Giáo án lớp 9a môn Giáo dục công dân - Năm 2011

Giáo án lớp 9a môn Giáo dục công dân - Năm 2011

a.Kiến thức:

Nêu được thế nào là chí công vô tư

Nêu được biểu hiện của chí công vô tư (nêu một số biểu hiện cơ bản công bằng, không thiên vị, làm việc vì lẽ phải, vì lợi ích chung).

Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư. (ý nghĩa đối với sự phát triển của bản thân, đối với lợi ích của tập thể, của xã hội)

 

doc 61 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9a môn Giáo dục công dân - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 08/ 2011
Ngày dạy: 17/ 08/ 2011
Dạy lớp: 9A
Dạy lớp: 9C
 Tiết1 Bài 1 CHÍ CÔNG VÔ TƯ
1- Mục tiêu:
a.Kiến thức:
Nêu được thế nào là chí công vô tư
Nêu được biểu hiện của chí công vô tư (nêu một số biểu hiện cơ bản công bằng, không thiên vị, làm việc vì lẽ phải, vì lợi ích chung).
Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư. (ý nghĩa đối với sự phát triển của bản thân, đối với lợi ích của tập thể, của xã hội)
b. Kĩ năng:
 Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày đối xử công bằng với mọi người và bạn bè, không thiên vị người thân của mình, hành động theo lẽ phải, vì lợi ích chung của lớp, của trường và cộng đồng. 
c.Thái độ:
 Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. GV: Chuyện kể, ca dao, tục ngữ nói vồ đức tính chí công vô tư, giáo án, sgk, sgv.
 b. HS: SGK + vở ghi, sưu tập các tình huống biểu hiện của đức tính chí công vô tư.
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và bài mới của HS.
 b.Bài mới:
*Giới thiệu bài: (5’)
 Chuyện kể về “Một ông già lẩm cẩm” gánh trên vai 86 tuổi đời với khoản lương hưu hai người cả thảy 440.000đ/tháng. Nuôi thêm cô cháu ngoại 7 tuổi, nhưng vẫn “đèo bòng” dạy học miễn phí cho trẻ nghèo, ông giáo làng Bùi Văn Hiền nhà ở thôn Thái Bình, xã Đông Thái, huyện Ba Vì- Hà Tây (Cũ)
? Câu chuyện trên nói lên đức tính gì của ông giáo làng?
- HS trả lời.
- GV: Để hiểu được thế nào là chí công vô tư? chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 1: Chí công vô tư.’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
?
Nêu việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
I- Đặt vấn đề: (15p)
HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK.
1- Khi Tô Hiến Thành ốm:
+ Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
+ Trần Trung Tá mải việc chống 
?
G?
Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?
Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện điều gì?
giặc nơi biên cương.
- Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
 Việc làm của THT là xuất phát từ lợi ích chung, là người công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
?
?
?
?
Mong muốn của Bác Hồ là gì?
Mục đích mà bác theo đuổi là gì?
Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của CT HCM?
Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch HCM của đức tính gì?
2- Bác Hồ:
- Mong muốn Tổ quốc được giải phóng, nhân đân được ấm no, hạnh phúc.
- Mục đích sống: “làm cho ích quốc, lợi dân”
- Là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã chọn đời mình cho quyền lợi của DT, của đất nước và hạnh phúc của ND.
-> Chí công vô tư.
G
 Nhờ phẩm chất cao đẹp đó Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của ND ta đối với Bác. Đó là sự tin yêu kính trọng, sự khâm phậc, lòng tự hào và sự gắn bó, gần gũi, thân thiết.
II- Bài học: (10p)
1- Khái niệm:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
VD: Luôn cố gắng làm việc bằng tài năng, sức lực của mình.
?
G
Qua phần tìm hiểu trên em hiểu thế nào là chí công vô tư?
Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp, trong sáng và cần thiêt cho tất cả mọi người thể hiện sự công bằng.
2- Ý nghĩa:
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH công bằng,dân chủ, văn minh. Được mọi người kính trọng, tin cậy.
H:....
-
G
?
Lấy VD việc làm thể hiện chí công vô tư?
Quay lại câu chuyện:
Sự nghiệp và cuộc đời của bác đã tác động tới tình cảm của ND ta như thế nào?
Sống và làm việc như Tô Hiến Thành và Chủ tịch HCM sẽ có lợi gì cho tập thể và cho XH?
H:.....
H:...
H: Sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy, đen lại lợi ích cho tập thể và XH.
?
?
G
Các bạn trong lớp chúng ta đã biết xử sự chí công vô tư chưa? Vì sao?
Là HS cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư NTN?
Phải nhận thức đúng để phân biệt giữa chí công vô tư và không chí công vô tư.
3-Rèn luyện chí công vô tư:
- Có thái độ ủng hộ người chí công vô tư.
- Phê phán hành vi vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng.
-
-
HS đọc câu danh ngôn trong SGK.
HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
HS làm bài tập sgk HS nhận xét - GV bổ xung.
III- Luyện tập: (5’)
Bài 1 sgk-5:
- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: d, e. Vì giải quyết công việc công bằng, hợp lý, xuất phát từ lợi ích chung.
- Hành vi không chí công vô tư: a, b ,c, đ.
Bài 2 sgk-5:
- Tán thành với ý kiến: d, đ.
- Không tán thành ý kiến: a, b, c.
a- Vì chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp cần thiết cho tất cả mọi người.
?
?
?
 c. Củng cố: (5p)
 Thế nào là chí công vô tư?
 Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào?
 Để có đức tính chí công vô tư HS cần phải rèn luyện như thế nào?
H: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1p)
- Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
- Làm bài tập 3, 4 sgk-6.
- Đọc trước phần đặt vấn đề trong SGK và trả lời phần gợi ý câu hỏi.
Ngày soạn: 23/08/2011
 Ngày dạy: 24 / 08/ 2011 
Dạy lớp 9A
 Dạy lớp 9C
Tiết 2 BÀI 2 TỰ CHỦ
1. Mục tiêu:
 a. Kiến thức: Hiểu thế nào là tự chủ: tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân.
 Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ: kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực, biết tự ra quyết định cho bản thân mình.
 Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ: giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa, vững vàng trước khó khăn, thử thách, cám dỗ.
 b.Kĩ năng: Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt: Trung thực, tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; có tinh thần vượt khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ được giao phó; kiên định thực hiện bảo vệ cái đúng, cái tốt
 c.Thái độ: Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. GV: SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.
- Tìm những tấm gương, ví dụ về tính tự chủ.
b. HS: Học, làm bài tập ở bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện của chí công vô tư?
 Làm bài tập 3 (sgk 6)
Trả lời: Là phẩm chất đặc điểm của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
b. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng chúng ta không bi quan, chán nản. Vẫn tiếp tục khắc phục những khó khăn đó để học tập và làm việc tốt đó chính là người có tính tự chủ. Vậy người như thế nào thì được gọi có đức tính tự chủ. Chúng ta cùng nghiên cứu bài...
Hoạt động của thầy
Hoạt động của thầy
G
?
- H/S đọc phần đặt vấn đề.
- GV nhận xét.
Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
I- Đặt vấn đề: (13’)
1- Một người mẹ:
- Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
- Tích cực giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS.
Vận động mọi người không xa lánh họ.
?
Qua những việc làm đó theo em bà Tâm là người như thế nào?
-> Làm chủ được tính cảm, hành vi của mình nên vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và người khác.
?
?
?
N đã từ một H/S ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? 
Vì sao N lại có kết cục như vậy?
Bà Tâm và N ai là người có tính tự chủ?
2- Chuyện của N:
- Bạn bè rủ rê hút thuốc
- Thi trượt buồn chán, tuyệt vọng hút thử
- Tham gia trộm cắp
-> Vì không làm chủ được bản thân suy nghĩ và hành vi thiếu cân nhắc.
-> Bà Tâm là người có tính tự chủ.
?
Vậy qua tìm hiểu em hiểu thế nào là tự chủ?
II- Bài học: (15’)
1- Khái niệm:
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin biết điều chỉnh hành vi của mình.
G
 Tự chủ vượt qua mọi thư thách, khó khăn và sự cám dỗ; không ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực.
 Trước mọi sự việc người có tính tự chủ thường bình tĩnh không nóng nảy, không vội vàng, gặp khó khăn không sợ hãi, không chán nản. Trong cư xử thường ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự luôn biết tự kiểm tra đánh giá hành vi của mình.
?
?
Em hãy cho biết vì sao chúng ta cần có tính tự chủ?
Vậy tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
H:...
2- Ý nghĩa:
Tự chủ giúp chúng ta biết sống đúng đắn, cư xử có đạo lý, có văn hoá. Đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.
-
 H/S chơi trò chơi tiếp sức:
Tìm những biểu hiện tự chủ và thiếu tự chủ?
- Tự chủ: Không nóng nảy, không vội vàng. Chín chắn, tự tin, ôn hoà, kiềm chế, bình tĩnh, mềm mỏng.
- Thiếu tự chủ: Vội vàng, nóng nảy, sợ hãi, chán nản, không vững vàng, cáu gắt, hoang mang, gây gổ.
-
Lấy ví dụ cụ thể trong học tập, lao động
 Vượt qua mọi khó khăn để đạt được kết quả tốt trong học tập.
Cần phải suy nghĩ trước khi hành động nói với bạn để bạn thông cảm. Khuyên bạn.
Từ chối, phân tích cho bạn, khuyên bạn.
?
 Tình huống:
Hà là H/S lớp 9 hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mẹ đau ốm liên tục nhưng Hà vẫn quyết tâm học. Cuối năm Hà đạt H/S giỏi.
Em có nhận xét gì về bạn Hà?
G
?
?
Hà vượt qua được những khó khăn đó là vì bạn Hà có tính tự chủ.
Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng bạn sẽ xử sự như thế nào?
Khi có người rủ em làm điều gì đó sai trái em sẽ làm gì?
H: Bạn Hà là một người biết tự chủ về hành động và suy nghĩ của mình.
H: Kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống.
H: Không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực, biết tự ra quyết định cho bản thân mình.
?
Chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
3- Rèn luyện tính tự chủ:
- Suy nghĩ trước khi hành động.
- Tự kiểm tra, điều chỉnh việc làm, thải độ, lời nói, hành động của mình.
G
Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
H: Không tán thành.
-> Đã có quyết tâm dù bị người khác cản trở vẫn vững vàng.
-
?
?
Em hãy giải thích câu ca dao trong SGK?
c. Củng cố: (2p) 
 Thế nào là tự chủ?	
 ý nghĩa, cách rèn luyện tính tự chủ?
H:...
-
 H/S đọc yêu cầu bài tập.
H/S làm bài tập - H/S nhận xét -> GV.
Đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
III- Luyện tập: (8’)
 Bài 1:
- Đồng ý với những ý: a, b, d, e.
Vì đó chính là những biểu hiện của tự chủ, thể hiện sự tự tin, suy nghĩ chín chắn.
Bài 2: 
- Phải suy nghĩ ... hốt, có sức khoẻ, có tri thức, giàu mơ ước, nhiệt huyết.
G
Để xây dựng được đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công CNXH thanh niên phải là “ lực lượng nòng cốt” vì họ là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện.
?
Nêu những biểu hiện có trách nhiệm trong việc thực hiện CNH- HĐH? Ngược lại?
H: Có kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện cụ thể.
Tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo kế hoạch đã đặt ra.
Ngược lại: Tham gia đua xe, Nghiện hút, cướp giật, mại dâm...
?
Tìm những câu nói và những hoạt động tiêu biểu của thanh niên lập nghiệp?
H: Câu nói: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".
H: Những hoạt động tiêu biểu:
Đoàn viên thanh niên luôn là đội ngũ xung kích trong phong trào xoá đói, giảm nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc.
Chiến dịch mùa hè tình nguyện.
Giúp nông dân cắt lúa.
Cuộc thi sáng tạo rôbốt.
c. Củng cố: (7’)
-
-
G
H/S đọc yêu cầu bài tập.
H/S làm bài- H/S nhận xét.
 Bổ xung.
Bài tập: 1 (SGK trang 39)
- Vì thế hệ thanh niên ngày nay là lực lượng nòng cốt, họ là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện.
d. Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (3’)
- Học thuộc nội dung bài học 1 trong SGK.
- Làm bài tập: 2 - 6 (sgk trang 36).
- Xem trước phần nội dung còn lại.
 Ngày soạn:2/01/2011 Ngày dạy: 12 /01/2011 dạy lớp 9A
 12 /01/2011 dạy lớp 9B
Tiết 20 
Bài 11: TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
(Tiết 2)
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
 Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong thời kì CNH - HĐH.
b. Kĩ năng: 
Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện thân thể của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong tương lai.
c.Thái độ:
Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. GV: Nghiên cứu tài liệu soạn bài, phiếu học tập
b. HS: Đọc trước bài, trả lời phần gợi ý câu hỏi.
3. Phần thể hiện trên lớp:
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
?1. Nhiệm vụ cách mạng Đảng ta đặt ra trong thời kì đổi mới ntn?
?2.Em có nhận xét gì về những biểu hiện của một số thanh niên học sinh hiện nay như: Đua xe máy. lười học, nghiện hút ma tuý, đua đòi ăn chơi,...?
Đáp án.
 Phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Thực hiện Mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh,...."
 Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm thành nước công nghiệp.
 Nhận xét: Không xác định được vai trò trách nhiệm và vị trí của thanh niên, thiếu hiểu biết, không có ý chí rèn luyện.
b. Bài mới:
 Giới thiệu bài: (2’)
Tiết 1 các em đã hiểu được sự nghiệp CNH- HĐH và biết được trách nhiệm của thanh niên trong dự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Vậy để hiểu được nhiệm vụ của thanh niên, H/S chúng ta cùng nghiên cứu tiếp bài 11.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
?
Em hiểu ntn là CNH - HĐH đất nước?
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
H: Là một quá trình ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào các lĩnh vực sản xuất, hoạt động xã hội.
-
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
?1
Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên nước ta hiện nay?
1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước là.
Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ 
thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị.
Có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kĩ năng, phát triển năng lực.
Có ý thức rèn luyện sức khoẻ.
Tích cực tham gia lao động sản xuất và các hoạt động chính trị xã hội. 
?2
Thanh niên, học sinh phải làm gì để hoàn thành trách nhiệm của mình trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước? 
2. Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH - HĐh đất nước.
Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện.
Xác định lí tưởng đúng đắn.
Có kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân tương lai của đất nước trong thời kì mới
?3
Em có kế hoạch phấn đấu như thế nào trong học tập, lao động và tu dưỡng đạo đức để trở thành thanh niên tốt trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước?
3. Phương hướng phấn đấu của bản thân em trong giai đoạn hiện nay
Thực hiện tốt nhiệm vụ mà đoàn thanh niên nhà trường giao phó.
Tích cực tham gia các hoạt động XH như: lao động chủ nhật xanh; vệ sinh trường lớp
Xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
G
Đang là H/S ngồi trên ghế nhà trường, phải nghe theo lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, đoàn kết với bạn bè, hăng say học tập và rèn luyện tích cực tham gia các hoạt động của tập thể và xã hội như: Hoạt động đoàn, phát triển văn hoá, văn nghệ, TDTT, hoạt động tuyên truyền, vệ sinh môi trường, hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
G
Trách nhiệm và nhiệm vụ của H/S là học tập, rèn luyện để trang bị kiến thức, rèn luyện các năng lực, phẩm chất và sức khoẻ để đảm nhận sứ mệnh lịch sử của tuổi trẻ như đồng chí tổng Bí Thư đã nói.
Bài tập tình huống:
Tốt nghiệp ra trường Bác sĩ Sơn nộp đơn xin công tác tại một huyện miền núi để giúp đỡ bà con nơi đây vì ở đây đang thiếu Bác sĩ. Anh đã từ chối làm việc ở thành phố nơi bố anh đã xin sẵn cho anh.
H:...
?
Em có nhận xét gì về quyết định của Sơn? Nếu là người thân của Sơn em sẽ xử lí ntn?
H: Sơn đã có quyết định đúng thể hiện đúng vị trí vai trò trách nhiệm của thanh niên là lực lượng xung kích, nòng cốt. 
Nếu là người thân sẽ ủng hộ quyết định của Sơn...
G
Trong đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, Bí thư thứ nhất BCH TW đoàn khoá VIII Đoàn Văn Thường đã nêu: "...Để đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước Đoàn tập trung phong trào 5 xung kích:
Xung kích lao động sáng tạo...
Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Xung kích bảo vệ tổ quốc.
Xung kích thực hiện cải cách hành chính.
Xung kích hội nhập kinh tế quốc tế.
-
-
?
H/S làm bài-> H/S nhận xét -> GV.
H/S đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
 H/S làm bài tập- H/S nhận xét -> GV.
Việc làm thiếu trách nhiệm của thanh niên.
III- Luyện tập: (14’)
 Bài 1 (2) SGK- tr 39)
- H/S kể.
- Học tinh thần bất khuất, dám hi sinh tính mạng vì dân tộc Học ở sự quyết tâm vượt khó, giám nghĩ giám làm, năng động, sáng tạo.
Bài 2 (3) SGk- tr 39)
- Đó là những thanh niên không xác định đúng lí tưởng sống, ưu thích sự an nhàn, chỉ biết hưởng thụ, không chịu khó học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất , năng lực -> Không có ích cho con người, gia đình và xã hội.
Bài 3 (6) SGK- tr 39)
- Đáp án: c, e, i.
c. Củng cố: (4’)
?- nhiệm vụ của thanh niên, H/S trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước là gì?
?- Học xong chương trình THCS bản thân em sẽ làm gì?
d. Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (2’)
- Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
- Làm bài tập 4, 7 trong SGK, trang 39- 40.
- Chuẩn bị bài 13 cho tiết sau.
Ngày soạn: 26/12/2011 
Ngày giảng: /12/2011 
 Dạy lớp 9A
 /12/2011 
 Dạy lớp 9C
Tiết 19 Bài 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN 
TRONG HÔN NHÂN (Tiết 1)
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Hiểu được hôn nhân là gì.
Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.
b. Kĩ năng:
 Biết phân biệt hôn nhân hợp pháp và hôn nhân bất hợp pháp. Biết ứng xử những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân, không vi phạm qui định pháp luật về hôn nhân.
 Kết hợp đàm thoại, thảo luận. (nhóm, lớp)
 Tìm hiểu thực tế, xử lý tình huống, phân tích.
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
Kĩ năng tư duy phê phán
Kĩ năng giải quyết vấn đề.
Kĩ năng phân tích so sánh.
Kĩ năng xử lí tình huống. 
c. Thái độ: Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân, ủng hộ việc làm đúng, phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a GV: - SGK + SGV, nghiên cứu tài liệu soạn bài.
 - Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bảng phụ.
b. HS: - Học và làm bài tập cũ.
 - chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
b. Dạy nội dung bài mới:
Giới thiệu bài: (2’) Để hiểu được hôn nhân là gì và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam như thế nào, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài ...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-
Yêu cầu H/S đọc phần đặt vấn đề trong SGK.
I. Đặt vấn đề. (12')
?
Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân của T?
1. Chuyện của T:
- Giữa T và K không có tình yêu.
- Do sự sắp đặt của gia đình.
- Hôn nhân không hợp pháp: T chưa đủ tuổi.
?
Hậu quả của việc làm do bố mẹ T gây ra là gì? 
T Buồn phiền vì gia đình, vất vả, gầy yếu, xanh xao
?
Em có suy nghĩ gì về tình yêu giữa M và H? 
2- Nỗi khổ của M:
Tình yêu giữa H và M không được gia đình chấp nhận.
Tình yêu không lành mạnh.
Tình cảm không bền vững, thiếu trách nhiệm.
?
Hậu quả mà M phải gánh chịu?
Tình yêu không thành, cuộc sống của M Vất vả, cha mẹ hắt hủi, hàng xóm chê cười)
?
Qua hai câu chuyện trên em suy nghĩ gì về tình yêu, hôn nhân trong những trường hợp trên? gia đình của họ sẽ như thế nào?
=> Tình yêu không bình đẳng, không tự nguyện, không được sự thừa nhận của nhà nước -> Gia đình không hạnh phúc.
?
Em quan niệm thế nào là tình yêu? Tuổi kết hôn, Trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?
Tình yêu phải xuất pháp từ sự đồng cảm sâu sắc giữa 2 người là sự chân thành, tôn trọng nhau.
Tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên.
 Nữ từ 18 tuổi trở lên.
Trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình: Bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, tôn trọng nhau về mọi mặt.
?
Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là hôn nhân?
II- Bài học: (22’)
1- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
?
Tình yêu không lành mạnh là thứ tình cảm như thế nào?
 Tình cảm không bền vững, vụ lợi. (Tham giàu sang, địa vị) thiếu (Hoặc không có) trách nhiệm.
?
G
Để có hôn nhân bền vững thì cần có tình yêu như thế nào?
Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
-> Phải có tình yêu chân chính, xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc hiểu, thông cảm, tôn trọng, tin tưởng nhau có trách nhiệm, vị tha, nhân ái.
?
Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính có nghĩa là thế nào?
Thô lỗ, nông cạn, cẩu thả, vụ lợi, ích kỷ.
-
H/S đọc BH 2 (a) những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
2- Những qui định của pháp luật về hôn nhân:
?
Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về hôn nhân?
HS: Tảo hôn; cha mẹ ép buộc; tục nối dây; năm thê bảy thiếp ....
c. Củng cố: (6’)
? Thế nào là hôn nhân?
? Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam?
? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân?
d. Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (3’)
- Học nội dung bài học trong SGK.
- Bài tập: Tìm hiểu nơi em cư trú có trường hợp vi phạm về hôn nhân không? Vi phạm điều gì? Hậu quả của nó như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd 9 HK I.doc