A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần:
1. Về kiến thức:
+Hiểu được đồ thị của hàm số y = ax + b (a khác 0) là một đường thẳng
+Nắm được cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b
2. Về kỷ năng:
+Vẽ đồ thị hàm số y=ax + b
3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên Học sinh
Hình 6 sgk/49, thước Sgk, thước
Ngày Soạn: 29/11/06 Ngày dạy:. Tiết 23 §3. ĐỒ THỊ HÀM SỐ y = ax + b (a ¹0) A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần: 1. Về kiến thức: +Hiểu được đồ thị của hàm số y = ax + b (a khác 0) là một đường thẳng +Nắm được cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b 2. Về kỷ năng: +Vẽ đồ thị hàm số y=ax + b 3. Về thái độ: Suy luận B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh Hình 6 sgk/49, thước Sgk, thước D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Câu hỏi hoặc bài tập Đáp án Cho ví dụ về hàm số bậc nhất? Hàm số này đồng biến hay nghịch biến ? y = 3x + 8 Đồng biến III.Bài mới: (35') Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: Đồ thị của h/s y=ax+b (a¹0)(20') GV: Biểu diễn các điểm A(1; 2); B(2; 4); C( 3; 6); A’(1; 2+3); B’(2; 4+3); C’( 3; 6+3); trên cùng mặt phẳng tọa độ ? HS: Thực hiện GV: Nhận xét các vị trí của A’, B’, C’ so các vị trí của A, B, C trên mặt phẳng tọa độ ? HS: Tung độ của A’, B’, C’ đều lớn hơn tung độ của A, B, C 3 đơn vị GV: Tứ giác ABB’A’ là hình gì? Vì sao? HS: Do AA’//BB’ (cùng vuông góc với Ox) và AA’=BB’ nên tứ giác ABB’A’ là hình bình hành GV: Như vậy, nếu A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng (d) thì A’, B’, C’ cùng nằm trên một đường thẳng (d') song song với (d) HS: Lắng nghe, ghi nhớ GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 HS: Thực hiện GV: Phán đoán đồ thị của hàm số y=2x+3 HS: là một đường thẳng song song với đường thẳng y = 2x và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3 GV: Tổng quát, kết luận như thế nào về đồ thị của hàm số y =ax + b ? HS: Phát biểu tổng quát sgk/50 1) Đồ thị hàm số y = ax + b (a khác 0) *Đồ thị hàm số y = ax + b (a khác 0) là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b. Người ta còn gọi: Đồ thị hàm số y=ax+b (a khác 0) là đường thẳng y=ax+b, b là tung độ gốc của đường thẳng. HĐ2: Cách vẽ đồ thị của hàm số y=ax+b (a¹0) (20') GV: Một đường thằng xác định khi biết mấy điểm thuộc nó ? HS: Hai điểm GV: Để vẽ đường thẳng y=ax+b (a khác 0) ta thực hiện như thế nào? Nêu các bước cụ thể ? HS: Xác định hai điểm thuộc đường thẳng và vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó GV: Yêu cầu vẽ hai đường thẳng y = 3x – 1 và y = -3x + 1 HS: Thực hiện 2) Cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax + b (a khác 0) B1: Biểu diễn điểm A(0; b) và điểm B(-b/a; 0) trên mặt phẳng tọa độ B2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B IV. Củng cố: (3') Giáo viên Học sinh Đồ thị của hàm số y = ax + b có dạng như thế nào ? Nêu cách vẽ ? V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1') Về nhà thực hiện bài tập: 15, 16 sgk/51
Tài liệu đính kèm: