A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
+Nắm được khái niệm hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
+Biết phương pháp minh họa hình học tập nghiệm của hệ hai phương
trình bậc nhất hai ẩn.
+Nắm được khái niệm hai hệ phương trình tương đương
2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
+Xác định số nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
+Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
Ngày Soạn: 29/12/06 Ngày dạy: Tiết 33 §2. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN A. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh: +Nắm được khái niệm hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn +Biết phương pháp minh họa hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. +Nắm được khái niệm hai hệ phương trình tương đương 2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng: +Xác định số nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn +Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn 3. Về thái độ: Suy luận B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh Thước, hệ thống ví dụ Sgk, thước, MTBT D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Câu hỏi hoặc bài tập Đáp án Cho ví dụ về phương trình bậc nhật hai ẩn? Viết tập nghiệm của nó ? Minh họa tập nghiệm của nó trên mặt tọa độ ? Ví dụ: x + y = 2 S = {(x, 2 - x) | x Î R} Trên mặt phẳng tọa độ tập nghiệm của phương trình x + y = 2 là đường thẳng y = 2 - x III.Bài mới: (32') Giáo viên Học sinh Giải bài toán sau: Vừa gà vừa chó Bó lại cho tròn Ba mươi sáu con Một trăm chân chẵn Cách giải như thế nào ? Giả sử x là số con gà, y là số con chó. Theo bài x và y có liên hệ như thế nào? Như vậy việc giải bài toán này chuyển về việc tìm x, y sao cho x + y = 36 (1) và 2x + 4y =100 (2). Và việc tìm x, y thỏa cả 2 phương trình gọi là việc giải hệ phương trình gồm hai phương trình (1) và (2). Hệ phương trình này có dạng tổng quát như thế nào ? Tập nghiệm của nó như thế nào? Suy nghĩ x + y = 36 và 2x + 4y = 100 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: Khái niệm (10’) GV: Kiểm tra cặp số (x; y) = (22; 14) có phải là nghiệm của phương trình x + y=36 và phương trình 2x + 4y = 100 không ? HS: Phải GV: Cặp số (22; 14) 1 là nghiệm của hệ phương trình. Tổng quát hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có dạng như thế nào ? HS: Dạng: GV: Cặp số (x0; y0) thỏa điều kiện gì thì nó được gọi là nghiệm của hệ ? HS: Cặp số (x0; y0) là nghiệm của cả hai phương trình trong hệ. GV: Khi nào ta nói hệ vô nghiệm ? HS: Khi hai phương trình của hệ không có nghiệm chung 1. Khái niệm Dạng: *Nếu hai phương trình của hệ có nghiệm chung (x0; y0) thì (x0; y0) được gọi là một nghiệm của hệ (I) *Nếu hai phương trình của hệ không có nghiệm chung thì ta nói hệ vô nghiệm HĐ2: Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (15’) GV: Nếu điểm M(x0; y0) nằm trên đường thẳng ax+by=c thì cặp số (x0; y0) là gì của phương trình ax+by=c ? HS: Là một nghiệm GV: Như vậy về mặt hình học trong mặt phẳng tọa độ tập hợp nghiệm của hệ phương trình (I) được biểu diễn như thế nào? HS: Biểu diễm bởi tập hợp các điểm chung của đường thẳng (d) và đường thẳng (d’) xác định bởi hai phương trình của hệ. GV: Tìm số nghiệm của hệ ? HS: Do đường thẳng 3x+y=2 và đường thẳng -2x+3y=1 cắt nhau nên hệ có một nghiệm duy nhất GV: Tìm số nghiệm của hệ ? HS: Do đường thẳng 5x+15y=5 và đường thẳng –x-3y=-1 song song với nhau nên hệ vô nghiệm GV: Tìm số nghiệm của hệ? HS: Do đường thẳng x-y=3 và đường thẳng -2x+2y=-6 trùng nhau nên hệ có vô số nghiệm GV: Tổng quát, ta có kết luận gì nghiệm của hệ (I) ? HS: Phát biểu tổng quát sgk/10 2. Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn *Hệ (I) có duy nhất một nghiệm *Hệ (I) có vô số nghiệm HĐ3: Hệ phương trình tương đương (7’) GV: Hai hệ phương trình như thế nào được gọi là tương đương với nhau? HS: Phát biểu định nghĩa GV: Ví dụ: GV: Hãy kiểm nghiệm sự tương đương của hai hệ ở ví dụ trên ? HS: Hai hệ đều có duy nhất một nghiệm. Xét thấy (2; 1) là nghiệm của cả hai hệ nên hai hệ đó tương đương với nhau. 3. Hệ phương trình tương đương Định nghĩa: Hai hệ được gọi là tương đương với nhau nếu chúng có cùng tập nghiệm. Ví dụ: IV. Củng cố: (6') Giáo viên Học sinh *Yêu cầu học sinh thực hiện bài 4/sgk 11 *Yêu cầu học sinh thực hiện bài 6/sgk 11 a) Một nghiệm duy nhất b) Vô nghiệm c) Một nghiệm duy nhất d) Vô số nghiệm Nga đúng; Phương sai V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1') 1. Ghi nhớ dạng của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, và các xác định số nghiệm của hệ phương trình 2. Thực hiện bài tập: 2, 7 /sgk 11, 12 – Tiết sau luyện tập
Tài liệu đính kèm: