1. Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
2. Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết.
3. Đối tượng nghiên cứu của di truyền học: Động vật, thực vật, vi sinh vật, con người.
4. Nội dung nghiên cứu của di truyền học: DTH nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của các hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật.
Buổi 1. Ngày dạy: 26/5/2011 Các quy luật di truyền của men đen I. di truyền học. 1. Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. 2. Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết. 3. Đối tượng nghiên cứu của di truyền học: Động vật, thực vật, vi sinh vật, con người. 4. Nội dung nghiên cứu của di truyền học: DTH nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của các hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật. 5. ý nghĩa. DTH hiện đại có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống của con người và trở thành một ngành khoa học mũi nhọn của Sinh học hiện đại, đó là: - DTh là cơ sở lí thuyết và có giá trị thực tiễn đối với khoa học chọn giống và y học. - Có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại. II. Men Đen và di truyền học. 1. Quan điểm của Men Đen về di truyền học Theo Men Đen: - NTDT là đơn vị vật chất quy định sự di truyền của TT. - Mỗi TT do 1 cặp NTDT quy định, trong đó 1 NTDT có nguồn gốc từ bố, 1 NTDT có nguồn gốc từ mẹ. - Trong tế bào cơ thể, các NTDT không hoà trộn vào nhau mà tồn tại một cách riêng rẽ. - Mỗi loại NTDT gồm các trạng thái trội lặn khác nhau, NTDT trội lấn át hoàn toàn NTDT lặn. - Trong quá trình phát sinh gtử mỗi NTDT trong cặp NTDT phân li đồng đều về 1 gtử . - NTDT di truyền 1 cách nguyên vẹn dạng thuần khiết. - Các NTDT quy định các TT khác nhau phân li độc lập trong quá trình phát sinh gtử. 2. Men Đen và phương pháp nghiên cứu di truyền.(Những điểm mới trong PP.............) a. Đối tượng nghiên cứu: Men Đen đã chọn cây đậu Hà lan làm đối tượng nghiên cứu vì có những thuận lợi cơ bản: + Dễ gieo trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu. + Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 3 tháng(1 năm trồng được nhiều vụ) + Cây đậu Hà Lan tự thụ phấn nghiêm ngặt nên tránh được sự tạp giao trong lai giống, dễ tạo dòng thuần. + Có nhiều tính trạng tương phản và tính trạng đơn gen nên dễ theo dõi kết quả. b. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 3 nội dung cơ bản: + Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho các cây chọn làm bố, mẹ tự thụ phấn liên tục để thu được các dòng thuần. + Lai các cặp bố, mẹ thuần chủng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp ở đời con. + Dùng toán xác suất thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền của các tính trạng đó ở con cháu. III. Các qui luật di truyền của Men Đen 1. Qui luật đồng tính a. Nội dung:.................... b. Điều kiện nghiệm đúng. - P thuần chủng. - Mỗi gen nằm trên 1 NST và qui định 1 tính trạng. - Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. 2. Qui luật phân tính( Phân li) a. Nội dung:.................... b. Điều kiện nghiệm đúng. - P thuần chủng. - Mỗi gen nằm trên 1 NST và qui định 1 tính trạng. - Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. - Số lượng con lai thu được phải đủ lớn. c. Giải thích kết quả thí nghiệm. M Đ giải thích kết quả TN như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa? M Đ giải thích tính trạng xuất hiện ở F1 là tt trội, tính trạng biểu hiện ở F2 là tính trạng lặn. Mỗi tính trạng trên cơ thể do 1 cặp NTDT quy định.(Theo khoa học hiên đại thì NTDT chính là gen) Trong TBSD các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. Có sự phân li của cặp NTDT trong quá trình phát sinh GT và sự tổ hợp của chúng trong TT. Cụ thể: +Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất của P.Do đó cơ thể F1 đã tạo ra hai loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau là: 1A:1a. + Trong TT có sự tổ hợp lại của các gen tương ứng làm xh ở F2 có 4 kiểu tổ hợp thuộc 3 kiểu gen với tỉ lệ 1:2:1 Nhõn tố di truyền trội lấn ỏt hoàn toàn nhõn tố di truyền lặn vỡ vậy cơ thể dị hợp tử biểu hiện tớnh trạng trội. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội,tổ hợp aa biểu hiện kiểu hìnhlặn. S ĐL Chẳng hạn: Qui ước: A là nhân tố qui định tt hoa đỏ a là nhân tố qui định tt hoa trắng Các cây bố mẹ thuần chủng, ta có sơ đồ lai: P: Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa (Sơ đồ trang 9/ SGK Sinh học 9) 3. Qui luật phân li độc lập a. Nội dung:.................... b. Điều kiện nghiệm đúng. - P thuần chủng. - Mỗi gen nằm trên 1 NST và qui định 1 tính trạng. - Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. - Số lượng con lai thu được phải đủ lớn. c. Giải thích kết quả thí nghiệm. Menđen đã cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Ông quy ước rằng: A........... hạt vàng; a......... hạt xanh. B........... hạt trơn; b......... hạt nhăn Thế hệ bố mẹ (P) thuần chủng về hai cặp TT là hạt vàng-trơn và hạt xanh-nhăn sẽ có các cặp nhân tố di truyền tương ứng là và aabb. Cơ thế mang kiểu gen AABB khi phát sinh giao tử sẽ cho 1 loại giao tử là AB, Cơ thế mang kiểu gen aabb khi phát sinh giao tử sẽ cho 1 loại giao tử là ab. Do vậy cơ thể lai F1 sẽ có kiểu gen AaBb và có kiểu hình đồng tính là hạt vàng-trơn. Khi F1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong cặp gen tương ứng, đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là AB, Ab, aB, ab. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh đã tạo ra ở thế hệ F2 có 16 kiểu tổ hợp, với 9 kiểu gen, 4 kiểu hình (9 VT : 3 VN : 3 XT : 1 XN). Như vậy các tính trạng di truyền độc lập với nhau. Đó là do các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Lai phõn tớch trong 2 cặp tớnh trạng F1 đồng tớnh -> P thuần chủng F1 phõn li 1 : 1 -> P dị hợp 1 cặp gen ( 1 cặp đồng hợp ) F1 phõn li 1:1:1:1 -> P dị hợp hai cặp gen 4. Biến dị tổ hợp a. Khái niệm: Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ trong quá trình sinh sản nên các thế hệ con cháu xuất hiện kiểu hình khác bố mẹ. b. Ví dụ Thực hiện phép lai 2 cặp tính trạng ở đậu Hà Lan PTC : Hạt vàng, trơn x xanh, nhăn F1 : 100% vàng, trơn F1 tự thụ phấn: F2 : 9 Hạt vàng, trơn : 3 vàng , nhăn : 3 xanh, trơn : 1xanh ,nhăn Sự sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ trong quá trình sinh sản đã tạo ra biến dị tổ hợp ở F2 là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn. c.ý nghĩa Biến dị tổ hợp là nguyên liệu quan trọng của tiến hóa và chọn giống: Vì biến dị tổ hợp tạo ra nhiều k gen và kiểu hình ở sinh vật làm tăng tính đa dạng của loài. - Trong tiến hóa : Tính đa dạng ở sinh vật là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và giúp cho loài có thể sống và phân bố được ở nhiều môi trường sống khác nhau. - Trong chọn giống : Tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng cung cấp cho con người nguồn nguyên liệu để dễ dàng chọn giữ lại các đặc điểm mà nhà sản xuất muốn. IV. Lai phân tích. a. Mục đích: Lai phân tích dùng để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội(Kiểm tra độ thuần chủng của giống). b. Nội dung: Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính tt trội đem lai là đồng hợp tử. + Nếu kết quả phép lai phân tích là phân tính thì cơ thể mang tt trội đem lai là dị hợp tử. VD: ở đậu Hà Lan kiểu hình màu hoa đỏ có hai kiểu gen là: AA và Aa. Để kiểm tra kiểu gen của những câu hoa đỏ và xác định xem chúng đồng hợp tử hay dị hợp tử ta cho mang chúng đem lai với những cây hoa trắng. Khi đó xảy ra hai trường hợp sau: P: F1: KH: Trường hợp 1: Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa 100% Aa Hoàn toàn hoa đỏ Trường hợp 2: Hoa đỏ x Hoa trắng Aa aa 50% Aa : 50% aa 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng ở trường hợp 1 cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp tử(thuần chủng về tt hoa đỏ); còn trong trường hợp 2 cây hoa đỏ mang kiẻu gen dị hợp tử (không thuần chủng về tt hoa đỏ). V. Trội hoàn toàn và trội trội không hoàn toàn. 1. Trội hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn nên thể dị hợp ở F1 biểu hiện tính trạng của gen trội còn F2 có tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. VD: Pt/c Quả đỏ x Quả vàng AA aa F1 Aa Toàn quả đỏ F1xF1 Quả đỏ x Quả đỏ Aa Aa F2 1AA: 2 Aa : 1aa 3 Quả đỏ : 1 quả vàng 2.Trội không hoàn toàn:Là hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn nên thể dị hợp ở F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn F2 có tỉ lệ trung bình 1 trội: 2 trung gian:1 lặn. VD: Pt/c Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa F1 Aa Toàn hoa hồng F1xF1 Hoa hồng x Hoa hồng Aa Aa F2 1AA: 2 Aa : 1aa 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng : 1 hoa trắng VI. Câu hỏi: Câu 1: Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nhĩa gì trong thực tiễn sản xuất? TL: Trong thực tiễn sản xuất nhất là trong công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi, tương quan trội – lặn có rất nhiều ý nghĩa thiết thực. Thông thường những tính trạng trội là những tính trạng tốt, còn những TT lặn thường là những TT xấu. Trong công tác chon giống, dựa theo mối tương quan trội – lặn, người ta đã chon lọc và giữ lại những TT trội, đồng thời loại bỏ dần những TT lặn để nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất của giống, mang lại giả trị sản xuất cao. Ngoài ra mối tương quan trội – lặn còn có ý nghĩa nữa là: trong công tác sản xuất, dựa theo đặc điểm di truyền của các tính trạng người ta sẽ áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế sự tổ hợp của các gen lặn làm giảm phẩm chất của giống; đồng thời TT lặn còn được dùng để kiểm tra độ thuần chủng của giống. Câu 2: Hãy nêu khái niệm và ví dụ về biến dị tổ hợp. Vì sao biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa?Vì sao BDTH lại xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính. Sinh sản hữu tớnh được thực hiện qua con đường giảm phõn tạo giao tử và thụ tinh. Trong quỏ trỡnh đú cú xảy ra sự phõn li độc lập và tổ hợp tự do của cỏc NST -> Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên trên nó vì vậy đã tạo ra nhiều loại giao tử-> từ đó tạo ra nhiều kiểu hình khác nhau và khác hẳn với kiểu hình của bố mẹ. Câu 3: Để kiểm tra độ thuần chủng của giống cần phải làm gì? Nêu nội dung, ví dụ về cách làm đó. Câu 4: Lai phân tích có thể áp dụng trong lai 2 cặp tính trạng không? Cho ví dụ. Câu 5: So sánh định luật đồng tính và định luật phân li. 1. Những điểm giống nhau: - Đều là định luật phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng . - Đều chỉ nghiệm đúng trong trường hợp tính trạng trội phải trội hoàn toàn, Mỗi gen qui định 1 tính trạng. - Thế hệ xuất phát (bố mẹ) phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản . 2. Những điểm khác nhau : Định luật đồng tính Định luật phân ly - Phản ánh KQ ở con lai F1 - Phản ánh kết quả ở con lai ở F2 - F1 đồng tính của bố hoặc mẹ, là tính trội. Còn tính lặn không xuất hiện -F1 chỉ xuất hiện 1 kiểu gen dị hợp Aa -F2 phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn - F2 xuất hiện 3 kiểu gen với tỷ lệ 1AA : 2Aa : 1aa - Kết quả kiểu hình F1 đều nghiệm đúng với mọi số lượng xuất hiện ở F1 - ... trước tuổi trưởng thành. Câu 2 (tr 85): Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người. TL: *Các bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người có chung các đặc điểm di truyền là do sự đột biến gen gây nên. ở trạng thái bình thường các bệnh này không biểu hiện, nhưng khi bị đột biến trở thành gen lặn bệnh sẽ được biểu hiện ra bên ngoài. Câu 3 (tr 85): Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện III. Di truyền học với con người Câu 1 (tr 88): Di truyền học tư vấn có những chức năng gì? TL: *Chức năng của di truyền học tư vấn là: - Chẩn đoán các bệnh các tật có thể xảy đến đối với con người trước khi họ được sinh ra hoặc trong quá trình sống của một người. - Cung cấp thông tin và cho những lời khuyên đối với những cặp vợ chồng trước khi quyết định kết hôn hoặc sinh con. ố Những chức năng kể trên hướng tới mục tieu là: hạn chế đến mức thấp nhất sự phát sinh các tật, các bệnh di truyền ở người. Câu 2 (tr 88): Các quy định sau đây dựa trên cơ sở khoa học nào: Nam giới chỉ được lấy một vợ, nữ giới chỉ được lấy một chồng, những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau? TL: *Những quy định nêu ở trên có cơ sở khoa học là: - Để hạn chế sự tổ hợp của các gen lặn, những gen bị đột biến với nhau trong quá trình sinh sản. Đặc biệt là trong các trường hợp kết hôn gần (kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống dưới 4 đời) xác suất tổ hợp của các gen đột biến sẽ cao hơn, đó là cơ sở của sự xuất hiện các tậ và bệnh di truyền ở người. Câu 3 (tr 88): Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường? TL: *Trong việc thực hiện KHHGĐ người ta khuyên phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi trên 35 là vì: - ở độ tuổi này, các tế bào của cơ thể, đặc biệt là các tế bao làm nhiệm vụ sinh sản bắt đầu bị não hoá vì thế trong các hoạt động sinh lí và phân bào giảm nhiễm có thể bị rối loạn, từ đó tạo ra những giao tử bị đột biến về số lượng NST, đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên các đột biến dị bội ở người - Người ta thấy rằng với những phụ nữ sinh con ở độ tuổi ngoài 35 thì tỉ lệ con sinh ra bị mắc bệnh Đao là > 0.33%; ở độ tuổi ngoài 40 tỉ lệ này lên tới 1.88%. - Ngoài ra sinh con ở độ tuổi này cũng có thể gây cho người phụ nữ gặp rắc rối về vấn đề sức khoẻ. *Cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường một cách tích cực bởi những lí do sau: Sự ô nhiễm môi trường làm tăng hàm lượng và nồng độ các chất độc hại, các chất phóng xạ. Các chất này khi tác động vào cơ thể người và sinh vật qua không khí, nước uống, thực phẩm.....có thể làm đột biến vật chất di truyền gây ra những bệnh, tật di truyền. Câu 1. Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn nào? Công nghệ tế bào đã được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào? ứng dụng: Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của di truyền học hiện đại, công nghệ tế bào cũng được ứng dụng ngày càng nhiều để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống sản xuất của con người: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm, nhân bản vô tính động vật để tạo ra hàng loạt các cây, con giống, chủng VSV có giá trị về nhiều mặt,... Câu 2. Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm TL: *Những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm: - Tạo ra những dòng mang nhiều cá thể (cây, con) đồng nhất về kiểu gen trong thời gian ngắn mà bằng phương pháp sinh sản hữu tính không thể thực hiện được. *Triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm là: - Được áp dụng ngày càng nhiều trong việc tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi đưa vào sản xuất đại trà trên quy mô lớn. - Khắc phục những khiếm khuyết trong các quá trình sinh đẻ ở người. - Tạo ra các mô, dự trữ các cơ quan (nội tạng) phục vụ việc cấy ghép, phẫu thuật cho người bệnh. Câu 3: Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào? TL: - Đó là những lĩnh vực: tạo ra các chủng vi sinh vật mới; tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi biến đổi gen; tạo các chế phẩm sinh học chữa bệnh cho con người. Câu 3 (tr 95): Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? Cho biết vai trò của công nghệ sinh học và từng lĩnh vực của nó trong sản xuất và đời sống? TL: *Công nghệ sinh học là ngành kĩ thuật sử dụng các tế bào sống và các quá trình sinh học đẻ tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người theo một quy trình xác định. *CNSH bao gồm các lĩnh vực sau: - Công nghệ lên men ố sản xuất thức ăn, đồ uống, đồ bảo quản... - Công nghệ tế bào ố Tạo giống có giá trị cao - Công nghệ chuyển nhân và phôi ố Tạo giống có giá trị cao. - Công nghệ sinh học xử lí môi trường ố giữ gìn và bảo vệ môi trường - Công nghệ enzim/prôtêin ố Tạo các loại prôtêin nhân tạo - Công nghệ gen ố (câu 2) - Công nghệ y-dược ố sản xuất thuốc chữa bệnh có nguồn gốc sinh học. *CNSH có vai trò là tạo ra các sản phẩm sinh học có giá trị cap phục vụ cho đời sống, các nhu cầu sống của con người, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 1 (tr 98): Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến? TL: Người ta thường dùng các tác nhân cụ thể khi gây đột biến bởi vì các lí do sau: - Mỗi tác nhân gây đột biến xác định có một cơ chế tác động khác nhau đến VCDT, đồng thời chúng có thể gây ra đột biến cho VCDT ở các mức độ khác nhau. - Khi sử dụng các tác nhân gây đột biến người ta có thể dự đoán được kết quả của việc gây đột biến. Câu 2 (tr 98): Khi gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hoá học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào? TL: *Khi gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, người ta thường sử dụng các biện pháp như: - Chiếu xạ trực tiếp vào mô, tế bào (sử dụng khi dùng các tia tử ngoại, tia phóng xạ,...) - Gây choáng nhiệt cho các mô và tế bào sống. *Khi gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân hoá học, người ta thường sử dụng các biện pháp như: - Tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ, mô - Quấn bông, tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng, chồi của thực vật; cho hoá chất tác dụng đến cơ quan sinh dục của động vật. - Xông hoá chất vào tế bào, mô. Câu 1(Tr101) *Ví dụ: ở ngô qua 7 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp chiều cao của cây ngô giảm đi khoảng 20cm so với dạng gốc, năng suất giảm tới 40%; giao phối gần ở bò gây cho bê con hiện tượng ngắn cột sống bẩm sinh. Câu 2 (tr 104): Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao? TL: *Những phương pháp được dùng để tạo ưu thế lai trong chọn giống cây trồng hiện nay là: - Lai khác dòng: Cho các dòng thuần chủng khác nhau về kiểu gen lai với nhau để tạo ra các cơ thể lai F1 có kiểu gen dị hợp tử. - Lai khác thứ: Cho hai thứ cây trồng thuộc cùng một loài lai với nhau, các cây F1 được dùng để sản xuất. - Lai khác nòi: Lai giữa hai nòi khác nhau. - Lai xa, gây đa bội hoá: lai hai loài khác nhau sau đó gây đột biến đa bội, chọn lọc rồi đưa vào sản xuất. *Tất cả các phương pháp trên đều được dùng để tạo ưu thế lai, nhưng phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay đó là phương pháp lai khác dòng vì: Đây là phương pháp khá đơn giản, dễ thực hiện, thời gian tạo được ưu thế lai ngắn, hiệu quả cao và có thể áp dụng rộng rãi. Câu 3 (tr 104): Lai kinh tế là gì? ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ? TL: *Lai kinh tế là phương pháp đươc dùng phổ bién nhất để tạo ưu thế lai ở vật nuôi. Đó là phương pháp cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống. * ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức là: Cho vật nuôi cái ở địa phương đem lai với cơ thể đực giống cao sản nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa lí và trình độ chăm sóc địa phương, đồng thời có khả năng tăng sản và cho năng suất chăn nuôi giống như cơ thể bố nhập nội. Phương pháp lai kinh tế cũng có thể được tiến hành dưới hình thức giữ tinh đông lạnh và thụ tinh nhân tạo. *Một số ví dụ: - Lai giữa lợn ỉ Móng Cái với lợn Đại Bạch. - Lai giữa bò vàng Thanh Hoá với bò Hostein,... Buổi 9 Ngày dạy:21/6/2011 Sinh vật và môi trường I. Môi trường 1. Khái niệm 2. Các loại môi trường. 3. Các nhân tố sinh thái của môi trường. 4.Giới hạn sinh thái. II. ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống SV. 1. ánh sáng Câu 1:ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật và thực vật như thế nào? 1. ảnh hưởng của ánh sáng đến thực vật: ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây ánh sáng chia thực vật làm 2 nhóm : + Nhóm cây ưa sáng : Gồm những cây sống nơi quang đãng. + Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác. 2.Nhiệt độ 3. Độ ẩm. 4. ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Sinh vật sống trong môi trường đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các sinh vật khác tạo ra các mối quan hệ cùng loài và khác loài. a. Quan hệ cùng loài: + Hỗ trợ: Giúp sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm thức ăn, săn mồi, chống lại kẻ thù... + Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn " 1 số tách khỏi nhóm hình thành nhóm cá thể mới. Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau khi gặp điều kiện bất lợi như: thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái... b. Quan hệ khác loài 5. Quần thể sinh vật a. Khái niệm b. Những đặc trưng cơ bản cảu quần thể c. ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật 6. Quần xã sinh vật a. Khái niệm b.Những dấu hiệu điển hình(đặc điểm) của quần xã c. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức phù hợp với môi trường( cân bằng sinh học). Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học . Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức phù hợp với khả năng của môi trường. khống chế sinh học d. Phân biệt quần thể và quần xã. Quần thể Quần xã - Tập hợp các cá thể cùng loài - Đơn vị cấu trúc là cá thể, có cấu trúc nhỏ hơn. - Chủ yếu là mối quan hệ sinh sản và di truyền. - Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn - Không có hiện tượng khống chế sinh học. - Độ đa dạng thấp. - Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau - Đơn vị cấu trúc là quần thể, có cấu trúc lớn. - Quan hệ chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng, cùng loài sinh sản, khác loài không sinh sản. - Gồm 1 đến nhiều chuỗi thức ăn và là bộ phận chủ yếu của hệ sinh thái. - Có hiện tượng khống chế sinh học. - Độ đa dạng cao. 7. Hệ sinh thái. a. Khái niệm b. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
Tài liệu đính kèm: