Giáo án lớp 9a môn Sinh học - Trường THCS Xuân Ninh

Giáo án lớp 9a môn Sinh học - Trường THCS Xuân Ninh

Mục tiêu

 1. Kiến thức

Học sinh trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sác thể .

Giải thích được nguyên hân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể đố với bản thân sinh vật và con người

 2. Kĩ năng

 Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình .

 

doc 17 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9a môn Sinh học - Trường THCS Xuân Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :07-11-2009
Tiết 23
Ngày dạy: 09 -11-2009
Tuần 12
Bài 22: Đột biến
cấu trúc nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
Học sinh trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sác thể .
Giải thích được nguyên hân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể đố với bản thân sinh vật và con người 
 2. Kĩ năng
	Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình .
	Rèn kí năng hoạt động nhóm 
II. Chuẩn bị .
	Tranh các dạng đột biến cáu trúc nhiễm sắc thể
	Phiếu học tập : Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
STT
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng đột biến
a
b
c
III. Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ 
HS1: Đột biến gen là gì cho ví dụ
HS2: Tại sao đột biến thường có hại cho sinh vật? Vai trò, ý nghĩa của đột biến gen? 
3. Bài mới .
Vào bài :các em bài trước dẫ tìm hiểu đột biến gen hôm nay chúng ta tìm hiểu về đột biến cấu téuc nhiễm sắc thể.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
Gv yêu cầu hịc sih quan sát hình 22đ hoàn thành phiếu học tập
GV kẻ phiếu học tập gọi học sinh lên bảng làm 
GV chốt lại đáp án đúng 
Học sinh quan sát kĩ hình nêu ý các đoạn có mũi tên ngắn 
Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến đ điều vào phiếu học tập 
1 học sinh lên bảng hoàn thành phiếu học tập , các nhóm theo dỗi bổ sung 
I. Đột biến cáu trúc NST là gì ?
Phiếu học tập
Nhóm : 	Lớp 9:
Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 
STT
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng đột biến
a
Gồm các đoạn:
ABCDEFGH
Mất đoạn H
Mất đoạn
b
Gồm các đoạn:
ABCDEFGH
Lăp lại đoạn BC
Lặp đoạn
c
Gồm các đoạn:
ABCDEFGH
Trình tự đoạn BCD đổi lại thành DCB
Đảo đoạn
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì ?
GVthông báo: Ngòai 3 dạng trên còn 3 dạng đột biến : Chuyển đọan 
Một vài học sih phát biểu , lớp bổ sung hoàn chỉh kiến thức 
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là hững biến đổi trong cấu trúc nhiếm sắc thể .
Các dạng : Mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn 
Hoạt động 2
Có nhứng nguyên nhân nào gâu đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?
Gv hướng dẫn \hoc sinh tìm hiểu ví dụ 1,2 SGK:
+ VD1 là dạng đột biến nào ?
+ VD nào có hại ; VD nào có lợi cho sinh vật và con người ?
đ Hãy nêu tính chất (lợi, hại ) của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?
Học sinh tự thu nhận thông tin SGK đ nêu được nguyên nhân vật lí, hoá họcđ phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể .
HS nghiên cứu ví dụ đ nêu được :
+ VD1 là dạng mất đoạn
+ VD1 có hại cho con người .
VD 2 có lợi cho sinh vật .
HS rút ra kết luận 
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu túc nhiếm sắc thể .
a, Nguyên nhân phát sinh .
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người .
Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hoá học đ phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể.
b, Vai trò đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .
Đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể thườngc ó hại cho bản thân sinh vật .
Một só đột biến có lợiđ có ý nghĩa trong tiến hoá và chọn giống. 
Kết luận chung : Học sinh đọc kết luận SGK 
 4. Củng cố .
1. Gv treo tranh câm các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thểđ gọi học sinh lên gọi tên và mô tả từng đoạn đột biến .
2. Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hại cho sinh vật ?
Gợi ý : Trên nhiễm sắc thể cá gen được phân bố theo một trật tự xác định đ biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổ tổ hợp các gen đ biến đổi gen với các kiểu hình .
 5. Hướng dẫn học ở nhà .
Học bài theo nội dung SGK
Làm câu 3 vào vở bài tập 
Đọc trước bài 23
Tiết 24
Ngày soạn :05-11-2009
Ngày dạy: 12 -11-2009
Bài 23 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
Học sinh trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp nhiễm sắc thể .
Giải thích cơ chế hình thành (2n+1) và thể (2n-1).
Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp nhiễm sắc thể 
 2. Kĩ năng
	Rèn kĩ năng quan sát phát hiện kiến thức .
	Phát triển tư duy phân tích so sánh 
II. Chuẩn bị .
	Tranh phóng to hình 23.1 và 23.2 SGK
III. Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ 
HS1: Chỉ trên tranh tên các dạng đột biến cấu túc nhiễm sắc thể 
HS2: Nguyên nhân và vai trò cảu đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 
3. Bài mới .
Vào bài: Đột biến nhiễm sắc thể xảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể ; hiện tượng dị bội thể .
 Tất cả bộ nhiễm sắc thể : Hiện tượng đa bội thể 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV kiểm tra kiến thức cảu học sinh về :
+ Nhiễm sắc thể tương đồng? 
+ Bộ nhiễm sắc thể lưỡn bội ?
+ Bộ nhiễm sắc thể đơn bội ?
GV yêucầu học sunh nghiên cứu thông tin SGK đ trả lời câu hỏi :
Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp nhiễm sác thể thấy ở những dạng nào ?
+ Thế nào là hiện tượng dị bội thể ?
GV hoàn chỉnh kiến thức .
GV phân tích có thể có một số cặp nhiễm sắc thể thêm hoặc mất 1 nhiễm sắc thể đ tạo ra các dạng khác nhau : 
2n-2, 2n ± 1.
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 23.1 đ làm bài tập mục 6 tr. 67.
Gv nên lưu ý học sinh hiênk tượng dị bội gây ra các bến đổi hình thái : Kích thước, hình dạng 
Một vài học sinh nhắc lại khái niệm .
Hs thu nhận và xử lí thông tin đ nêu được:
+ Các dạng : 2n+1
 2n –1
+ Hiện tượng thêm hoặc mất nhiễm sắc thể ở mộ cặp nào đóđ 
1 vài học sinh phát biểu lớp bổ sung
HS quan sát kĩ đối chiếu qua các từ II đ XII với nhau và với quả I đ rút ra nhận xét .
+ Kích thước :
-lớn : VI
- nhỏ: XI
+ Gai dài hơn : IX 
I. Hiện tượng dị bội thể 
Hiện tượng dị bội thể : là đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nhiễm sắc thể ở 1 cặp nhiễm sắc thể nào đó .
Các dạng : 2n + 1 
 2n – 1 .
Hoạt động 2
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 23.2đ nhận xét :
* Sự phân li cặp nhiễm sắc thể hình thành giao tử 
+ Trường hợp bình thường ?
+ Trường hợ rối loạn phân bào ?
*Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh đ hợp tử có nhiễm sắc thể như thế nào ?
Gv treo tranh hình 23.2 gọi học sinh lên trình bày cơ phát sinh các thể dị bội
GV thông báo ở người tăng thêm 1 nhiễm sắc thể cặp nhiễm sắc thể số 21 đ gây bệnh Đao 
+ Nêu hậu qủa hiện tượng dị bội thể 
Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
+ Bình thườg: Mỗi giao tử có một nhiễm sắc thể 
+ Bị rối lạon: 
1 giao tử có 2 nhiễm sắc thể 1 giao tử không có nhiễm sắc thể nào .
 đ Hợp tử có 3 nhiễm sắc thyể hoặc không có nhiễm sắc thể của cặp tương đồng 
1 học sinh lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung .
HS tự nêu hậu quả 
II. Sự phát sinh thể dị bội .
- Cơ chế phát sinh dị bội thể .
+ Trong guảm phân có 1cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân liđ tạo thành một giao tử mang 2 nhiễm sắc thể và một giao tử không mang nhiễm sắc thể nào .
Hậu quả: Gây biến đổi hình thái (hình dạng , kích thước, màu sắc ) ở thgực vật hoặc gây bệnh ở nhiễm sắc thể 
Kết luận chung : Học sinh đọc kết luận SGK 
4. Củng cố .
Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể (2n+1)?
Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội ?
5. Hướng dẫn học ở nhà .
Học sinh học theo nội dung SGK 
Sưu tầm tư liệu một giống cây trồng đa bội .
Đọc trước bài 24 
___ Hết tuần 12____
Tiết 25
Ngày soạn :11-11-2009
Ngày dạy: 16 -11-2009
Tuần 13
Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể(tiếp theo)
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
Học sinh phân biệt được hiện tượngđa bội hoá và thể đa bội .
Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên 
Biết phân biệt dấu hiệu thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống . 
 2. Kĩ năng
	Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình .
	Rèn kí năng hoạt động nhóm 
II. Chuẩn bị .
	Tranh phóng to hình 24.1; 24.2; 24.3; 24.4 SGK 
	Tranh : sự hình thành thể đa bội 
	Phiếu hoc tập : Tìm hiểu tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan .
Đối tượng quan sát
Đặc điểm
Mức bội thể
Kích thước cơ quan
1. Tế bào cây rêu 
2. Cây cà độc dược 
3. ..
4. ..
III. Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ 
HS: Viết sơ đồ minh hoạ hình thành cơ thể 2n + 1 
3. Bài mới .
Vào bài: Bài trước các con đã tìm hiểu được nguyên nhân gây dị bội thể và hậu quả bài hôm nay chúng ta nghiên cứu về đa bội thể.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
Thế nào là thể lưỡng bội ?
Gv yêu cầu học sinh thảo luận :
+ Các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 3n, 4n, 5n có chỉ số n khác thể lưỡng bội như thế nào ?
+ Thế nào là đa bội thể ?
Gv chốt kiến thức .
GV thông báo: Sự tăng số lượng NST ADNđ ảnh hưởng tới độ đồng hoá kích thứơc tế bào .
Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 24.1đ 24.4 và hoàn thành phiếu học tập .
Từ phiếu học tập đã hoàn thành đ yêu cầu học sinh thảo luận .
+ Sự tương quan giữa mức bôi thể và kích thước các cơ quan như thế nào ?
+ Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào ?
+ Có thể khai thác nhứng đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống?
GV lấy các ví dụ cụ thể để minh hoạ 
Học sinh vận dụng kiến thức ở chương 2 đ nêu được : 
Thể lưỡng bội: có bộ nhiễm sắc tể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng .
Các nhóm thảo luận nêu được :
+ Các cơ thể đó có bộ nhiễm sứac thể là bội số của n 
Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung .
Các nhóm quan sát kĩ hình, trao đổi nhómđ điền vào phiếu học tập .
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung .
Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến đ nêu được :
+ Tăng số lượng nhiễm sắc thể đ tăng rõ rệt kích thước tế bào, cơ quan .
+ Nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây 
Làm tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng cơ quan sinh sản đ năng suất cao . 
III. Hiện tượng đa bội thể .
- Hiện tương đa bội thể là trường hợp bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội theo bội số cảu bộ n (lớn hơn 2n) đ hình thành các thể đa bội .
Dấu hiệu nhận biết :
Tăng kích thước các cơ quan .
- ứng dụng :
+ Tăng kích thước thân, cành đ tăng sản lượng rỗ .
+ Tăng kích thước thân, lá, củ đ tăng sản lượn rau màu .
+ Tạo giống có năng suất cao .
Hoạt động 2 
GV yêu cầu học sinh nhắc lại kết quả quá trình nguyên phân và giảm phân .
Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 24.5 đ trả lời câu hỏi :
+ So sánh giao tử hợp tử ở sơ đồ 24.5 a và b ?
+ Trong 2 trường hợp trên trường hợp nào minh hoạ sự hình thành thể đa bội do nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn ?
1 – 2 học sinh nhắc lại kiến thức.
Học sinh quan sát hình đ nêu được:
+ Hình a : giảm phân bình thường hợp tử đầu nguyên phân bị rối loạn
+ Hình b : giảm phân bị rối loạn đ thụ tinh tạo hợ tử có nhiễm sắc thể > 2n 
 đ Hình a do rối loạn nguyên phân, hình b do rối loạn giảm phân . 
IV. Sự hình thành thể đa bội .
Cơ chế hình thành thể đa bội : Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thườngđ không phân li tất cả các cặp nhiễm sắc thể đ tạo thể đa bội. 
 Kết luận chung: Học sinh đọc kết luận SGK 
 4. Củng cố .
Thể đa bội là gì ? cho ví dụ 
Gv treo tranh hình 24.5 đ g ... 9
Ngày dạy: 19 -11-2009
Bài 25 Thường biến
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
Học sinh trình bày được khái niệm thường biến. 
Phân biệt sự khác nhau giữa tường biến và đột biến về hai phương diện khả năng di truyền và sự biến đổi kiểu hình .
Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt. 
Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng. 
 2. Kĩ năng
	Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình .
	Rèn kí năng hoạt động nhóm. 
II. Chuẩn bị .
	Tranh thường biến 
	Phiếu hoc tập : Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình .
Đối tượng quan sát 
Điều kiện môi trường 
Mô tả kiểu hình tương ứng 
H25: Lá cây rau mác 
Mọc trong nước 
Trên mặt nước 
Trong không khí 
VD1: Cây rau dừa nước 
Mọc trên bờ 
Mọc ven bờ 
Mọc trên mặt nước 
Ví dụ 2: Luống xu hào 
Trồng đúng quy định 
Không đúng quy định 
III. Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ 
HS: Giải thích hiện tượng dị bội thể và đa bội thể khác nhau như thế nào ?
3. Bài mới .
Vào bài: Chúng ta đã biết kiểu gen quy định tính trạng . Trong thực tế người ta gặp 1 kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống trong điều kiện môi trường khác nhau .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh thường biến đ hoàn thành phiếu học tập .
GV chốt lại đáp án đúng 
GV phân tích kĩ ví dụ ở hình 25 
+ Nhận xét kiểu gen của cây rau mác mọc trong 3 môi trường ?
+ Tại sao lá cây rau mác có sự biến đổi kiểu hình ?
GV yêu cầu học sinh thảo luận :
+ Sự biến đổi kiểu hình trong ví dụ trên do nguyên nhân nào ?
+ Thường biến là gì ?
Các nhóm đọc kĩ thông tin trong các ví dụ, thảo luận thống nhất ý kiếnđ điền vào phiếu học tập .
Đại diện nhóm làm trên bản các nhóm khác bổ sung .
Học sinh sử dụng kết quả phiếu học tập để trả lời câu hỏi .
+ Kiểu gen giống nhau ;
+ Sự biến đổi kiểu hình dễ thích ghi với điều kiện sông .
Lá hình dải : Tránh sóng ngầm 
Phiến rộng : Nổi trên mặt nước .
Lá hình mác : Tránh gió mạnh .
Do tác động của môi trường sống 
I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường .
Thường biến : Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đì cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường 
Hoạt động 2 
GV yêu cầu học sinh thảo luận :
+ Sựbiểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc những yếu trố nào ?
+ Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình ?
+ Những tính trạng laọi nào chịu ảnh hưởng của môi trường ?
Tính dễ biến dị của tính trạng số lượng liên quan đến năng suấtđ có ợi ích và hại gì trong sản suất ? 
Từ các ví dụ ở mục 1 và thông tin ở mục 2, các nhóm thảo luận đ nêu được :
+ Biểu hiện kiểu hình là do tương tác giữa kiểu gen và môi trường .
+ Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường .
Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung .
+ Đúng quy trình năng suất tăng .
+ Sai quy trình đ năng suất giảm. 
II. Mối quan hệ giữa gen, môi trường và kiểu hình.
Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường .
Các tính trạng chất lươg phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen .
Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường 
Hoạt động 3 
GVthông báo: Mức phản ứng đề cập đén giới hạn thường biến của tính trạng số lượng .
Gv yêu cầu học sinh tìm hiểu ví dụ SGK .
+ Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống DR2 do đâu ?
+ Giới hạn năng suất do giống hay do kĩ thuật canh tác quy định ?
+ Mức phản ứng là gì ?
Học sinh đọc kĩ ví dụ SGK .vận dụng kiến thức ở mục 2đ nêu được :
+ Do kĩ thuật chăm sóc 
+ Do kiểu hình quy định 
HS tự rút ra kết luận. 
III. Mức phản ứng .
Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau .
Mức phản ứng do kiểu gen quy định 
Kết luận chung: Học sinh đọc kết luận SGK
4. Củng cố.
Hoàn thành bảng sau:
Thường biến
Đột biến
1..
2. Không di truyền
3
4. Thường biến có lợi cho sinh vật 
1. Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST)
2. .
3. Xuất hiện ngẫu nhiên 
4. 
 Ông cha ta đã tổng kết :
	“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ”.
Theo em tổng kết trên đúng hay sai? Tại sao?
 5. Hướng dẫn họ ở nhà .
Học bài theo nội dung SGK .
Làm câu 1,3, vào vở bài tập .
Sưu tầm tranh ảnh về đột biến ở vật nuôi , cây trồng .
___ Hết tuần 13____
Ngày soạn :20-11-2009
Ngày dạy: 23 -11-2009
Tiết 27
Tuần 14
Bài 26 Thực hành
Nhận biết một vài dạng đột biến
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
HS nhận biết một số đột iến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh ảnh .
Nhận biết được hiện tượng mất đoạn nhiễm sắc thể trên ảnh chụp hiển vi hoặc trên tiêu bản . 
 2. Kĩ năng
	Rèn kĩ năng quan sát trên tranh ảnh và trên tiêu bản .
	Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi .
II. Chuẩn bị .
	Tranh, ảnh về các đột biến hình thaíu ở thực vật 
	Tranh về các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở hành tây (hành ta).
	Tranh ảnh về biến đổi nhiễm sắc thể ở hành tây, dâu tằm, dưa hấu .
 + Bộ nhiễm sắc thể bình thường và bộ nhiễm sắc thể có hiện tượng mất đọan .
 + Bộ nhiễm sắc thể 2n; 3n ; 4n ở dưa hấu 
Kính hiển vi quang học. 
III. Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ 
Gv kiểm tra sự chuẩn bị cảu học sinh 
3. Bài mới .
Vào bài: GV giới thiệu nội dung thực hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 
Gv hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến đ nhận biết các dạng đột biến . 
I. Nhận biết đột biến gen gây ra biến đổi hình thái.
HS quan sát kĩ các tranh, ảnh chụp đ So sánh các đặc điểm hình tháu của dạng gốc và dạng đột biến đ ghi nhận xét vào bảng . 
Đối tượng quan sát
Dạng gốc
Dạng đột biến
Lá lúa 
Lông chuột 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2
GV yêu cầu học sinh nhận biết qua tranh về các kiểu đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể . 
GV yêu cầu học sinh nhận biết qua tiêu bản hiển vi về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .
GV kiểm tra trên tiêu bản đ xác nhận kết quả của nhóm .
II. Nhận biết các dạng đột biến cấu trúc NST.
Học sinh quan stá tranh câm các dạng đột biến cấu trúc đ phân biệt từng dạng .
Một học sinh chỉ trên tranh, goi tên từng dạng đột biến .
Các nhóm quan stá tiêu bản dưới kính hiển vi .
Lưu ý : Quan stá ở bội giác bé rồu sau đó chuyển sang bội giác lớn .
Vẽ lại hình đã quan sát được. 
Hoạt động 3
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh: Bộ nhiễm sắc thể ngườu bình thường và bộ nhiễm sắc thể người bị bệnh Đao .
GV hướng dẫn học sinh quan sát tiêu bản hiển vi người bình thường và người bị bệnh Đao . 
So sánh ảnh chụp bộ nhiễm sứac thể ở dưa hấu
So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội .
III. Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng nhiễm sắc thể .
Học sinh quan sát, chú ý số lượng nhễm sắc thể ở cặp 21 .
Các nhóm sử dụng kính hiển vi quan sát tiêu bản, đối chiếu với ảnh chụp đ nhận biết cặp nhiễm sắc thể bị đột biến .
HS quan sát, so sánh bộ nhiễm sắc thể ở thể lưỡng bội với thể đa bội 
Hs quan sát ghi nhẫn xét và bảng theo mẫu. 
Đối tượng quan sát
Đặc điểm hình thái
Thể lưỡng bội
Thể đa bội
1
2
3
4
.
.
 4. Nhận xét đánh giá .
GV nhận xét tinh thần thái độ thực hành của các nhóm. 
Nhận xét chung kết quả giờ thực hành .
Gv cho điểm một số nhóm có bộ sưu tập và kết quả thực hành tốt 
 5. Hướng dẫn học ở nhà .
Viết báo cáo thu hoặch theo mẫu bảng 26
Sưu tầm :
+ Tranh, ảnh minh hoạ thường biến 
+ Mộu vật : * Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng 
	* Thân cây rau dừa nước mọc ở mô đất cao và chải trên mặt nước .
Ngày soạn :20-11-2009
Tiết 28
Ngày dạy: 26 -11-2009
Bài 27: Thực hành
Quan sát thường biến
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
	Nhận biết một số thường biến phát sinh ở các đối tượng trước tác động trực tiếp của điều kiện sống .Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến .
Qua tranh ảnh và mẫu vật sông rút ra được :
 + Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểugen 
 + Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường 
 2. Kĩ năng
	Rèn kĩ năng quan sát, phân tích trên tranh ảnh và trên tiêu bản .
	Rèn kĩ năngthực hành .
II. Chuẩn bị .
	Tranh, ảnh minh hoạ thường biến 
	ảnh chụp chứng tỏ thường biến không di truyền được 
	Mẫu vật: + Mầm khoai lang mọc ngoài ánh sáng và trong bóng tối 
	 + Thân cây rau dừa nước mọc ở mô đất cao và chải trên
III. Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ 
Gv kiểm tra sự chuẩn bị cảu học sinh 
3. Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Gv yêu cầu học sinh quan sát một số tranh, ảnh , mẫu vật các đối tượng .+ + Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
+ Nêu cá nhân tố gây thường biến .
GV chốt lại đáp án đúng . 
I. Nhận biết một số thường biến.
Học sinh quan stá kĩ tranh ảnh và mẫu vật : Mầm củ khoa, cây rau dừa nước và các tranh ảnh khác .
Thảo luận nhóm đ ghi vào bảng thu hoạch .
Đại diện nhóm trình bày báo cáo . 
Đối tượng
Điều kiện môi trường
Kiểu hình tương ứng
Nhân tố tác động
1. Mầm khoai
Có ánh sáng 
Trong tối 
Mầm lá có màu xanh 
Mầm lá có màu vàng 
ánh sáng 
2. Cây rau dừa nước 
Trên cạn ven bờ 
Trên mặt nước 
Thân lá nhỏ 
Thân lá lớn 
Thân, lá lớn hơn, rễ biến thành phao 
Độ ẩm 
3.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2
GV hướng dẫn học sinh quan sát trên đối tượng lá cây mạ mọc ở ven bờ và mọc trên ruộng .
Thảo luận :
+ Sự sai khác giữa hai cây mạ mọc ơt vị trí khác nhauỉơ vụ thứ nhất thuộc thế hệ nào ?
+ Các cây lúa được gieo từ hạt của hai cây trên có khác nhau không ? Rút ra nhận xét ?
+ Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển tốt hơn cây trong ruộng ?
GV yêu cầu học sinh phân biệt thường biến và đột biến . 
II. Phân biệt thường biến và đột biến .
Các nhóm quan sát tranh, thảo luận đ nêu được :
+ Hai cây mạ thuộc thế hệ thứ nhất (biến dị trong đời cá thể ).
+ Con của chúng giống nhau ( biến dị không di truyền được ).
+ Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau.
Một vài học sinh trình bày lớp nhận xét bổ sung. 
Hoạt động 3 
Gv quan sát ảnh 2 luống su hào của cùng một giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau .
+ Hinhf dạng củ su hào của 2 luống có khác nhau không ?
+ Kích thước của 2 luống củ su hào khác nhau như thế nào ?
đ Rút ra nhận xét .
III. Nhận biết ảnh hưởg của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng .
HS nêu được :
+ Hình dạng giốg nhau (tính trạng chất lượng )
 Chăm sóc tốt : củ to 
+ ít chăm sóc : củ nhỏ 
đ nhận xét :
+ Tính trạng chất lượng phu thuộc kiểu gen .
+ Tính trạng số lượng phụ thuộc điều kiênu sống .
 4. Củng cố .
GV căn cứ vào bản thu hoach để đánh giá . 
GV cho điểm một số nhóm chuẩn bị chu đáo và bản thu hoạch có chất lượng. 
GV cho học sinh thu dọn vệ sinh .
 5. Hưỡng dẫn học ở nhà .
Đọc trước bài 28 
___ Hết tuần 14____
.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 3 cot tuan 1214.doc