Giáo án Lớp 9a môn Sinh học - Năm 2011

Giáo án Lớp 9a môn Sinh học - Năm 2011

a. Kiến thức :

- Tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của bản thân

b. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng làm bài, giải bài tập di truyền

c. Thái độ:

- Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, độc lập suy nghĩ.

II. Đề bài

 

doc 24 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9a môn Sinh học - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày duyệt:	 Ngày soạn: 23 – 10 – 2011	 Ngày dạy: – 10 – 2011
Tiết 21: 	KIỂM TRA 1 TIẾT
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
a. Kiến thức :
- Tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của bản thân
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng làm bài, giải bài tập di truyền
c. Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, độc lập suy nghĩ.
II. Đề bài
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau:
Câu 1: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ......
a. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c. F1 đồng tính vè tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
Câu 2: Mục đích của phép lai phân tích là gì?
a. Phân biệt đồng hợp trội với thể dị hợp.
b. Phát hiện thể đồng hợp trội với đồng hợp lặn.
c. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.
d. Cả a và b.
Câu 3: Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ở cột C trong bảng sau:
Các kì (A)
Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân (B)
Kết qủa (C)
1. Kì đầu
2. Kì giữa
3. Kì sau
4. Kì cuối
a. Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng dợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
b. các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
c. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
e. Các NST kép đóng xoắn cực đại.
g. Các NST kép nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
1- 
2- 
3-
4-
Câu 4: Đối với loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài? (Chọn phương án đúng)
a. Nguyên phân	b. Giảm phân
c. Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh	c. Cả a và b
Câu 5: Một gen có 2700 nuclêôtit và hiệu số giữa A và G bằng 10% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu (chọn phương án đúng và giải thích tại sao)
A = T = 810 Nu và G = X = 540 Nu
A = T = 405 Nu và G = X = 270 Nu
A = T = 1620 Nu và G = X = 1080 Nu
A = T = 1215 Nu và G = X = 810 Nu
Câu 6: ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trọi so với quả vàng (a). khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen là:
a. Aa	(quả đỏ)	b. AA (quả đỏ)
c. aa (quả vàng) 	d. Cả AA và Aa
Viết sơ đồ lai kiểm nghiệm.
Câu 7: Biến dị tổ hợp là gì? cho VD?
Giải thích tại sao ở các loài sinh snả hữu tính (giao phối) biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính?
III. Đáp án – Biểu điểm
Câu 1: c 	(1 điểm)
Câu 2: a 	(1 điểm)
Câu 3: 
1- b, c 	(0,5 điểm)
2- e, g 	(0,5 điểm)
3- d 	(0,5 điểm)
4-a 	(0,5 điểm)
Câu 4: c 	(1 điểm)
Câu 5: Phương án a (1 điểm)
A = G = 10% số Nu của gen = 270
	A = 810 Nu; G = 540 Nu => A – G = 270 Nu
	(0,5 điểm)
Câu 6: b 	(1 điểm)
Sơ đồ lai kiểm nghiệm.
Câu 7: 	(2 điểm)
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ (0,5 điểm).
- VD: Lai đậu Hà Lan hạt vàng, trơn thuần chủng với đậu hạt xanh, nhăn thuần chủn. F1 thu được toàn hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phán thu được F2 với tỉ lệ:
 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt trơn, nhăn: 1 hạt xanh, nhăn.
- ở loài sinh sản hữu tính có sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền (gen) trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh tạo nên các biến dị tổ hợp. ở loài sinh sản vô tính không có quá trình này.
--------—–&—–--------
	 Ngày soạn: 23 – 10 – 2011	 Ngày dạy: – 10 – 2011
CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ
Tiết 22 - Bài 21: ĐỘT BIẾN GEN
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
a. Kiến thức :
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân của đột biến 
- Nêu được tính chất và vai trò của đột biến đối với sản xuất và đời sống.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
c. Thái độ:
- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
- Có quan điểm duy vật biện chứng.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình.21.1 - 4 SGK
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: 
II.Kiểm tra bài cũ: 
III. Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: Đột biến gen là gì?
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát H 21.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ nhanh phiếu học tập lên bảng.
- Gọi HS lên làm.
- GV hoàn chỉnh kiến thức.
- Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào?
- HS quan sát kĩ H 21.1. chú ý về trình tự và số cặp nuclêôtit.
- Thảo luận, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen.
Đoạn ADN ban đầu (a)
Có .... cặp nuclêôtit.
Trình tự các cặp nuclêôtit là: 	T G A T X
- Đoạn ADN bị biến đổi:	A X T A G
Đoạn ADN
Số cặp nuclêôtit
Điểm khác so với đoạn (a)
Đặt tên dạng biến đổi
b
c
d
4
6
5
Mất cặp G – X
Thêm cặp T – A
Thay cặp T – A bằng G - X
- Mất 1 cặp nuclêôtit
- Thêm 1 cặp nuclêôtit
- Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
Kết luận: 
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.
Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
- GV nhấn mạnh trong điều kiện tự nhiên là do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường (bên ngoài: tia phóng xạ, hoá chất... bên trong: quá trình sinh lí, sinh hoá, rối loạn nội bào).
- HS tự nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời, rút ra kết luận.
- Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức.
Kết luận: 
- Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN (sao chép nhầm), xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
Hoạt động 3: Vai trò của đột biến gen
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát H 21.2; 21.3; 21.4 và tranh ảnh sưu tầm để trả lời câu hỏi:
- Đột biến nào có lợi cho sinh vật và con người? Đột biến nào có hại cho sinh vật và con người?
- Cho HS thảo luận:
- Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình?
- Giới thiệu lại sơ đồ: Gen " mARN " prôtêin " tính trạng.
- Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
- GV lấy thêm VD: đột biến gen ở người: thiếu máu, hồng cầu hình lưỡi liềm.
- Đột biến gen có vai trò gì trong sản xuất?
- GV sử dụng tư liệu SGK để lấy VD: đột biến tự nhiên ở cừu chân ngắn, đột biến tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở lúa.
- HS nêu được:
+ Đột biến có lợi: cây cứng, nhiều bông ở lúa.
+ Đột biến có hại: lá mạ màu trắng, đầu và chân sau của lợn bị dị dạng.
+ Đột biến gen làm biến đổi ADN dẫn tới làm thay đổi trình tự aa và làm biến đổi cấu trúc prôtêin mà nó mã hoá kết quả dẫn tới gây biến đổi kiểu hình.
- HS lắng nghe.
- HS liên hệ thực tế.
- Lắng nghe và itếp thu kiến thức.
Kết luận: 
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình bình thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Đột biến gen đôi khi có lợi cho bản thân sinh vật và con người, rất có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.
4. Củng cố
? Đột biến gen là gì? Tại sao nói đa số đột biến gen là có hại?
- Bài tập trắc nghiệm:
Một gen có A = 600 Nu; G = 900Nu. Đã xảy ra đột biến gì trong các trường hợp sau:
a. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 601 Nu; G = 900 Nu
b. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 599 Nu; G = 901 Nu
c. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 599 Nu; G = 900 Nu
d. Nếu khi đột biến số lượng, thành phần các nuclêôtit không đổi, chỉ thay đổi trình tự phân bố các nuclêôtit thì đay là đột biến gì?
Biết rằng đột biến chỉ đụng chạm tới 1 cặp nuclêôtit.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 22.
--------—–&—–--------
Ngày duyệt:	 Ngày soạn: 30 – 10 – 2011	 Ngày dạy: – 11 – 2011
Tiết 23: Bài 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
a. Kiến thức :
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, vai trò và các loại đột biến cấu trúc NST.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
c. Thái độ:
- Có quan điểm duy vật biện chứng.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đặt và giải quyết vấn đề, Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình.22 SGK
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:.
II.Kiểm tra bài cũ:
Dành cho Hs trung bình khá: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và các loại đột biến gen?
III. Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc NST là gì?
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát H 22 và hoàn thành phiếu học tập.
- Lưu ý HS; đoạn có mũi tên ngắn, màu thẫm dùng để chỉ rõ đoạn sẽ bị biến đổi. Mũi tên dài chỉ quá trình biến đổi.
- GV chốt lại đáp án.
- Quan sát kĩ hình, lưu ý các đoạn có mũi tên ngắn.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập.
- 1 HS lên bảng điền, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST
STT
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng đột biến
a
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Mất đoạn H
Mất đoạn
b
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Lặp lại đoạn BC
Lặp đoạn
c
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Trình tự đoạn BCD đảo lại thành DCB
Đảo đoạn
- Đột biến cấu trúc NST là gì? gồm những dạng nào?
- GV thông báo: ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến chuyển đoạn.
- 1 vài HS phát biểu ý kiến.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe và tiếp thu kiến thức.
Kết luận: 
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất 
của đột biến cấu trúc NST
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST?
- Tìm hiểu VD 1, 2 trong SGK và cho biết có dạng đột biến nào? có lợi hay có hại?
- Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST?
- GV bổ sung: một số dạng đột biến có lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài), với tiến hoá chúng tham gia cách li giữa các loài, trong chọn giống người ta làm mất đoạn để loại bỏ gen xấu ra khỏi NST và chuyển gen mong muốn của loài này sang loài khác.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGk và nêu được các nguyên nhân vật lí, hoá học làm phá vỡ cấu trúc NST.
- HS nghiên cứu VD và nêu được VD1: mất đoạn, có hại cho con người
VD2: lặp đoạn, có lợi cho sinh vật.
- HS tự rút ra kết luận.
- Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức.
Kết luận: 
- Nguyên nhân đột biến cấ ... 
+ Con của chúng giống nhau (biến dị không di truyền)
+ Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau.
- 1 vài HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Nhận biết ảnh hưởng của môi trường
 đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh 2 luống su hào của cùng 1 giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau.
- Hình dạng củ su hào ở 2 luống khác nhau như thế nào?
- Rút ra nhận xét.
- HS nêu được:
+ Hình dạng giống nhau (tính trạng chất lượng).
+ Chăm sóc tốt " củ to. Chăm sóc không tốt " củ nhỏ (tính trạng số lượng)
- Nhận xét: tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen, tính trạng số lượng phụ thuộc điều kiện sống.
4. Nhận xét - đánh giá
- GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm.
- Nhận xét chung kết quả giờ thực hành.
- Nhắc HS thu dọn vệ sinh lớp học.
5. Dặn dò
- Viết báo cáo thu hoạch.
- Đọc trước bài 28.
--------—–&—–--------
Ngày duyệt:	 	 Ngày soạn: 19 – 11 – 2011	 	 Ngày dạy: – 11 – 2011
Chương V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Tiết 29 - Bài 28:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
DI TRUYỀN NGƯỜI
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
a. Kiến thức :
- Giải thích được sự di truyền một vài tính trạng hay hiện tượng đột biến ở người.
- Phân biệt được sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
- Nêu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong di truyền người.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
c. Thái độ:
- Có quan điểm duy vật biện chứng.
- Có thái độ đúng đắn đối với một số bệnh, tật di truyền.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đặt và giải quyết vấn đề, Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình.28.1 - 3
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: Nghiên cứu phả hệ
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giải thích từ phả hệ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục I và trả lời câu hỏi:
- Em hiểu các kí hiệu như thế nào?
- Giải thích các kí hiệu:
- Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu để chỉ sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về 1 tính trạng?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu VD1, quan sát H 28.2 SGK.
- GV treo tranh cho HS giải thích kí hiệu.
Thảo luận:
- Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội? Vì sao?
- Sự di truyền màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
Viết sơ đồ lai minh họa.
- GV yêu cầu HS tiếp tục đọc VD2 và:
- Lập sơ đồ phả hệ của VD2 từ P đến F1?
- Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?
- Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giứoi tính không? tại sao?
Yêu cầu HS viết sơ đồ lai minh hoạ.
-Từ VD1 và VD2 hãy cho biết:
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích gì?
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK và ghi nhớ kiến thức.
- HS trình bày ý kiến.
- 1 HS lên giải thích kí hiệu.
 Nam
Hai trạng thái đối lập của cùng một tính trạng 
 Nữ
+ Biểu thị kết hôn hat cặp vợ chồng.
+ 1 tính trạng có 2 trạng thái đối lập " 4 kiểu kết hợp.
- HS quan sát kĩ hình, đọc thông tin và thảo luận nhóm, nêu được:
+ F1 toàn mắt nâu, con trai và gái mắt nâu lấy vợ hoặc chồng mắt nâu đều cho các cháu mắt nâu hoặc đen " Mắt nâu là trội. 
+ Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan tới giới tình vì màu mắt nâu và đen đều có cả ở nam và nữ.
Nên gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường.
P: 
+ Bệnh máu khó đông do gen lặn quy địhn.
+ Sự di truyền bệnh máu khó đông liên quan đến giới tính vì chỉ xuất hiện ở nam " gen gây bệnh nằm trên NST X, không có gen tương ứng trên Y.
+ Kí hiệu gen a- mắc bệnh; A- không mắc bệnh ta có sơ đồ lai:
P: XAXa x XAY
GP: XA, Xa XA, Y
Con: XAXA ;XAXa ;XAY (không mắc)
 XaY (mắc bệnh)
- HS thảo luận, dựa vào thông tin SGK và trả lời.
Kết luận: 
- Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ.
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất đinhnj trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ.
- Dùng để xác định đặc điểm di truyền trội lặn do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên kết với giới tính hay không.
Hoạt động 2: Nghiên cứu trẻ đồng sinh
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
? Thế nào là trẻ đồng sinh?
- Cho HS nghiên cứu H 28.2 SGK
- Giải thích sơ đồ a, b?
Thảo luận:
- Sơ đồ 28.2a và 28.2b giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV phát phiếu học tập để HS hoàn thành.
- GV đưa ra đáp án.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
- HS nghiên cứu kĩ H 28.2
- HS nghiên cứu H 28.2, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Phiếu học tập: So sánh sơ đồ 28.2a và 28.2b
+ Giống nhau: đều minh hoạ quá trình phát triển từ giai đoạn trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phân bào phát triển thành phôi.
+ Khác nhau:
Đồng sinh cùng trứng
Đồng sinh khác trứng
- 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử.
- ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử, 2 phôi bào tách rời nhau, mỗi phôi bào phát triển thành 1 cơ thể riêng rẽ.
- Đều tạo ra từ 1 hợp tử nên kiểu gen giống nhau, luôn cùng giới.
- 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng tạo thành 2 hợp tử.
- Mỗi hợp tử phát triển thành 1 phôi. Sau đó mỗi phôi phát triển thành 1 cơ thể.
- Tạo ra từ 2 hoặc nhiều trứng khác nhau rụng cùng 1 lúc nên kiểu gen khác nhau. Có thể cùng giới hoặc khác giới.
- Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?
- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” qua VD về 2 anh em sinh đôi Phú và Cường để trả lời câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?
- HS tự rút ra kết luận.
- HS đọc mục “Em có biết” SGK.
Kết luận: 
- Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh.
- Đồng sinh cùng trứng sinh ra từ 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng, có cùng kiểu gen nên bao giờ cũng đồng giới.
- Đồng sinh khác trứng là trẻ sinh ra từ các trứng khác nhau, mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng, có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
- ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh:
+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
+ Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
4. Củng cố
? Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Cho VD ứng dụng phương pháp trên?
- Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm
Trẻ đồng sinh cùng trứng
Trẻ đồng sinh khác trứng
- Số lượng trứng và tinh trùng
- Kiểu gen
- Kiểu hình
- Giới tính
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 81.
- Tìm hiểu 1 số bệnh tật di truyền ở người.
- Thông tin bổ sung:
	74 cặp đồng sinh cùng trứng: 	+ 56 cặp cả 2 bị bệnh còi xương.
	+ 18 cặp 1 bị bệnh
	60 cặp đồng sinh khác trứng;	+ 14 cặp cả 2 bị bệnh
	+ 46 cặp có 1 bị bệnh.
- Để phân biệt bằng mắt thường trẻ đồng sinh cùng trứng: giống hệt nhau còn đồng sinh khác trứng giống nhau như anh em một nhà. Trẻ đồng sinh khác trứng có trường hợp giống nhau vì môi trường sống giống nhau.
--------—–&—–--------
 Ngày soạn: 15 – 11 – 2010	 Ngày dạy: 25 – 11 – 2010
Tiết 30 - Bài 29:BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
a. Kiến thức :
- Nhận biết được bệnh đao và bệnh tơcnơ qua các đặc điểm hình thái của bệnh nhân.
- Nêu được các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh và tật sáu ngón tay.
- Xác định được nguyên nhân phát sinh các bệnh và tật di truyền.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
c. Thái độ:
- Có quan điểm duy vật biện chứng.
- Có thái độ đúng đắn đối với một số bệnh, tật di truyền.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đặt và giải quyết vấn đề, Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình.29.1 - 3
Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, sưu tầm tranh, ảnh một số bệnh và tật di truyền ở người.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng có đặc điểm gì giống và khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
III. Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: Một vài bệnh di truyền ở người
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 29.1 và 29.2 để trả lời câu hỏi SGK, hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ sẵn bảng để HS lên trình bày.
- Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường?
- Những người mắc bệnh Đao không có con, tại sao nói bệnh này là bệnh di truyền?
- HS quan sát kĩ tranh ảnh mẫu vật: cây rau dừa nước, củ su hào ...
Thảo luận nhóm và ghi vào bảng báo cáo thu hoạch.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Những bà mẹ trên 35 tuổi, tế bào sinh trứng bị não hoá, quá trình sinh lí sinh hoá nội bào bị rối loạn dẫn tới sự phân li không bình thường của cặp NST 21 trong giảm phân.
+ Người bị bệnh Đao không có con nhưng bệnh Đao là bệnh di truyền vì bệnh sinh ra do vật chất di truyền bị biến đổi.
Kết luận: 
Phiếu học tập: Tìm hiểu về bệnh di truyền
Tên bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh Đao
- Cặp NST số 21 có 3 NST
- Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, ngón tay ngắn, si đần, không có con.
2. Bệnh Tơcnơ
- Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có 1 NST (X)
- Lùn, cổ ngắn, là nữ
- Tuyến vú không phát triển, mất trí, không có con.
3. Bệnh bạch tạng
- Đột biến gen lặn
- Da và màu tóc trắng.
- Mắt hồng
4. Bệnh câm điếc bẩm sinh
- Đột biến gen lặn
- Câm điếc bẩm sinh.
Hoạt động 2: Một số tật di truyền ở người
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 29.3
- Nêu các dị tật ở người?
- HS quan sát H 29.3 và kể tên các dị tật ở người. Rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người.
Hoạt động 3: Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnhdi truyền
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Các bệnh và tật di truyền ở người phát sinh do nguyên nhân nào?
- Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh tật di truyền?
- HS thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Một HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Nguyên nhân:
+ Do tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên.
+ Do ô nhiễm môi trường.
+ Do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.
- Biện pháp:
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền hoặc các cặp vợ chồng này không nên sinh con.
4. Củng cố
Chọn câu trả lời đúng:
Bệnh, tật di truyền ở người do loại biến dị nào gây ra:
a. Biến dị tổ hợp	b. Đột biến gen
c. Đột biến NST	d. Thường biến
- Trả lời câu 3 SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. 
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước bài 30.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 9 TIET 2130NTCHUAN KTKN.doc