Giáo án Luyện từ vầ câu năm 2006

Giáo án Luyện từ vầ câu năm 2006

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Ôn về các từ chỉ sự vật

2. Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ: so sánh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

G: Viết sẵn trên bảng lớp các câu thơ, câu văn trong BT2.

Tranh minh hoạ cảnh biển xanh bình yên, một chiếc vòng ngọc thạch, tranh minh hoạ cánh diều giống dấu á.

- H: Vở bài tập

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, giảng giải, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. MỞ ĐẦU:

Trong môn Tiếng Việt tiết luyện từ và câu có vai trò quan trọng sẽ giúp các con mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn

 

doc 68 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ vầ câu năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luyện tù vầ câu 	Thứ 6 / 8 / 9 / 2006
Tiết 1:
ôn về từ chỉ sự vật . so sánh
I. Mục Đích, yêu cầu:
1. Ôn về các từ chỉ sự vật 
2. Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ: so sánh.
II. Đồ dùng dạy học:
G: Viết sẵn trên bảng lớp các câu thơ, câu văn trong BT2.
Tranh minh hoạ cảnh biển xanh bình yên, một chiếc vòng ngọc thạch, tranh minh hoạ cánh diều giống dấu á.
- H: Vở bài tập 
III. Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, giảng giải, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân
IV. Các hoạt động dạy học:
A. Mở đầu:
Trong môn Tiếng Việt tiết luyện từ và câu có vai trò quan trọng sẽ giúp các con mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Hằng ngày, khi nhận xét, miêu tả về các sự vật, hiện tượng, các con biết nói cách so sánh đơn giản, VD: Tóc bà trắng như bông. Bạn A học giỏi hơn bạn B.
Bạn B cao hơn bạn A ...
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn về các từ ngữ chỉ sự vật. Sau đó sẽ bắt đầu làm quen với những hình ảnh so sánh đẹp trong văn thơ, qua đó rèn luyện óc quan sát. Ai có óc quan sát tốt, người ấy sẽ biết cách so sánh hay.
2. Hướng dẫn lầm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV viết nội dung bài lên bảng.
- Tìm các từ chỉ sự vật ở dòng 1 
*Lưu ý: người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật 
b. Bài tập 2 :
- GV viết nội dung bài tập lên bảng.
- Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
- Tương tự như vậy cả lớp trao đổi theo cặp
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Vì sao hai bàn tay của em được so sánh với hoa đầu cành? 
-Vì sao nói mặt biển như tấm thảm khổng lồ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau?
- Màu ngọc thạch là màu như thế nào? 
- GV cho HS quan sát chiếc vòng bằng ngọc thạch 
- GV khi gió lặng, không có giông bão, mặt biển phẳng lặng, sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch ( cho HS xem tranh cảnh biển lúc bình yên nếu có ) 
- Vì sao cánh diều được so sánh với dấu á? 
- Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ? 
- GV viết lên bảng một dấu á thật to để HS thấy 
* Kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
c, Bài tập 3:
- GV khuyến khích HS trong lớp tiếp nối nhau phát biểu tự do( em thích hình ảnh so sánh nào ở bài tập 2? vì sao?) 
3. Củng cố dặn dò:
- Về nhà quan sát những sự vật xung quanh và xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. 
- 1 HS lên bảng làm mẫu gạch chân dưới từ: Tay em 
- HS trao đổi theo cặp tìm tiếp các từ chỉ sự vật trong các câu thơ còn lại.
- 3 HS lên bảng gạch chân dưới các từ chỉ sự vật.
- Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm thi đua, chốt lại lời giải đúng:
Tay em đánh răng 
Răng trắng hoa nhài 
Tay em chải tóc 
Tóc ngời ánh mai.
- Cả lớp chữa bài vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu của bài , lớp đọc thầm
- 1 HS làm mẫu câu a.
- Hai bàn tay của em được so sánh với hoa đầu cành.
- HS trao đổi theo cặp làm tiếp phần còn lại.
- 3 HS lên bảng gạch dươí những sự vật được so sánh với nhau trong những câu thơ, câu văn :
a, Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch .
c, Cánh diều như dấu á
 Ai vừa tung lên trời.
d, Ơ, cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ ghê
 Như vành tai nhỏ
 Hỏi rồi lắng nghe
- 1 HS làm trọng tài nhận xét bài làm của từng bạn.
- Vì hai bàn tay của bé nhỏ, xinh như một bông hoa
- Giống nhau là đều phẳng, êm và đẹp
- màu xanh biếc, sáng trong.
- HS quan sát
- Vì cánh diều hình cong cong , võng xuống giống hệt một dấu á 
- 1 HS lên bảng vẽ một dấu á thật to để HS thấy được sự giống nhau.
- Vì dấu hỏi cong cong, nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai nhỏ.
- Cả lớp chữa bài vào vở 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS có thể phát biểu:
+ Em thích hình ảnh so sánh câu a vì hai bàn tay em bé được ví với những bông hoa là rất đúng.
+ Hình ảnh so sánh ở câu c thật hay vì cánh diều giống hệt dấu á mà chúng em viết hằng ngày.
Tiết 2:	Thứ 5 / 14 / 9 / 2006
mở rộng vốn từ : thiếu nhi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm được các từ về trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.
2. Ôn kiểu câu Ai( cáI gì, con gì)- là gì?
II. Đồ dùng dạy học:
- G: Hai tờ giấy khổ to kẻ nội dung bài 1. Bảng phụ viết theo hàng ngang 3 câu văn ở BT2
- H: Vở bài tập 
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
IV. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa khổ thơ lên bảng:
Sân nhà em sáng quá 
Nhờ ánh trăng sáng ngời 
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
- GV nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong giờ LTVC hôm nay, các em sẽ được học để mở rộng vốn từ về trẻ em sau đó sẽ ôn kiểu câu đã được học ở lớp 2: Ai ( cái gì - con gì ) - là gì? 
Bằng cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu
2. Hướng dẫn bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV dán lên bảng 2 tờ phiếu khổ to, chia lớp thành 2 nhóm lớn, mời 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức.
- GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn viết bổ sung từ để hoàn chỉnh bảng kết quả.
b. Bài tập 2:
- Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai(cái gì con gì?)
- Bộ phận trả lời câu hỏi là gì? 
- GV mở bảng phụ và yêu cầu gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai( cái gì, con gì) gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì ?
c. Bài tập 3:
- Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm?
3. Củng cố dặn dò: Ghi nhớ bài học
-Vài HS nêu sự vật được so sánh với nhau trong khổ thơ:
Trăng tròn như cái đĩa.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu - lớp theo dõi SGK 
- Từng HS làm bài sau đó trao đổi theo nhóm để hoàn chỉnh bài làm 
- Mỗi em viết nhanh từ tìm được rồi chuyển bút cho bạn 
- Em cuối cùng của mỗi nhóm sẽ tự đếm số lượng từ nhóm mình tìm được , viết vào dưới bài 
- Cả lớp đọc bảng từ mỗi nhóm tìm được: nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng từ đã được hoàn chỉnh 
- HS chữa bài vào vở :
+ Chỉ trẻ em: thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng
+ Chỉ tính nết của trẻ em: ngoan ngoãn, lễ phép, hiền lành, thật thà, ngây thơ
+ Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: thương yêu, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, chăm sóc
- 1HS đọc yêu cầu 
- 1 HS đọc câu a để làm mẫu 
- Thiếu nhi 
- là măng non của đất nước 
- 2 HS lên bảng làm 
- HS cả lớp làm vào vở
- Lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng:
 a. Thiếu nhi là măng non của đất nước.
b. Chúng em là học sinh tiểu học.
c. Chích bông là bạn của trẻ em.
-1 HS đọc yêu cầu - lớp đọc thầm
- Cả lớp làm bài ra nháp 
- Các em nối tiếp nhau đọc câu hỏi vừa đặt cho bộ phận in đậm trong các câu:
a. Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
b. Ai là những chủ nhân tương lai của đất nước?
- Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là gì?
- Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng
Tiết 3:	Thứ 5 / 21 / 9 / 2006
SO SáNH. DấU CHấM
I. Mục đích yêu cầu:
1. Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các câu đó.
2. Ôn luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bốn băng giấy, mỗi băng ghi 1 ý của BT1
- Bảng phụ viết nội dung BT3 
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
IV. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV viết bảng :
+ Chúng em là măng non của đất nước 
+ Chích bông là bạn của trẻ em .
B. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài :
Tiết LTVC hôm nay chúng ta tiếp tục tím hình ảnh so sánh và được nhận biết thêm các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó . Sau đó luyện tập về dấu chấm.
2. Hướng dẫn làm bài:
a. Bài tập 1:
- GV dán 4 băng giấy lên bảng 
GV chốt lại lời giảI đúng
b. Bài 2 :
- GV theo dõi HS làm bài .
- GV chốt lại lời giải đúng 
c. Bài 3:
- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, mỗi câu phải nói trọn 1 ý để xác định chỗ chấm câu cho đúng.
3. Củng cố dặn dò :
- Về nhà xem lại bài .
- Nhận xét tiết học .
- 2 HS đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân ở mỗi câu :
- Ai là măng non của đất nước ?
- Chích bông là gì ?
- GV và HS nhận xét
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc yêu cầu - lớp đọc thầm 
- HS đọc lần lượt từng câu thơ trao đổi theo cặp 
- 4 HS lên bảng thi làm bài đúng nhanh mỗi em gạch dưới những hình ảnh so sánh trong từng câu thơ, câu văn:
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b. Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm 
c. Trời là cái tủ ướp lạnh 
Trời là cái bếp lò nung.
d. Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
- Cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp đọc lại các câu thơ, câu văn của BT1, viết ra nháp các từ chỉ sự so sánh.
- 4 HS lên bảng gạch bằng bút màudưới từ chỉ sự so sánh trên băng giấy của BT1:
a, Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b. Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm 
c. Trời là cái tủ ướp lạnh 
Trời là cái bếp lò nung.
d. Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
- Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm bài dùng bút chì để chì để chấm câu làm xong đổi bài để bạn kiểm tra 
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV chốt lại lời giảI đúng .
- HS chữa bài vào vở:
Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấyông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
- 1 HS nhắc lại những nội dung vừa học. 
	Thứ 5 / 28 / 9 / 2006
Tiết 4 :
mở rộng vốn từ : gia đình
I . Mục đích yêu cầu :
1 . Mở rộng vốn từ về gia đình .
2 . Tiếp tục ôn kiểu câu : Ai ( cái gì - con gì ) – là gì ?
II . Đồ dùng dạy học:
G : Bảng lớp viết sẵn BT2.
H : Vở bài tập 
III . Phương pháp :
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, giảng giải, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
IV. Các hoạt động dạy – học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi bảng:
+ Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.
- Anh em như thể tay chân.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Gắn với chủ điểm mái ấm tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về người trong gia đình và tình cảm gia đình . Sau đó , các em sẽ tiếp tục ôn kiểu câu Ai ( cái gì - con gì ) - là gì ?
2 . Hướng dẫn bài tập :
a. Bài 1: Tìm những từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình
- Từ chỉ gộp những người trong gia đìnhlà chỉ 2 người như ông và bà, chú và cháu (ông bà, chú cháu)
- GV ghi nhanh từ HS tìm được lên bảng
b. Bài 2:
- Ghi câu thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
c. Bài 3: Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- GV nhận xét 
- GV nhận xét nhanh từng câu HS vừa đặt
- GV làm tương tự với các câu b, c,d
3. Củng cố dặn dò : 
- Về nhà học thuộc 6 thành ngữ , tục ngữ ở BT2
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng mỗi em tìm từ chỉ sự vật so sánh ở một câu:
+Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh .
+Anh em như thể tay chân.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu: ông b ... ứ hai dùng để làm gì?
- Dấu hai chấm thứ ba dùng để làm gì?
- GV kết luận: Dờu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.
Bài 2:
- GVgọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV gọi 2 HS đọc đoạn văn trong bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn và điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào mỗi ô trống trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó đưa ra đáp án đúng.
- GV hỏi: Tại sao ở ô trống thứ nhất ta lại điền dấu chấm?
- Tại sao ở ô trống thứ 2 và thứ 3 lại điền dấu hai chấm?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách dùng dấu hai chấm.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV gọi 1 HS đọc lại các câu văn trong bài.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV chữa bài.
*) Mở rộng bài: GV yêu cầu HS đặt các câu hỏi có cụm từ Bằng gì mà câu trả lời là các câu văn trong bài tập 3.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- Tìm dấu hai chấm trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi dấu hai chấm được dùng để làm gì? 
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Trong bài có 3 dấu hai chấm.
- Được đặt trước câu nói của Bồ Chao.
- Dấu hai chấm thứ nhất dùng để báo hiệu lời nói của một nhân vật.
- HS làm theo cặp.
- HS: Dùng để báo hiệu tiếp sau là lời giải thích cho sự việc. (Tiếp sau là lời giải thích cho ý Đầu đuôi là thế này)
- Dấu hai chấm thứ 3 dùng để báo hiệu tiếp theo là lời nói của Tu Hú.
- HS nghe giảng.
- Trong mẩu chuyện sau có một số ô trống được đánh số thứ tự. Theo em, ở ô nào cần điền dấu chấm, ô nào điền dấu hai chấm?
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- HS dùng bút chì làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhìn bảng nhận xét.
- HS trả lời: Vì câu tiếp sau đó không phải là lời nói, lời kể của một nhân vật hay lời giải thích cho một sự vật.
Vì tiếp sau ô trống thứ hai là lời nói của con Đác- uyn và tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.
- Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.
- Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? 
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- HS gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Trong các câu:
a) Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.
b) Các nghệ nhân đã thêu nên nhứng bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình. 
c) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam đã xây dựng lên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình.
*) HS đặt câu hỏi:
a) Nhà ở vùng này được làm bằng gì?
b) Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng gì?
c) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam đã xây dựng lên non sông gấm vóc bằng những gì?
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn luyện thêm cách dùng dấu hai chấm, dấu chấm, cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Bằng gì?, chuẩn bị bài luyện từ và câu tuần 33.
 Thứ ngàytháng.năm 2006
 Tuần 33
I/ Mục tiêu
- Nhận biết về cách nhân hoá. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá.
- Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá.
II/ Đồ dùng dạy-Học
- Bảng phụ (giấy khổ to) kẻ sẵn bảng như sau:
Sự vật được
nhân hoá
Cách nhân hoá
Bằng từ chỉ người, chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của người
III/ Các hoạt động dạy- Học chủ yếu
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập như sau:
+ HS 1: Điền dấu thích hợp vào các ô trống trong đoạn sau:
Bồ Chao kể tiếp 	
- Đầu đuôi là thế này 	Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi “Kìa, hai cái trụ chống trời!”.
+ HS 2: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” trong các câu sau:
a) Cốm làng vòng được làm ra bằng một bí quyết riêng được giữ gìn từ đời này sang đời khác.
b) Tâm đã đạt được thành tích cao bằng sự nỗ lực phi thường của bản thân.
2. Dạy – Học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học luyện từ và câu tuần này chúng ta tiếp tục học về biện pháp nhân hoá, sau đó các em sẽ thực hành viết một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi một HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a).
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, đồng thời viết câu trả lời của HS vào bảng tổng kết bài tập đã chuẩn bị.
+ Trong đoạn thơ ở phần a) có những sự vật nào được nhân hoá?
+ Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật đó?
+ Các từ ngữ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì?
+ Như vậy, để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giả đã dùng những cách nào?
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tiếp tục trả lời các câu hỏi trên với đoạn văn b).
- Gọi HS trả lời, sau đó nghe và ghi câu trả lời đúng vào bảng.
Đáp án bài tập:
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Nghe GV giới thiêụ bài.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Trả lời các câu hỏi ra giấy nháp.
-Trả lời câu hỏi của GV.
+ Có 3 sự vật được nhân hoá đó là: Mầm cây, hạt mưa, cây đào.
+ Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây; dùng các từ mải miết, trốn tìm để tả hạt mưa; dùng các từ lim dim, mắt, cười để tả cây đào.
+ Từ mắt là từ chỉ một bộ phận của người; các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là từ chỉ hoạt động của con người; Từ lim dim là chỉ đặc điểm của con người.
+ Tác giả dùng 2 cách đó là nhân hoá bằng từ chỉ bộ phận người và dùng từ nhân hoá bằng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận cùng nhau.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời. Các HS khác theo dõi và nhận xét.
Sự vật được
nhân hóa
Cách nhân hóa
Bằmg từ chỉ người,
chỉ bộ phận của người.
Bằng từ tả đặc điểm,
hoat động của con người.
Mầm cây
Tỉnh giấc
Hạt mưa
mải miết, trốn tìm
Cây đào
mắt
kéo đến
Cơn dông
múa, reo, chào
Lá (cây gạo)
anh em
thảo, hiền, đứng hát
Cây gạo
- GV hỏi: Em thích nhất hình ảnh nhân hoá nào trong bài? Vì sao?
- GV yêu cầu HS ghi bảng đáp án trên vào vở.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì?
- Trong đoạn văn, ta phải chú ý điều gì?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp, chỉnh sửa lỗi cho HS và chấm điểm những bài tốt.
- 5 đến 7 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
- Hãy viết một đoạn vắn ngắn ( từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
- Để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
- Phải sử dụng phép nhân hoá.
- HS tự làm bài.
- Một số HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Ví dụ 1:Đoạn văn tả bầu trời buổi sớm:
Mỗi sớm mai thức dậy, em cùng chị lại chạy lên đê để hít thở không khí trong lành của buổi sáng. Trên đê cao, em có thể nhìn thấy rõ cảnh vật xung quanh. Ông mặt trời từ từ nó cái đầu đỏ rực ra khỏi chăn mây. Những ánh nắng đầu tiên tinh ngịch chiu qua từng khe lá. Chị em nhà gió đuổi nhau vòng qua luỹ tre rồi lại xà xuống vờn khắp mặt sông.
Ví dụ 2: Đoạn văn tả vườn cây:
Trước cửa nhà em có một khoảnh đất nhỏ dành để trồng hoa. Mỗi độ xuân về, những nàng hồng tíu tít dủ nhau mặc những bộ quần áo đỏ nhung, phớt hồng lộng lẫy. Chị loa kèn dịu dàng hơn nên chọn cho mình một bộ váy trắng muốt, dài thướt tha. Cô lay ơn ngày thường ẩn mình trong lớp lá xanh nay cũng khoe sắc bằng vạt áo vàng tươi.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò những HS chưa hoàn thành đoạn văn về nhà làm tiếp. Cả lớp chuẩn bị bài sau.
 Thứ ngàytháng.năm 2006
Tuần 34
I/ Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ về thiên nhiên mang lại những lợi ichs gì cho con người; con người làm gì để bảo vệ thiên nhiên, giúp thiên nhiên thêm tươi đẹp.
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II/ Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ ( giấy khổ to) viết sẵn nội dung bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
 Hoạt động dạy	Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn trong bài tập 2, tiết luyện từ và câu tuần 33.
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
- Trong giờ học luyện từ và câu tuần này các em xẽ tìm các từ ngữ theo chủ điểm về thiên nhiên và ôn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
- Gọi một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV kẻ bảng lớp thành 4 phần, sáu đó chia HS thành 4 nhóm, tổ chức cho các nhóm thi tìm từ theo hình thức tiếp sức. Nhóm 1 và 2 tìm các từ chỉ những thứ có trên mặt đất mà thiên nhiên mang lại. Nhóm 2,3 tìm các từ chỉ những thứ có trong lòng đất mà thiên nhiên mang lại.
- GV và HS đếm số từ tìm được của các nhóm ( không đếm các từ sai ), sau đó tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ nhất.
- GV yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được.
- GV yêu cầu HS ghi bảng đáp án trên vào vở.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS đọc mẫu, sáu đó thảo luận với bạn bên cạnh và ghi tất cả ý kiến tìm được vào giấy nháp.
- Gọi đại diện một số cặp HS đọc bài làm của mình.
-- Nhận xét và yêu cầu HS ghi một số việc vào vở bài tập.
Bài 3:
- Gọi một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gọi một HS đọc đoạn văn, sau đó yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS nhớ viết hoa chữ đầu câu.
- Gọi một HS đọc bài làm, đọc cả các dấu câu trong ô trống đã điền, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- HS trong cùng nhóm tiếp nối nhau lên bảng viết từ mình tìm được. Mỗi HS lên bảng chỉ viết 1 từ sau đó chuyền phấn cho bạn khác trong nhóm. Ví dụ về đáp án:
a) Trên mặt đất: cây cối, hoa quả, rừng, núi, đồng ruộng, đất đai, biển cả, sông ngòi, suối, thác ghềnh,ao hồ, rau, củ, sắn, ngô, khoai, lạc
b) Trong lòng đất: than đá, dầu mỏ, khoáng sản, khí đốt, kim cương, vàng, quặng sắt, quặng thiếc, mỏ đồng, mỏ kẽm, đá quý,
- 1 HS lên bảng chỉ cho các bạn khác đọc bài.
- Con người đã làm gì để thiên nhiên thêm giàu, thêm đẹp?
- HS đọc mẫu và làm bài theo cặp.
- Một số HS đọc, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ xung.
Ví dụ về đáp án: Con nguêoì xây dựng nhà cửa, nhà máy, xí nghiệp, trường học, lâu đài, công viên, khu vui chơi, giải trí, bệnh viện,..; Con người trồng cây, trồng rừng, trồng lúa, ngô, khoai, sắn, hoa, các loại cây ăn quả..
- Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống?
- HS làm bài. đáp án:
Trái đất và mặt trời
Tuấn lên bảy tuổi Em rất hay hỏi 
 Một lần em hỏi bố:
- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời, có đúng thế không, bố?
- Đúng đấy con ạ! - Bố Tuấn đáp. 
- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?
- 1 HS đọc bài trước lớp. Các HS khác theo dõi để nhận xét, sửa chữa nếu bạn làm sai, kiểm tra bài bạn bên cạnh.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò những HS chưa hoàn thành đoạn văn về nhà làm tiếp. Cả lớp chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC K1.doc