Giáo án Lớp 9a môn Sinh học - Trường THCS Quang Lãng - Đặng Thị Hưng

Giáo án Lớp 9a môn Sinh học - Trường THCS Quang Lãng - Đặng Thị Hưng

I/ MỤC TIÊU

- HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen. Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học.

- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Phát triển tư duy phân tích so sánh.

- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học

 

doc 91 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9a môn Sinh học - Trường THCS Quang Lãng - Đặng Thị Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày14/8/07
Di truyền và biến dị
Chương I: Các thí nghiệm của Men đen
Tiết 1: Men đen và di truyền học
I/ Mục tiêu
- HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen. Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Phát triển tư duy phân tích so sánh.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh phóng to hình 1-2
III/ Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Di truyền học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV: Yêu cầu HS làm bài tập mục s T5: Liên hệ bản thân mình có những điểm giống, khác bố mẹ
GV giải thích
- Đặc điểm giống bố mẹàhiện tượng di truyền
- Đặc điểm khác bố mẹà hiện tượng biến dị
H?: Thế nào là di truyền, thế nào là biến dị?
GV giải thích: Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song và gắn liền quá trình sinh sản
H? Di truyền học có nội dung, ý nghĩa như thế nào?
- HS trình bày những điểm giống, khác bố mẹ về: chiều cao, màu mắt, hình dạng mũi, tai
- HS
+ Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
+ Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
* Hoạt động 2: Men đen- Người đặt nền móng cho di truyền học
GV: Giới thiệu tiểu sử của Men Đen
- GV: Giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỷ Xĩ và phương pháp nghiên cứu của Men Đen
- GV: Yêu cầu HS quan sát H1-2. Nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu kỹ thông tinà phương pháp của Men Đen?
H?: Vì sao Men Đen chọn đậu Hà Lan đển nghiên cứu
- Một HS đọc tiểu sử của Men Đen T7 . Cả lớp theo dõi
- HS quan sát và phân tích H1-2à Nêu sự tương phản của từng cặp tính trạng
- HS đọc kỹ SGKà trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai (SGK-T6 )
* Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học
GV: hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ
GV: Yêu cầu HS lấy VD minh hoạ cho từng thuật ngữ
- GV giới thiệu một số ký hiệu
- HS thu nhận thông tin
à Ghi nhớ kiến thức
a)Thuật ngữ
- Tính trạng
- Cặp tính trạng tương phản
- Nhân tố di truyền
- Giống (dòng) thuần chủngà SGK T6
b) Ký hiệu
Pà cặp bố mẹ xuất phát
Xà Phép lai; Gà Giao tử
àgiao tử đực, cở thể đực. à giao tử cái, cơ thể cái; Fà Thế hệ con
* Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài
IV/ Kiểm tra - đánh giá
Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen?
Tại sao Men Đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để lai?
Lấy VD về cặp tính trạng tương phản?
V/ Dặn dò: 
 - Học bài theo nội dung SGK
Kẻ bảng 2 T8 vào vở bài tập
Đọc trước bài 2
 ---------------o0o-------------
Ngày 16/8/ 07
Tiết 2: Lai một cặp tính trạng
I/ Mục tiêu:
- HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Men Đen. Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, dị hợp. Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân ly. Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình. Rèn kỹ năng phân tích số liệu, tư duy lôgíc
- Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học
II/ Đồ dùng dạy học
Tranh phóng to H2-1, H2-3 SGK
III/ Hoạt động dạy – học
* Hoạt động 1: Thí nghiệm của Men Đen
GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh H2-1 à giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo tren hoa đậu Hà Lan
- GVSử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn
- GV yêu cấu HS nghiên cứu bảng 2 SGKà Thảo luận
H?: Nhận xét kiểu hình ở F1
H?: Xác định kiển hình ở F2 trong từng trường hợp
Đỏ
=
705
3,14
3
Trắng
224
 1
1
Thân cao
=
487
2,8
3
Thân thấp
177
 1
1
Quả lục
=
428
3,14
3
Quả vàng
224
 1
1
- Từ kết quả trênà Nhận xét
- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ, thì kết quả thu được không thay đổià vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ
- GV yêu cầu HS làm BT điền từ trang 9
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung quy luật phân ly
- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành
a) Các khái niệm: Kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn
- HS ghi nhớ khái niệm
- HS phân tích bảng số liệu, thảo luậnà nêu được: Kiểu hình F1 mang tính trạng trội của bố hoặc mẹ
+ Tỷ lệ kiểu hình ở F2 
b) Thí nghiệm: Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản
VD: P hoa đỏ x hoa trắng
 F1 hoa đỏ
 F2 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
 ( kiểu hình:3:1)
c) Nội dung quy luật phân ly
- Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F2 phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
- HS lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống
1- đồng tính; 2- 3 trội : 1 lặn
* Hoạt động 2: Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm
GV: Giải thích quan niệm đương thời của Men Đen về di truyền hoà hợp
GV: Yêu cầu HS làm bài tập mục s T9
H?: Tại sao F2 lại có tỷ lệ 
3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
GV: Hoàn thiện kiến thức
à Yêu cầu HS giải thích kết quả thí nghiệm theo Men Đen
GV: Chốt lại cách giải thích kết quả là sự phân ly mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P
- HS ghi nhớ kiến thức
- HS quan sát H2-3: thảo luận nhómà xác định được
+ G P1: 1 A : 1a
Hợp tử F2 có tỷ lệ 1 AA : 2Aa : 1aa
+ Vì hợp tử Aa, biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA
- Đại diện nhóm phát biểu
+ Theo Men Đen
- Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định
- Trong quá trính phát sinh giao tử có sự phân ly của cặp nhân tố di truyền
- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh
* Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
IV/ Kiểm tra đánh giá
Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm theo Men Đen
Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho VD minh hoạ
V/ Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK
- Làm BT4 (GV hướng dẫn HS cách quy ước gen vàviết sơ đồ lai)
 ---------------o0o-------------
Ngày 20/8//07
Tiết 3: Lai một cặp tính trạng (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu
- HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. Giải thích được vì sao quy luật phân ly chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. HS nêu được ý nghĩa của quy luật phân ly đối với sản xuất. Hiểu và phân tích được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn
- phát triển tư duy lí luận như: Phân tích so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm, viết sơ đồ lai
II/ Đồ dùng dạy-học
Tranh minh hoạ: Lai phân tích
Tranh phóng to: H3 SGK
III/ Hoạt động dạy – học
* Hoạt động 1: Lai phân tích
GV: Yêu cầu HS nêu tỷ lệ các loại hợp tử của F2 trong thí nghiệm của Men Đen
Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm: Kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp
H? Xác định kết quả của các phép lai
P: Hoa đỏ x hoa trắng
 AA aa
P: Hoa đỏ x hoa trắng
 Aa aa
- GV: Chốt lại kiến thức và nêu vấn đề: hoa đỏ có 2 kiểu gen: AA và Aa
H?: Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá rhể mang tính trạng trội?
GV: Thông báo: đó là phép lai phân tích? Yêu cầu HS làm bài tập điền từ T11
H?: Thế nào là lai phân tích
H?: Mục đích của lai phân tích là gì?
- HS: 1AA : 2 Aa : 1aa
a) Một số khái niệm
- Kiểu gen: là tổ hợp hoàn toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
- Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau
- Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau
- Các nhóm thảo luậnà viết sơ đồ lai của 2 trường hợp và nêu kết quả của từng trường hợpà đại diện 2 nhóm lên viết sơ đồ lai, nhóm khác bổ xung
- HS căn cứ vào 2 sơ đồ lai thảo luận và nêu được
+ Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trộià đem lai với cá thể mang tính trạng lặn
- HS điền từ: lần lượt
1- trội; 2- Kiểu gen; 3- lặn; 4- đồng hợp; 5- dị hợp
- 1à HS đọc lại khái niệm
b) Lai phân tích: Là phép lai giữa 2 cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. Nếu kết quả phép lai có tỷ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp
* Hoạt động 2: ý nghĩa của tương quan trội – lặn
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK
à thảo luận
H?: Nêu hiện tượng tương quan trội lặn trong tự nhiên?
H?:Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì?
H?: Việc xác định độ thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?
H?: Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất
- HS thu nhận và xử lí thông tin
à Thảo luận nhómà trả lời
+ Trong tự nhiên mối liên quan trội lặn là chủ yếu và phổ biến
- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt. Cần xác định và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen tạo giống tốt
- Phải thực hiện phép lai phân tích
- Trong chọn giống phải kiểm tra sự thuần chủng để tránh sự phân ly tính trạng
* Hoạt động 3: Trội không hoàn toàn
GV: Yêu cầu HS quan sát H3, nghiên cứu ă SGK
H?: Sự khác nhau về kiểu hình giữa trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn ở F1, F2 trong thí nghiệm của Men Đen như thế nào?
GV: Yêu cầu học sinh điền từ
H?: Thế nào là trội không hoàn toàn
- HS tự thu nhận ă, quan sát hìnhà xác định được kiểu hình của trội không hoàn toàn
F1: Tính trạng trung gian
F2: 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
Từ cần điền:
Tính trạng trung gian
1:2:1
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ; còn F2 có tỷ lệ kiểu hình là 1:2:1
* Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
IV/ Kiểm tra đánh giá: 
Tìm ý trả lời đúng
1- Khi cho cầy cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích, kết quả thu được
a- Toàn quả vàng	c- 1 quả đỏ : 1 quả vàng
b- Toàn quả đỏ	d- 3 quả đỏ : 1 quả vàng
2- ở đầu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Cho lai cây cao với cây thân thấp, F1 thu được 51% cây thân cao, 49% cây thân thấp, kiểu gen của phép lai trên là:
a- P: AA x aa	c- P: Aa x Aa
b- P: AA Aa	d- P: Aa x aa
IV/ Dặn dò
Học bài trả lời câu hỏi 1, 2 SGK
Làm bài tập vào vở, kẻ bảng 4 vào vở bài tập
---------------o0o-------------
Ngày 22/8/07
Tiết 4: Lai hai cặp tính trạng
I/ Mục tiêu bài học:
- HS mô tả được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Men Đen. Biết phân tích kết qủa thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Men Đen. Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân ly độc lập của Men Đen giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm
II/ Đồ dùng dạy – học
- Tranh phóng to hình 4; bảng phụ ghi nội dung hình 4
III/ Hoạt động dạy – học
* Hoạt động 1: Thí nghiệm của Men Đen
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 4, nghiên cứu ă SGKà Trình bày thí nghiệm của Men Đen
à Từ kết quả thí nghiệm giáo viên yêu cầu HS hoàn thành bảng 4 T15
(Khi làm cột  ... ảo luận
H?: Nêu vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
- HS thảo luận đưa đến những việc làm chung
+ Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè, cộng đồng
- Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi HS
* Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
IV/ Kiểm tra đánh giá
H?: Mỗi HS cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên hoang dã
V/ Dặn dò
- HS học bài trả lời câu hỏi sk
- Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái
---------------o0o-------------
Ngày 12/4/08
Tiết 63: 	Bảo vệ đa dạng của các hệ sinh thái
I/ Mục tiêu bài học
- HS đưa ra được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái chủ yếu. Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh địa phương
- Rèn luyện kỹ năng hoạt độgn nhóm, kỹ năng khái quát kiến thức. 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về hệ st
- Tư liệu về môi trường và hệ sinh thái
III/ Hoạt động dạy học
1- Kiểm tra: Trình bày các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã
2- Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự da dạng của các hệ sinh thái
GV hỏi:
H?: Trình bày đặc điểm của hệ sinh thái trên cạn, nước mặn và nước ngọt
H?: Cho ví dụ về hệ sinh thái
GV nhận xét bổ xung
- HS nghiên cứu bảng 60-1
- Quan sát tranh hình về hệ sinh thái đã sưu tầm
- Tìm ví dụ minh hoạ cho hệ sinh thái
* Kết luận: Có 3 nhóm hệ sinh thái chủ yếu:
+ Hệ sinh thái trên cạn
+ Hệ sinh thái nước mặn
+ Hệ sinh thái nước ngọt
* Hoạt động 2: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
GV hỏi
H?: Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? 
H?: Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng có hiệu quả như thế nào?
H?: Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển
H?: Có biện pháp bảo vệ nào? Liên hệ thực tế 
GV nhận xét phân tích bổ xung
H?: Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp
H?: Có biện pháp nào để bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp. Liên hệ thực tế
H?: Sự phát triển bền vững liên quan tới bảo vệ đa dạng hệ sinh thái như thế nào
1) Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Cá nhân nghiên cứu SGK trang 180 và bảng 60-2 à ghi nhớà thảo luận
* Kết luận: Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừngà tránh cạn kiệt tài nguyên rừng
- Xây dựng khu bảo tồn trồng rừng vận động định cư phát triển dân số hợp lý, tuyên truyền bảo vệ 
2) bảo vệ hệ sinh thái biển
* Kết luận:
- Bảo vệ bãi cát (Nơi rùa hay đẻ trứng) và vận động không săn bắn rùa tự do
- Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn
- Sử lý nguồn nước thải
- Làm sạch bãi biển
3) Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm à bảo vệ duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như: lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp
- Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất
* Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
IV/ Kiểm tra đánh giá
H?: Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái
V/ Dặn dò
- Học bài trả lời câu hỏi sk
- Đọc mục “Em có biết”
- Tìm đọc cuốn “Luật bảo vệ môi trường ”
---------------o0o-------------
Ngày 15/4/08
Tiết 64: 	Luật bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu bài học
HS hiểu được sự cần thiết phải ban hành luật bảo vệ môi trường, HS nắm được những nội dung chính của chương II và III trong luật bảo vệ môi trường
- Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic, kỹ năng tổng hợp, khái quát kiến thức. 
- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành luật
II/ Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm cuốn: Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành 
III/ Hoạt động dạy học
1- Kiểm tra: Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng biển
* Hoạt động 1: Sự cần thiết ban hành luật
GV nêu câu hỏi
H?: Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường
H?: Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào?
GV đổi bài giữa các nhóm à đánh giá à nhận xét ý kiến đúng
- cá nhân nghiên cứu SGKà trao đổi nhómà hoàn thành nội dung bảng 61 SGK trang 184
* Kết luận: Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu của con người cho môi trường. Luật đã điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường à đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
* Hoạt động 2: Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở VN
GV giới thiệu sơ lược về nội dung việc bảo vệ môi trường gồm 7 chương bài học nghiên cứu chương II và III 
- Yêu cầu 1-2 HS đọc các điều 13, 14, 15, 16, 19, 20, 29, 31, 34, 36 tại chương II và III
H?: Em đã thấy sự cố môi trường nào chưa? Em đã làm gì? 
- Đại diện lớp đọc bàià các nhóm trao đổià kết luận 2 nội dung
- Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường 
+ Mọi người có trách nhiệm giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp
+ Sử lý rác đúng quy định
+ Cấm nhập khẩu chất thải vào việt nam
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên
- Khắc phục suy thoái ô nhiễm môi trường. Khi có sự cố môi trường phải khắc phục kịp thời 
* Hoạt động 3: Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường
GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi mục sSGK trang 185 
GV liên hệ các nước phát triển: Mỗi người dân đều hiểu và thực hiện tốt luật bảo vệ môi trườngà môi trường được bảo vệ và bền vững
- cá nhân suy nghĩà trao đổi nhóm và trả lời
- Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường
IV/ Kiểm tra đánh giá
H?: Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích gì
H?: Bản thân em đã chấp hành luật như thế nào?
V/ Dặn dò
- Học bài trả lời câu hỏi sk
- Chuẩn bị cho bài thực hành tiết 65
---------------o0o------------
Ngày 20/4/08
Tiết 65: 
Thực hành: Luật bảo vệ môi trường vận dụng vào việc 
 bảo vệ môi trường ở địa phương
I/ Mục tiêu bài học
- HS vận dụng những nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương
- GV HS nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương
II/ Đồ dùng dạy học
- Giấy trắng khổ to dùng để viết nội dung
- Bút dạ, tài liệu về luật bảo vệ môi trường, hỏi đáp về môi trường và hệ sinh thái 
III/ Cách tiến hành
GV yêu cầu:
1) HS nắm vững được các nội dung sau
+ Luật bảo vệ môi trường quyđịnh về phòng chống suy thoái môi trường. Sự cố môi trường khi sử dụng các thành phần môi trường như: Đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái đa dạng sinh học, cảnh quan
+ Luật bảo vệ môi trường nghiêm cầm nhập khẩu các chất thải về việt nam
+ Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm sử lý chất thải bằng các biện pháp hợp lý
+ Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố với môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về môi trường
2) Chủ đề thảo luận
- Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp pháp 
- Không để rác thải bừa bãi
- Không gây ô nhiễm nguồn nước
- Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát
* Tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm cùng thảo luận 
- Mỗi chủ đề thảo luận đều trả lời các câu hỏi
H?: Những hành động nào hiện nay đang vi phạm luật bảo vệ môi trường 
H?: Hiện nay nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường như thế nào
H?: Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường
H?: Những khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường? Cách khắc phục
H?: Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường là gì?
GV yêu cầu các nhóm làm vào giấy. Làm xong treo tờ giấy có nội dung lên bảng để trình bày
GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm
- mỗi nhóm nghiên cứu kỹ nội dung luật và câu hỏỉà liên hệ thực tế địa phươngà thống nhất ý kiến và ghi đáp án vào giấy
Ví dụ: Chủ đề: Không đổ rác bừa bãià yêu cầu nêu được:
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng
+ Nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường còn thấp
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gom rác thải để ra nơi quy định và xử lý đúng cách
+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong việc bảo vệ môi trường 
IV/ Kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét buổi thực hành
V/ Dặn dò
- Hướng dẫn HS viết thu hoạch theo nhóm
- Yêu cầu HS ôn tập lại nội dung sinh vật với môi trường 
---------------o0o-------------
Ngày 22/4/08
Tiết 66: Ôn tập phần sinh vật và môi trường
I/ Mục tiêu bài học
Hệ thống hoá được kiến thức về sinh vật và môi trường. HS biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống và sản xuất
- Tiếp tục rèn kỹ năng so sánh tổng hợp, khái quát hoá, kỹ năng hoạt động nhóm
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống 
II/ Đồ dùng dạy học
- Phim trong in nội dung bảng 63-1à 63-5 SGK và giấy thường
- Máy chiếu, bút dạ
III/ Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
GV chia HS thành nhóm 2 em
Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK yêu cầu HS hoàn thành
- GV chữa bài như sau:
+ gọi bất kỳ nhóm nào nếu nhóm có phiếu phim trong thì chiếu lên máy
+ GV chữa lần lượt các nội dung giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần
- GV thông báo đầy đủ đáp án đúng như sách thiết kế
- Các nhóm nhận phiếu để thảo luậnà hoàn thành nội dung 
- Lưu ý: Tìm ví dụ minh hoạ
- Thời gian: 10’
- Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV
- Các nhóm bổ xung ý kiến nếu cần
- HS theo dõi và sửa chữa
* Hoạt động 2: Một số câu hỏi ôn tập
GV cho HS nghiên cứu câu hỏi ở SGK trang 190
- Thảo luận để trả lời và các nhóm bổ xung
- Nếu hết giờ HS tự trả lời
- Lưu ý: Câu hỏi 4: Phân biệt quần xã và quần thể
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi thảo luận để trả lờià nhóm khác bổ xung
- Hoàn thành câu trả lời số 4 SGK trang 190
quần thể
quần xã
Thành phần sinh vật
- Tập hợp cá thể cùng loài cùng sống trong một sinh cảnh
- Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh
Thời gian sống
- Sống trong cùng một thời gian
- Được hình thành trong qúa trình lịch sử lâu dài
Mối quan hệ
- Chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sảnà nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể
- Mối quan hệ sinh sản trong quần thể
- Mối quan hệ giữa các quần thể thành một thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch
IV/ Kiểm tra đánh giá
- GV nhắc nhở HS hoàn thành nội dung ở các bảng trong bài
V/ Dặn dò
- Hoàn thành một số câu hỏi ôn tập ở mục II
- Ôn tập lại chương trình giờ sau kiểm tra kỳ II
 -------------o0o -------------------
Ngày 25/4/08
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng
Trường THCS Quang Lãng
Giáo viên: Đặng Thị Hưng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 9 TRON BO MOI NHAT HOT.doc