
 + Phím đặc biệt như: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift, Caps Lock, Tab, Enter và Backspace.
Em hãy cho biết lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón?
Hoạt động 2: ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón.
2. ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón.
- Tốc độ gõ nhanh hơn.
- Gõ chính xác hơn.
- Gõ bằng mười ngón hình thành tác phong làm việc và lao động chuyên nghiệp với máy tính.
Em hãy cho biết tư thế ngồi như thế nào là đúng?
Hoạt động 3: Tư thế ngồi.
3. Tư thế ngồi.
- Ngồi thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa ra sau, cũng như không cúi về phía trước.
- Mắt nhìn thẳng vào màn hình, có thể nhìn chênh xuống nhưng không được hướng lên trên.
- Bàn phím ở vị trí trung tâm, hai tây để thả lỏng trên bàn phím.
Hoạt động 4: Luyện tập
a) Cách đặt tay và gõ phím.
Khi luyện tập gõ bàn phím em cần lưu ý:
- Đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở.
- Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìn xuống bàn phím.
- Gõ phím nhẹ nhàng nhưng dứt khoát.
- Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất định.
- Các phím do từng ngón tay phụ trách. Khi cần gõ phím nào , ngón tay phụ trách sẽ vươn ra từ hàng phím cơ sở để gõ phím đó.
Sau khi gõ xong đưa ngón tay trở về vị trí ban đầu trên hàng phím cơ sở.
b) Luyện gõ các phím hàng cơ sở:
1. Quan sát hình để nhận biết các ngón tay sẽ phụ trách các phím ở hàng ơ cở sở.
2. Gõ các phím hàng cơ sở theo mẫu sau:
Sgk(28).
- Học sinh lắng nghe.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi.
*) Ghi nhận:
Khu vực hcính của bàn phím bao gồm 5 hàng phím.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Bổ xung.
- Học sinh thực hành:
Chia học sinh thành từng nhóm, mỗi máy từ 2 đến 3 học sinh: Giúp đỡ nhau khi thực hành và tự đánh giá lẫn nhau tạo không khí thi đua trong lớp học.
- Quan sát và thực hành.
- Quan sát thực hành.
4. Củng cố: 
	- Cách đặt tay và thao tác gõ phím, thu tay sau khi gõ.
*) Nhận xét, đánh giá.
	- Nhận xét tính thần và thái độ học tập của cả lớp.
	- Khen ngợi các em có ý thức xây dựng bài.
5. Dặn dò:
	- Nghiên cứu bài học mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet11.doc