Giáo án môn Đại số 9 - Tuần 10 - Tiết 19: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số

Giáo án môn Đại số 9 - Tuần 10 - Tiết 19: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số

A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được:

 1. Về kiến thức:

Nắm vững khái niệm hàm số.

Nắm được cách cho hàm số bằng bảng, bằng công thức.

Hiểu được đồ thị hàm số là gì.

Hiểu được khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.

 2. Về kỷ năng:

 Cho hàm số, xác định một quy tắc có phải là một hàm số không

Tính giá trị của hàm số tại một giá trị của biến số

Xác định được hàm số đồng biến, nghịch biến như thế nào

 3. Về thái độ: Suy luận lôgic

B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 9 - Tuần 10 - Tiết 19: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 13/11/06
Ngày dạy:.
Tiết
19
§1. NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG 
CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được:
	1. Về kiến thức:
Nắm vững khái niệm hàm số.
Nắm được cách cho hàm số bằng bảng, bằng công thức.
Hiểu được đồ thị hàm số là gì. 
Hiểu được khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.
	2. Về kỷ năng:
	Cho hàm số, xác định một quy tắc có phải là một hàm số không 
Tính giá trị của hàm số tại một giá trị của biến số
Xác định được hàm số đồng biến, nghịch biến như thế nào
	3. Về thái độ: Suy luận lôgic
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Hệ trục tọa độ trên giấy kẻ ô vuông, bảng ở ?3
Sgk, thước thẳng
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới: (40')
Giáo viên
Học sinh
Các em đã được làm quen với khái niệm hàm số ở đại số 7, Chương II đại số 9 giúp các em tìm hiểu và nghiên cứu hàm số bậc nhất. 
Lắng nghe, suy nghĩ
Hoạt động của thầy giáo và giáo viên
Nội dung
HĐ1: Khái niệm hàm số (15')
GV: Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng x thay đổi ?
HS: Phát biểu định nghĩa sgk/42
GV: Chốt lại: y phụ thuộc x thay đổi; với mỗi x xác định một và chỉ một y
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
GV: Hàm số có thể cho dưới các dạng nào? HS: Bảng hoặc công thức
GV: Lấy một số ví dụ 
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
GV: Cho hàm số y = f(x). Em hiểu như thế nào về kí hiệu y = f(x) ?
HS: Với mỗi x, ta luôn xác định được chỉ một y bởi công thức y = f(x)
GV: Ví dụ: Cho hàm số: y = 3x + 1; y = 
Tìm x để các biểu thức f(x) xác định ?
HS: Với mọi x; với mọi x khác 0
GV: Tổng quát biến số x trong hàm số 
y = f(x) cần có điều kiện gì ?
HS: Biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định 
GV: Khi y là hàm số của x, ta có thể viết: 
y=f(x); y=g(x)...Ví dụ: y = f(x) = x + 1
Khi x = 1 thì y = ?
HS: Khi x = 1 thì y = 1 + 1 = 2
GV: Lúc đó ta viết f(1) = 2
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?1
HS: 5; 11/2; 6; 13/2; 4; 0
GV: Cho hàm số y = f(x) nếu khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì ta gọi hàm số y là hàm hằng
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
1) Khái niệm hàm số
*Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x thay đổi sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được một và chỉ một giá trị tương ứng của y thì y là hàm số của x, x là biến số.
*Khi y là hàm số của x, ta viết 
y = f(x), và hiểu là: f(x) là giá trị của hàm số tại giá trị x và x chỉ lấy các giá trị mà tại đó f(x) xác định
*Khi x thay đổi mà y luông nhận một giá trị xác định thì hàm số y được gọi là hàm hằng.
HĐ2: Đồ thị của hàm số (10')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 sgk/43
HS: Thực hiện
GV: Cho hàm số y = f(x). Đồ thị của hàm số là gì ?
HS: Là tập các điểm M(x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ
GV: Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập các điểm M có hoành độ là x, tung độ là f(x) trên mặt phẳng tọa độ.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
2) Đồ thị hàm số
*Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập các điểm M có hoành độ là x và tung độ là f(x) trên mặt phẳng tọa độ.
HĐ3: Hàm số đồng biến nghịch biến (15’)
GV: Cho hàm số y = 2x+1 và y=-2x+1. Tìm x để các hàm số xác định ?
HS: 2x+1;-2x+1 xác định với mọi x nên các hàm số đều xác định với mọi x Î R
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?3
HS: Thực hiện
GV: Hãy nhận xét tính tăng, giảm dãy giá trị của biến số và dãy giá trị tương ứng của hàm số ?
HS: *Đối với hàm số y = 2x + 1: Giá trị của biến số tăng (giảm) thì giá trị tương ứng của hàm số cũng tăng (giảm)
*Đối với hàm số y = - 2x + 1: Giá trị của biến số tăng (giảm) thì giá trị tương ứng của hàm số giảm (tăng)
GV: Ta nói hàm số y = 2x + 1 đồng biến trên R còn hàm số y = -2x + 1 nghịch biến trên R HS: Lắng nghe, ghi nhớ
GV: Tổng quát: Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi x thuộc R. Khi nào ta nói hàm đồng biến trên R ? Khi nào ta nói hàm nghịch biến trên R ?
HS: Phát biểu “tổng quát” sgk/44
GV: Với x1, x2 thuộc R:
*Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số 
y = f(x) đồng biến trên R
*Nếu x1 f(x2) thì hàm số 
y = f(x) nghịch biến trên R
3) Hàm số đồng biến, nghịch biến
*Cho hàm số y =f(x) xác định với mọi x thuộc R. Với x1, x2 thuộc R:
+ Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R
+ Nếu x1 f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R
	IV. Củng cố: (3')
	Giáo viên
Học sinh
Cho hàm số y = f(x) = 
Với giá trị nào của biến x thì hàm xác định ? Tính f(1)? Đồ thị của hàm số là tập hợp điểm M có tọa độ như thế nào ?
Hàm số xác định với x khác 0
f(1) = 2
Đồ của hàm số là tập các điểm M có hoành độ là x khác 0 và tung độ là 
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà: (1')
	1. Học thuộc các khái niệm hàm, tính chất 
	2. Thực hiện bài tập: 1, 2, 3 sgk/44,45

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet19.doc