Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm

Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm

1 - Về kiến thức:

- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.

2 -Về kĩ năng:

- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân khác nhau. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 dân số cả nước.

3 -Về thái độ:

- Có tinh thần tôn trọng và đoàn kết các dân tộc.

 

docx 179 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 25/05/2024 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
TIẾT 1
Bài 1:
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Ngày soạn: 04/9/2018
Ngày dạy: 06/9/2018
I - Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1 - Về kiến thức:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
2 -Về kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân khác nhau. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 dân số cả nước.
3 -Về thái độ:
- Có tinh thần tôn trọng và đoàn kết các dân tộc.
4 - Định hướng phát triển năng lực: Góp phần hình thành cho học sinh các năng lực: 
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh...
II - Phương tiện dạy học:
* Giáo viên: 
- Lược đồ dân tộc Việt Nam - Atlat Địa Lí Việt Nam
- Bộ tranh ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của một số dân tộc Việt Nam.
- Hình 1.1 và Hình 2.1 SGK - Bảng 1.1 SGK 
- Tivi, máy tính
* Học sinh:
- SGK, tập bản đồ Địa Lí 9 - Atlat Địa Lí Việt Nam
- Dụng cụ học tập
- Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc sống ở Việt Nam.
III - Tổ chức các hoạt động học tập:
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (Tình huống xuất phát: 5 phút)
1. Mục tiêu: HS biết được Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống.
Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc
2. Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan - Khai thác kiến thức từ video, hình ảnh
3. Phương tiện: tivi, máy tính
4. Các bước hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS quan sát video về các dân tộc ở VN (https://youtu.be/CQpfINQTP04HS) quan sát và TLCH:
- Em có nhận xét gì về các dân tộc ở VN?
- Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ các dân tộc có sự đoàn kết , gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Các dân tộc có điểm nào khác nhau?
Bước 2: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung
Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc tuy khác nhau về một số đặc điểm nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc ở VN: các dân tộc VN có đặc điểm gì? Sự phân bố của các dân tộc.
A.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 
1.HOẠT ĐỘNG 1: Các dân tộc ở Việt Nam ( Thời gian : 20 phút)
1.Mục tiêu: - HS biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tuc, tập quán.
 - HS biết được các dân tộc có số dân khác nhau và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất.
2.Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại/Sử dụng tranh ảnh, SGK
3.Phương tiện: Hình ảnh về trang phục, phong tục, hoạt động kinh tế của các dân tộc
4.Hình thức tổ chức hoạt động : HS hoạt động cá nhân
Hoạt động của thầy và trò:

Nội dung ghi bảng:

Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: cho HS xem tranh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam - Hình 1.1 SGK - Bảng 1.1 SGK
HSTLCH: 
? Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc?
? Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm nào giống và khác nhau?
- (GV gợi ý cho HS trình bày một số nét khác nhau giữa các dân tộc về văn hoá, ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán)
?Cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
? Thử nêu đặc điểm của dân tộc Việt(Kinh)?
? Các dân tộc ít người có phong tục, tập quán canh tác ntn?
? Hãy kể tên 1số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - TLCH
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài:
Mở rộng: 
- GV nhấn mạnh về vai trò của 1 bộ phận người Việt sống ở nước ngoài họ cũng thuộc cộng đồng các dân tộc VN
- Quan sát Hình 1.2 SGK và các hình ảnh sau em có nhận xét gì về lớp học ở vùng cao này? Từ đó GV giáo dục HS lòng yêu mến, chia sẻ những khó khăn hiện nay của các dân tộc ít người.
1-Các dân tộc ở Việt Nam:
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất , chiếm 86.2 % dân số cả nước - có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và KHKT
- Các dân tộc ít người chiếm 13.8 % ds cả nước – có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống
HOẠT ĐỘNG 2: Phân bố các dân tộc (Thời gian: 12 phút)
1.Mục tiêu: - HS trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta: Sự phân bố của dân tộc Việt, các dân tộc ít người. Trình bày được sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa: Trung du và miền núi phía Bắc với khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên , duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
2.Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại/ sử dụng SGK
3.Phương tiện: bản đố phân bố các dân tộc - tivi, máy tính
4.Hình thức tổ chức : Hoạt động nhóm
Hoạt động của thầy và trò:

Nội dung ghi bảng:

Bước 1: GV phân lớp thành 8 nhóm - HS dựa vào nội dung mục 2 SGK và lược đồ Dân tộc trang 16 Atlat Địa Lí VN 
▪N1-N2:Tìm hiểu sự phân bố của người Việt.
▪N3-N4:Tìm hiểu xem vùng núi&trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào?
▪N5-N6:Tìm hiểu các dân tộc nào cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên ?
▪N7-N8:Tìm hiểu xem các dân tộc nào cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận theo sự phân công của GV
Bước 3: HS đại diện các nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét bổ sung
Bước 4: GV chốt ý và ghi bảng.
Mở rộng: 
? Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết sự phân bố các dân tộc hiện nay đã có gì thay đổi?
? Việc phân bố lại các dân tộc theo định hướng hiện nay đã có tác dụng gì?

2-Phân bố các dân tộc:
- Dân tộc Việt: phân bố tập trung ở các đồng bằng , trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Thời gian: 5 phút)
- GV cho HS làm BTsố1(c,d) & BT số 2 tập bản đồ.
- GV cho HS quan sát bảng 1.1 nêu tên các dân tộc có số dân >1 triệu người, từ 500.000 –1triệu người? <500.000 người?
- Cho HS tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3-5 em tham gia trò chơi:Viết nhanh tên các dân tộc do GV yêu cầu VD: Viết tên các dân tộc có chữ cái bắt đầu bằng chữ:
 K : Khơ-me, Khơ-mú, Kháng, Kinh
 M : Mường, Mông, Mnông, Mạ, Mảng
 T : Tày, Thái, Thổ, Tà-ôi.
 C : Cơ-ho, Chăm, Cơ-tu, Co, Cống
 H : Hoa, Hrê, Hà-nhì
Mỗi chữ cái là 1 HS viết. Đội nào viết được tên nhiều dân tộc hơn sẽ là đội thắng cuộc 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG/ MỞ RỘNG: ( Thời gian: 3 phút)
- HS trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 6 SGK.
- Làm lại các BT 1,2,3 tập bản đồ.
- Đọc và chuẩn bị bài Dân số và gia tăng dân số. Quan sát và phân tích biểu đồ Hình 2.1 SGK
Tuần 2 Ngày soạn : 5/9/2018
 Tiết 2 Ngày dạy : 7/9/2018
BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ.
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
 Sau khi học xong bài học, học sinh cần:
1.Kiến thức: 
 Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả.
- Một số đặc điểm của dân số:
 + Số dân (dân số đông, nhớ được số dân của nước ta ở thời điểm gần nhất).
 + Gia tăng dân số: gia tăng dân số nhanh (dẫn chứng).
 + Cơ cấu dân số: Theo độ truổi (Cơ cấu dân số trẻ), giới tính, cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi.
- Nguyên nhân và hậu quả.
 + Nguyên nhân (kinh tế – xã hội).
 + Hậu quả (sức ép đối với tài nguyên môi trường, kinh tế – xã hội). 
2. Kĩ năng: 
- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.
- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989 – 1999.
* Các kĩ năng sống: 
- Thu thập và sử lí thông tin, phân tích đối chiếu .
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe, phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm 
- Thể hiện sự tự tin .
3. Thái độ :
- Có ý thức chấp hành các chính sách của nhà nước về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng.
 4. Định hướng phát triển năng lực : 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
B. CHUẨN BỊ: 
	1. Giáo viên: - Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.
	2. Học sinh: - Atlat, sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP:
	- Nêu vấn đề; thảo luận nhóm; trực quan.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:	
Ổn định tổ chức, điểm danh: ( 1’)
 2. Kiểm tra: ( Thực hiện trong tiết học )
 3. Tình huống xuất phát: (2’)
 Việt Nam là nước có số dân đông, dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi => Chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề trên trong bài học hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG 1: SỐ DÂN . 
1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm số dân ở nước ta (dân số đông, nhớ được số dân của nước ta ở thời điểm gần nhất).
- Kỹ năng : Xử lý thông tin, số liệu sưu tầm.
2. Phương pháp: 
 + Nêu vấn đề , đàm thoại gợi mở. 
3. Phương tiện: 
 + SGK , tư liệu sưu tầm .
4. Thời gian: 5’
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Mục đích: - Tìm hiểu về số dân ở nước ta.
HĐ1 – Cá nhân – Tg :5’
- Giới thiệu thông tin về số dân nước ta qua tư liệu sưu tầm từ báo Đời Sống Và Pháp Luật – số ra ngày 31 tháng 1 năm 2018.
- Theo dõi và đọc kỹ thông tin trên nguồn tư liệu sưu tầm.
 Trích bản tin báo Đời Sống & Pháp Luật số ra ngày 31/1/2018
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Nêu vấn đề : Theo thông tin trên báo Đời Sống Và Pháp Luật số ra ngày 31/1/2018 thì số dân của nước ta hiện nay là khoảng 93,7 triệu người. 
- Kết hợp nội dung SGK cùng với số liệu sưu tầm, các em có nhận xét gì về số dân của nước ta ?

- Dựa vào SGK và số liệu sưu tầm trả lời
+ Nước ta có số dân đông.

Bài ghi:
- Dân số nước ta vào cuối năm 2017 là 93,7 triệu người.
- Việt Nam là nước đông dân xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 8 châu Á và thứ 13 thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2: GIA TĂNG DÂN SỐ .
1. Mục tiêu: 
- Kiến thức :Trình bày được quá trình gia tăng dân số nước ta.
- Kỹ năng : Phân tích biểu đồ;  ... ...
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về ngành giao thông vận tải biển và ngành khai thác, chế biến khoáng sản biển của nước ta.
4. Các bước hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp một số tranh ảnh về ngành giao thông vận tải biển và ngành khai thác, chế biến khoáng sản biển của nước ta.
- Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
- Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khai thác và chế biến khoáng sản biển. (Thời gian:9 phút)
1. Mục tiêu: Nắm được tình hình phát triển của ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển.
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, bản đồ Biển- đảo Việt Nam và một số hình ảnh về giá tri kinh tế biển – đảo VN. Kĩ thuật đặt câu hỏi
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát H39.1, khai thác thông mục 3 SKG (trang 140 141), trả lời các câu hỏi:
- Vùng biển nước ta có những tiềm năng gì để phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển.
-Vì sao ngành sản xuất muối phát triển mạnh ?
- Ngành khai thác dầu khí phát triển trên những điều kiện thuận lợi nào và đang phát triển ra sao?
- Ngoài ra khai thác khoáng sản biển còn thuận lợi phát triển ngành nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển.
Hoạt động 2: Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển (Thời gian: 6 phút)
1. Mục tiêu: Nắm được tình hình phát triển của ngành giao thông vận tải biển.
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, bản đồ Biển- đảo Việt Nam và một số hình ảnh về giá tri kinh tế biển – đảo VN. KT đặt câu hỏi
3. Hình thức tổ chức: Cặp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Bước 1: chia cặp phân công nhiệm vụ
Nội dung thảo luận: 
Yêu cầu HS dựa vào lược đồ SGK và vốn hiểu biết của mình thảo luận vấn đề sau:
 - Nêu thuận lợi cho phát triển ngành giao thông vận tải biển ở nước ta?
- Để ngành giao thông vận tải biển phát triển chúng ta phải khắc phục những khó khăn nào?
Bước 2: Các cặp thảo luận
Bước 3: Đại diện các cặp trình bày các cặp khác bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển
Hoạt động 3: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo. (Thời gian: 15 phút)
1. Mục tiêu: Trình bày đặc điểm tài nguyên và MT biển, đảo; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên và MT biển, đảo.
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:	PP SGK, bản đồ Biển- đảo Việt Nam và một số hình ảnh về bảo vệ tài nguyên MT biển, đảo; phát vấn, diễn giảng; giải quyết vấn đề/ Hợp tác
3. Hình thức tổ chức: nhóm
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Bước 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ.
- Nhóm 1: Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên môi trường biển đảo?
- Nhóm 2: Hậu quả làm giảm sút tài nguyên môi trường biển đảo?
- Nhóm 3: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo?
Bước 2: các nhóm thảo luận.
Bước 3: đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét: 
- Hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh về bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
- Liên hệ vùng biển Hội An.

III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo
1. Sự sụt giảm tài nguyên và môi trường biển - đảo 
a. Thực trạng: Diện tích rừng ngập mặn và nguồn lợi thuỷ sản giảm nhanh.
b. Nguyên nhân: 
+ Các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển.
+ Hoạt động giao thông trên biển và khai thác dầu khí được tăng cường
c. Hậu quả: 
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút)
1. (Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:
Câu 1: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa của nước ta là
A. muối. C. dầu mỏ và khí tự nhiên.
B. cát trắng. D. ôxit titan.
Câu 2: Vùng sản xuất muối nổi tiếng Sa Huỳnh và Cà Ná nằm ở các tỉnh nào?
A. Đà Nẵng và Khánh Hòa. C. Ninh Thuận và Bình Thuận.
B. Quảng Nam và Quảng Ngãi. D. Quảng Ngãi và Ninh Thuận.
Câu 3: Những tỉnh có nhiều cát trắng ở nước ta là
A. Quảng Bình, Quảng Ngãi. C. Quảng Nam, Đà Nẵng.
B. Quảng Ninh, Khánh Hòa. D. Bình Định, Phú Yên.
Câu 4: Ý nào không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta?
A. Các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển.
B. Các hoạt động giao thông trên biển.
C. Khai thác dầu khí được tăng cường.
D. Nguồn lợi hải sản ngày càng giảm.
2. (Cả lớp) Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành giao thong vận tải biển?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (Thời gian: 3 phút)
1. Căn cứ vào H39.2 SGK, em hãy nêu tên các mỏ dầu, khí đang được khai thác; các vùng sản xuất muối nổi tiếng; vùng có titan; một số cảng biển lớn của nước ta?
2. Học bài cũ, trả lời câu 1,2,3 SGK trang 144
3. Xem trước bài 40: “thực hành: đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tiềm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí”
*********************************
Tuần 31
Tiết 47
Bài 40:Thực hành:
 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

NS: 15/4/2019
ND: 17/4/2019

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh đạt được
 1. Kiến thức: 
Trình bày dược tiềm năng kinh tế của một số đảo ven bờ; tình hình khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu khí ở nước ta
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện khả năng phân tích tổng hợp kiến thức, xác định mối liên hệ địa lý giữa các đối tượng địa lý trên lược đồ kinh tế nước ta.
- Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ khai thác, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu ở nước ta.
3. Thái độ: 
 Ý thức phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức, điểm danh: (Thời gian: 1 phút)
2. Kiểm tra: (Thời gian: 3 phút)
3. Chuẩn bị của GV và HS:
- Giáo viên: Kế hoạch bài giảng, SGK; bản đồ Biển – đảo Việt Nam, một số hình ảnh về một số đảo ở nước ta. Các hình ảnh về hoạt động kinh tế biển- đảo.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, máy tính.
4. Hoạt động học tập:
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (Thời gian: 4 phút)
1. Mục tiêu
- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về vị trí, tiềm năng phát triển kinh tế biển của một số đảo ở nước ta, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về vị trí và thế mạnh của các đảo; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các đặc điểm nổi bật về tiềm năng, sự phát triển kinh tế biển của các đảo và quần đảo nước ta
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về kinh tế biển cuẩ các đảo ven bờ -> Kết nối với bài học ...
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về các đảo ven bờ ở nước ta
4. Các bước hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp một số tranh ảnh về các đảo ven bờ ở nước ta
 ĐẢO CÁT BÀ
 ĐẢO PHÚ QUỐC 
- Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
- Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế của biển đảo ven bờ. (Thời gian: 14 phút)
1. Mục tiêu: Đánh giá đúng tiềm năng kinh tế của biển đảo ven bờ.
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:	PP SGK, bản đồ Biển- đảo Việt Nam một số hình ảnh về giá tri kinh tế biển – đảo VN. Phát vấn, diễn giảng; giải quyết vấn đề/ Hợp tác
3. Hình thức tổ chức: nhóm
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Bước 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ.
GV yêu cầu HS dựa bảng các nhóm thảo luận theo nội dung sau:
Nhóm 1: Xác định đảo có ngành nông lâm phát triển?
Nhóm 2: Xác định đảo có ngành du lịch phát triển.
Nhóm 3: Xác định đảo có ngành ngư nghiệp phát triển.
Nhóm 4: Xác định đảo có ngành dịch vụ biển phát triển.
Bước 2: các nhóm thảo luận.
Bước 3: đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV bổ sung, xác định các đảo có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp biển. Giới thiệu về đảo Cù Lao Chàm.
Tên đảo
N-LN
NN
DL
DV
Cù LaoChàm
Vịnh Hạ long
Hòn Khoai
Hòn Rái
Lý Sơn
Phú Quốc
Thổ Chu
Phú Quý
Trà Bản

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

+
+
+


1. Đánh giá tiềm năng kinh tế của biển đảo ven bờ.
- Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. 
- Vì có diện tích tương đối lớn, vùng biển bao quanh khá rộng, có điều kiện xây dựng cảng.
Hoạt động 2: Ngành công nghiệp dầu khí của nước ta (Thời gian: 16 phút)
1. Mục tiêu: Đánh giá đúng tình hình khai thác xuất khẩu dầu thô, nhập xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng biểu đồ, phát vấn/ Hợp tác
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân/ cặp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 40.1 và vốn hiểu biết, hãy:
Phân tích tình hình khai thác dầu, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta qua các năm?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.
Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức.
GV: chuẩn xác và bổ sung kiến thức: 
- Toàn bộ sản lượng dầu được khai thác xuất khẩudưới dạng thô chứng tỏ CN chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của CN dầu khí nước ta.
Trong khi xuất dầu thô nước ta phải nhập
nhập lượng xăng dầu chế biến số lượng ngày càng tăng.
GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh khai thác dầu khí ở Vũng Tàu và hình ảnh cơ sở chế biến lọc dầu ở vũng Rô.
2. Ngành công nghiệp dầu khí của nước ta:
- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu không ngừng tăng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 3 phút)
1. (Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:
Câu 1: Đảo ở nước ta có diện tích lớn nhất?
A. Phú Quốc C. Cát Bà.
B. Phú Quý. D. Côn Đảo.
Câu 2: Sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của đảo Lý Sơn là
A. hành. B. nghệ. C. tỏi. D. gừng.
Câu 3: Đảo Cát Bà thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?
A. Quảng Ninh. C. Vũng Tàu
B. Hải Phòng D. Kiên Giang.
Câu 4: Nước ta có một khu bảo tồn di sản thiên nhiên biển được UNESCO công nhận là
A. Côn Đảo C. Vịnh Cam Ranh 
B. Vịnh Hạ Long. D. Bái Tử Long.
2. (cặp) Lợi ích của việc chế biến sản phẩm dầu khí so với xuất khẩu dầu thô ở nước ta?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 4 phút)
1. Hãy vẽ sơ đồ cơ cấu ngành dầu khí và các sản phẩm từ dầu khí của nước ta trong tương lai?
2. GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: “Địa lý địa phương tỉnh Quảng Nam.”
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_9_chuong_trinh_ca_nam.docx