I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức : Giúp cho học sinh hiểu : Khái niệm sống giản dị, sống không giản dị và lí do phải sống giản dị.
2. Về kĩ năng : Rèn cho học sinh kĩ năng : Tự đánh giá hành vi lối sống của bản thân và người khác, đồng thời biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị để trở thành người sống giản dị.
3. Về thái độ : Hình thành ở học sinh thái độ : Quí trọng sự giản dị, chân thật và có thái độ phê phán, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
* Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945.
* Câu chuyện Bác Hồ – Mẫu mực về sự giản dị.
* Thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị .
* Bài tập thảo luận nhóm. Tranh bài tập a phóng to.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra :
Kiểm tra sách vở học sinh và giới thiệu tổng quan chương trình GDCD 7.
-Về sách vở : Yêu cầu HS phải có đầy đủ sách giáo khoa và 1 vở viết được bao bọc và dán nhãn cẩn thận.
-Về chương trình : Gồm 18 bài thuộc hai chủ đề : Đạo đức (12 bài) và pháp luật (6 bài) . Ở học kì 1 tập trung làm rõ những hành vi thuộc chủ đề Đạo đức.
Tuần 01– Tiết 01 Ngày soạn : 01/ 09/ 2007 ----------------------------------------------------------µ------------------------------------------------------------ Bài 1. SỐNG GIẢN DỊ I- MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức : Giúp cho học sinh hiểu : Khái niệm sống giản dị, sống không giản dị và lí do phải sống giản dị. 2. Về kĩ năng : Rèn cho học sinh kĩ năng : Tự đánh giá hành vi lối sống của bản thân và người khác, đồng thời biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị để trở thành người sống giản dị. 3. Về thái độ : Hình thành ở học sinh thái độ : Quí trọng sự giản dị, chân thật và có thái độ phê phán, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : * Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945. * Câu chuyện Bác Hồ – Mẫu mực về sự giản dị. * Thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị . * Bài tập thảo luận nhóm. Tranh bài tập a phóng to. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Kiểm tra : Kiểm tra sách vở học sinh và giới thiệu tổng quan chương trình GDCD 7. -Về sách vở : Yêu cầu HS phải có đầy đủ sách giáo khoa và 1 vở viết được bao bọc và dán nhãn cẩn thận. -Về chương trình : Gồm 18 bài thuộc hai chủ đề : Đạo đức (12 bài) và pháp luật (6 bài) . Ở học kì 1 tập trung làm rõ những hành vi thuộc chủ đề Đạo đức. 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI O : Nêu hai tình huống : Gia đình A có mức sống bình thường (Bố mẹ A đều là công nhân). Nhưng A ăn mặc rất diện, còn học tập thì lười biếng. -Bạn A là người đáng bị chê trách, phê phán. Gia đình B có cuộc sống sung túc. Nhưng B ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm. -Bạn B là tấm gương sáng về lối sống giản dị, thật đáng quí. : Trao đổi, phát biểu ý kiến nhận xét của mình. O: Chốt vấn đề, giới thiệu bài học và ghi đầu bài lên bảng. Vậy SỐNG GIẢN DỊ là một đức tính cần trang bị cho mỗi người. Bài 1. SỐNG GIẢN DỊ Hoạt động 2 TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC O: Kể Câu Chuyện Bác Hồ Trong Ngày Tuyên Ngôn Độc Lập. : Đọc Diễn Cảm Truyện. O: Phát Bài Tập Thảo Luận : *Nhóm 1,2,3 : Tìm Những Chi Tiết Biểu Hiện Cách Aên Mặc, Tác Phong Và Lời Nói Của Bác ? *Nhóm 4,5,6 : Nhận xét của các em về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc ? : Thảo luận và trình bày kết quả của nhóm. O: Chốt ý đúng, nhận xét và bổ sung. Nêu thêm một vài ví dụ khác về sự giản dị của Bác. : Nêu tấm gương sống giản dị ở lớp, trường và ngoài xã hội. *Cách ăn mặc : Bác mặc bộ quần áo ka – ki, đội mũ vải đã ngả màu và đi một đôi dép cao su. *Tác phong: Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào mọi người; thân mật như người cha đối với các con. *Lời nói của Bác : Câu hỏi đơn giản : “Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?”. *Bác ăn mặc rất giản dị, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước; thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi; lời nói dễ hiểu, gần gũi, thân thương với mọi người. Hoạt động 3 TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC O: Nêu bài tập cho HS thảo luận theo bàn : Tìm 5 biểu hiện của lối sống giản dị và 5 biểu hiện trái với giản dị ? : Thảo luận và ghi kết quả ra giấy to, lên bảng treo và trình bày. O: Chốt vấn đề, nhấn mạnh dẫn dắt HS vào bài học bằng hai câu hỏi sau : *Biểu hiện của lối sống giản dị : Không xa hoa lãng phí; không cầu kì kiểu cách; không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài; thẳng thắn, chân thật, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hằng ngày *Trái với giản dị : Sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp. (1) Em hiểu thế nào là sống giản dị ? 1. Khái niệm : Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội. (2) Biểu hiện của sống giản dị là gì ? *Biểu hiện : Không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống ? 2. Ý nghĩa : Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. O: Yêu cầu HS tìm một số câu tục ngữ hoặc danh ngôn nói về lối sống giản dị. : Tìm và giải thích ý nghĩa của từng câu. O: Đọc cho HS nghe câu chuyện Bác Hồ – Mẫu mực về sự giản dị (sách bài tập tình huống) . Liên hệ giáo dục mở rộng. -Tục ngữ : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ; Cái nết đánh chết cái đẹp; Ăn lấy chắc, mặc lấy bền; Nhiều no, ít đủ; Aên cần, ở kiệm -Danh ngôn : Trang bị quí nhất của một người là khiêm tốn và giản dị (Ph. Aêng– ghen; Lời nói giản dị mà ý sâu xa là lời nói hay (Mạnh Tử). Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP O: Treo tranh phóng to của bài tập a và nêu yêu cầu : Bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường ? Vì sao ?. : Gọi HS nhận xét tranh. : Làm việc cá nhân. O: Chốt ý đúng. a. Bức tranh 3 thể hiện đức tính giản dị : Các bạn HS ăn mặc phù hợp với lứa tuổi. Tác phong nhanh nhẹn, vui tươi, thân mật. O: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Đi tìm biểu hiện sống giản dị trong bài tập b. Mỗi biểu hiện giáo viên ghi vào một thăm. : Đại diện nhóm lên bốc thăm. Nếu số thăm đúng của nhóm nào nhiều nhất là nhóm đó chiến thắng. O: Liên hệ thực tế giáo dục học sinh. Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai. : Phân vai để thực hiện. O: Củng cố nội dung bài. Hai tình huống thể hiện hai hành vi trái với giản dị. 3. Củng cố: *Khắc sâu nội dung bài học, liên hệ thực tế giáo dục. 4. Dặn dò: *Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập c, d, đ, e (SGK- Tr 6); Học kĩ phần bài học; Chuẩn bị bài Trung thực. ----------------------------------------------------------µ------------------------------------------------------------ Tuần 02– Tiết 02 Ngày soạn : 08/ 09/ 2007 ----------------------------------------------------------µ------------------------------------------------------------ Bài 2. TRUNG THỰC I- MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức : Giúp cho học sinh hiểu : Khái niệm trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và lí do phải sống trung thực. 2. Về kĩ năng : Rèn cho học sinh kĩ năng : Biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sốn hằng ngày; biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và người khác, đồng thời tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống trung thực để trở thành người trung thực. 3. Về thái độ : Hình thành ở học sinh thái độ : Quí trọng ủng hộ những việc làm trung thực và có thái độ phê phán, phản đối những hành vi thiếu trung thực. II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : * Các mẫu chuyện nói về đức tính trung thực : Sự công minh chính trực của một nhân tài (sgk Tr6); Lòng trung thực của các nhà khoa học (sgv Tr31); Trong giờ kiểm tra Toán (sbtth Tr7); Chú bé chăn cừu (stk Tr17). * Thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính trung thực (stk Tr17). * Bài tập thảo luận nhóm. Giấy khổ lớn, bút dạ. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 học sinh về nội dung bài SỐNG GIẢN DỊ : (1) Thế nào là sống giản dị ? Nêu một số ví dụ về lối sống giản dị của những người sống xung quanh em. (2) Biểu hiện của lối sống giản dị là gì ? Những biểu hiện nào sau đây mà em đã làm để rèn luyện đức tính giản dị ? a-Chân thật, thẳng thắn trong giao tiếp. b-Tác phong gọn gàng lịch sự. c-Trang phục, đồ dùng không đắt tiền. d-Sống hoà đồng với bạn bè. 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI O: Kể cho HS nghe câu chuyện Chú bé chăn cừu. Dẫn dắt HS vào đề. : Nhắc lại đề bài. O: Ghi đề lên bảng. Bài 2. TRUNG THỰC Hoạt động 2 TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC O: Kể câu chuyện Sự công minh chính trực của một nhân tài. : Đọc diễn cảm truyện. O: Phát bài tập thảo luận . : Thảo luận và trình bày kết quả của nhóm. ?(1) Thái độ Mi-ken-lăng-giơ đối với Bra – man- tơ như thế nào? (2) Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy ? O: Chốt ý. : Nhắc lại ý chính câu chuyện. O: Nói thêm vắn tắt nội dung mẫu chuyện Lòng trung thực của các nhà khoa học. +Rất oán hận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông. +Vẫn công khai đánh giá cao Bra-man-tơ và khẳng định : “Với tư cách là nhà kiến trúc, Bra-man-tơ thực sự vĩ đại. Không một ai thời cổ có thể sánh bằng!” *Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc. *Mi-ken-lăng-giơ là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực. Hoạt động 3 TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC O: Liên hệ thực tế để giáo dục : Những biểu hiện khác nhau của tính trung thực. : Thảo luận. Lấy ví dụ chứng minh. Tìm những biểu hiện tính trung thực trong học tập. Tìm những biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người. Tìm những biểu hiện tính trung thực trong hành động. O: Kể tóm tắt mẫu chuyện Trong giờ kiểm tra Toán. O: Chia nhóm thảo luận. : Thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau, ghi ý kiến vào giấy khổ lớn, cử đại diện lên trình bày : -Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, không chép bài của bạn). -Không nói xấu hay tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi -Bênh vực, bảo vệ chân lí, lẽ phải và đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái (4).Biểu hiện của hành vi trái với trung thực? Người trung thực biểu hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào ? +Dối trá, xuyên tạc, trốn tránh hoặc bóp méo sự thật, ngược lại chân lí, đạo ... văn bản pháp luật đều phải phù hợp Hiến pháp và cụ thể hoá Hiến pháp. à Hiến pháp là cơ sở, là nền tảng của hệ thống pháp luật. àHiến pháp 1946 : Hiến pháp của Cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. àHiến pháp 1959 : Hiến pháp của thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. àHiến pháp 1980 : Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. àHiến pháp 1992 : Hiến pháp của thời kì đổi mới. *Tìm hiểu khái niệm Hiến pháp O : Từ các nội dung đã tìm hiểu trên các em trả lời câu hỏi : Hiến pháp là gì ? : Phát biểu ý kiến cá nhân. O: Nhận xét, kết luận nội dung, ghi bảng. *Tìm hiểu nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992 O: Phôtô cho mỗi HS một tờ về nội dung (SGV trang 108 à 111). : Nghiên cứu và thảo luận trả lời các câu hỏi. ?1. Hiến pháp năm 1992 được thông qua ngày nào ? Gồm bao nhiêu chương ? Bao nhiêu điều ? Tên mỗi chương ? ?2. Các chế định cơ bản của Hiến pháp năm 1992 ? 1. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước : àLà cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật; àLà nguồn, là căn cứ pháp lí cho các ngành luật. 2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992 : à Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII kì họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15-4-1992 và được Quốc hội khoá X sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/ 2001/ QH10. Hiến pháp bao gồm 147 điều, chia làm 12 chương. à Các chế định : +Về chế độ chính trị; +Về chế độ kinh tế; +Về chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ; +Về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; +Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; +Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. *Vận dụng – thực hành O: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, SGK, trang 57. : Lập bảng, làm vào vở. 3. Bài tập : Bài tập 1. Sắp xếp các điều luật của Hiến pháp theo từng lĩnh vực : Các lĩnh vực Điều luật -Chế độ chính trị 2 -Chế độ kinh tế 15, 23 -Văn hoá, giáo dục, khoa học 40 -Quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD 52, 57 -Tổ chức bộ máy nhà nước 101, 131 Tiết 2 *Tìm hiểu về việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp O: Đọc điều 83, 147 của Hiến pháp năm 1992. : Suy nghĩ - trả lời câu hỏi. ?1. Cơ quan nào lập ra Hiến pháp, pháp luật ? ?2. Cơ quan nào có quyền sửa đổi Hiến pháp và thủ tục như thế nào ? *Tìm hiểu về trách nhiệm của công dân O: Tổ chức cho HS tranh luận về trách nhiệm của công dân. : Phát biểu suy nghĩ của mình. (tiếp theo) 4. Quốc hội có quyền lập ra Hiến pháp, pháp luật; Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp; được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất 2/3 số đại biểu nhất trí. 5. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật : “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. *Vận dụng – thực hành O: Tổ chức cho HS thảo luận giải bài tập 2, 3, SGK trang 57, 58. : Trình bày kết quả thảo luận theo nhóm. 6. Bài tập Bài tập 2. Hiến pháp à Quốc hội; Điều lệ Đoàn TN à Đoàn TNCS HCM; Luật doanh nghiệp à Quốc hội; Qui chế tuyển sinh đại học và cao đẳng à Bộ giáo dục & Đào tạo; Luật thuế GTGT à Quốc hội; Luật giáo dục à Quốc hội. Bài tập 3. -Cơ quan quyền lực nhà nước : Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh. -Cơ quan quản lí nhà nước : Chính phủ, UBND quận, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở GD & ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội. -Cơ quan xét xử : Toà án nhân dân tỉnh. -Cơ quan kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 3. Củng cố- dặn dò : : Nhắc lại nội dung bài học. O: Liên hệ giáo dục học sinh. Giáo viên kết luận toàn bài : Hiến pháp 1992 – Đạo luật cơ bản của Nhà nước và xã hội Việt Nam – cơ sở pháp lí cho hoạt động của bộ máy Nhà nước , của các tổ chức xã hội và cho công dân. Trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng là tìm hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa các qui định Hiến pháp và thực hiện các qui định đó trong cuộc sống hằng ngày. Đó là “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Hướng dẫn học sinh về nhà học thuộc nội dung bài học và tìm đọc nội dung Hiến pháp năm 1992. ~~~~~@~~~~~ Tuần 30,31 – Tiết 30, 31 Ngày soạn : 29/ 03/ 2008 -------------------------------------------------µ--------------------------------------------------- Bài 21. PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I- MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức : Giúp cho học sinh hiểu : Định nghĩa đơn giản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong cuộc sống xã hội. 2. Về kĩ năng : Rèn cho học sinh : Ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống, làm việc theo pháp luật. 3. Về thái độ : Hình thành ở học sinh: Tình cảm, niềm tin vào pháp luật. II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : Hiến pháp năm 1992, Luật giáo dục. Một số mẫu chuyện liên quan đến đời sống hằng ngày của HS như các tấm gương chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật. III- LÊN LỚP : 1. Bài cũ O: Kiểm tra 2 HS : ?1. Hiến pháp là gì ? Hiến pháp năm 1992 bao gồm mấy chương, mấy điều ? Nêu những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992. ?2. Cơ quan nào có quyền lập ra và sửa đổi Hiến pháp ? Công dân có trách nhiệm gì trong việc thực hiện Hiến pháp ? 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung kiến thức cần đạt TIẾT 1 *Tìm hiểu về pháp luật O: Tổ chức cho HS thảo luận theo bàn giải quyết tình huống trong mục Đặt vấn đề. : Trả lời các câu hỏi gợi ý để nhận biết pháp luật là qui tắc xử sự chung và có tính bắt buộc. ?1. Hãy nêu nhận xét của em Điều 74 Hiến pháp và Điều 132 Bộ luật Hình sự. ?2. Khoản 2, Điều 132 của Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm gì của pháp luật ? ?3. Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc huỷ hoại rừng bị xử lí như thế nào ? à Mọi người đều phải tuân theo pháp luật. à Ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí. *Tìm hiểu đặc điểm của pháp luật O : Đặt ra giả thiết : Một trường học không có nội qui, ai muốn đến lớp hay ra về lúc nào cũng được, trong giờ học ai thích làm gì cứ làm theo ý thích thì điều gì sẽ xảy ra ? Một xã hội không có pháp luật thì xã hội sẽ như thế nào ? Từ đó GV dẫn dắt tổ chức cho HS thảo luận. : Thảo luận và trình bày kết quả. ?1. Pháp luật là gì ? Vì sao phải có pháp luật ? ?2. Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật ? ?3. Nêu đặc điểm của pháp luật Việt Nam. 1. Pháp luật là qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 2. Đặc điểm của pháp luật : à Tính qui phạm phổ biến; à Tính xác định chặt chẽ; à Tính bắt buộc (cưỡng chế). *Vận dụng – thực hành O: Hướng dẫn HS làm bài tập 4, SGK, tr61. : Thảo luận và điền kết quả vào bảng theo mẫu. O: Chốt lại và yêu cầu HS giải thích. 3. Bài tập Bt4. So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật : Đạo đức Pháp luật Cơ sở hình thành Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ. Do Nhà nước ban hành. Hình thức thể hiện Các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật trong đó qui định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước Biện pháp bảo đảm thực hiện Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen chê Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lí các hành vi vi phạm. TIẾT 2 *Thảo luật về pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân lao động Việt Nam. O: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức ở điểm 1, 2 nội dung bài học. Trên cơ sở đó, GV gợi ý cho cả lớp ôn lại kiến thức về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã học trong chương trình để chức minh bản chất pháp luật Việt Nam. : Thảo luận nhóm, lấy ví dụ minh hoạ. O: Trở lại phân tích giả thiết về một xã hội không có pháp luật (ở tiết 1) và từ các đặc điểm của pháp luật, giáo viên phân tích để rút ra vai trò của pháp luật. : Rút ra ý nghĩa và lấy ví dụ minh hoạ. Rút ra bài học cho bản thân. 5. Bản chất pháp luật : Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân lao động Việt Nam. 6. Vai trò của pháp luật : Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí nhà nước, quản lí xã hội. *Vận dụng – thực hành O: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 3, SGK, tr61. : Thảo luận và đưa ra quan điểm đánh giá của mình. O: Chốt lại và yêu cầu HS giải thích. 7. Bài tập Bt1. à Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp do Ban giám hiệu nhà trường xử lí trên cơ sở Nội qui trường học. à Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng. Bt3. à Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh em : Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ, chớ hoaì đá nhau. Hoặc : Anh em hoà thuận là nhà có phúc. à Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ, dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án. à Nếu vi phạm điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là qui định của pháp luật. 3. Củng cố- dặn dò : Nhắc lại nội dung bài học. O: Liên hệ giáo dục học sinh. Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung bài học và làm bài tập 2, SGK, tr 61.
Tài liệu đính kèm: