I. Mục tiêu
-Hướng dẫn học sinh cách chèn hình ảnh vào trang văn bản, thay đổi cách bố trí của hình ảnh để làm nổi bật và sinh động cho trang văn bản.
-Học sinh có thể thay đổi và bố trí hình ảnh cho trang văn bản theo ý muốn của mình.
-Học sinh nghiêm túc học tập, thực hiện đúng nội quy sử dụng máy.
-Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.
II. Phương tiện giảng dạy.
-Giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
-Học sinh: sách giáo khoa, vở viết.
III. Phương pháp
-Giáo viên: Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa ra nhận xét, thuyết trình, gợi mở
- Học sinh: Đọc sách giáo khoa, quan sát.
Giáo viên hướng dẫn: LÊ THỊ LOAN Giáo sinh: VŨ THỊ MAI HƯƠNG Lớp giảng dạy: 6B Đoàn thực tập: Trường THCS Hải Trung Ngày soạn: 04/03/2010 Ngày giảng: 09/03/2010 Bài 20: THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA (Tiết 56) I. Mục tiêu -Hướng dẫn học sinh cách chèn hình ảnh vào trang văn bản, thay đổi cách bố trí của hình ảnh để làm nổi bật và sinh động cho trang văn bản. -Học sinh có thể thay đổi và bố trí hình ảnh cho trang văn bản theo ý muốn của mình.. -Học sinh nghiêm túc học tập, thực hiện đúng nội quy sử dụng máy. -Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II. Phương tiện giảng dạy. -Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bảng phụ. -Học sinh: sách giáo khoa, vở viết. III. Phương pháp -Giáo viên: Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa ra nhận xét, thuyết trình, gợi mở - Học sinh: Đọc sách giáo khoa, quan sát. IV. Tiến trình giờ dạy. 1.Ổn định trật tự lớp. Lớp trưởng báo cáo sĩ số - Giáo viên chia nhóm từ 2 đến 3 học sinh một nhóm (một máy) - Giáo viên nhắc nhở các em ổn định vị trí ngồi theo nhóm. 2. Hoạt động học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ I.Ổn định trật tự. II.Kiểm tra bà cũ. Đặt vấn đề: Ở tiết trước các em đã được học các thao thác tìm kiếm và thay thế một từ hay một cụm từ trong văn bản vậy để kiểm tra việc học tập ở nhà của các em cô có câu hỏi kiểm tra bài cũ. ? Nêu các bước tìm và thay thế phần văn bản? Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét. Giáo viên trình chiếu câu trả lời và cho điểm. ĐVĐ: Trong rất nhiều sách báo chúng ta thấy nhiều trang văn bản được chèn hình ảnh để minh hoạ. Vậy để chèn được những hình ảnh đó chúng ta phải thực hiện những thao tác nào thi bài hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu. Các em hãy mở sách giáo khoa trang 99 để chúng ta bắt đầu học bài. Học sinh trả lời: Các bước tìm và thay thế phần văn bản là: Bước 1: Vào bảng chon Edit / Replace, xuất hiện hộp thoại: Bước 2: Gõ nội dung cần thay thế vào ô Find what. Bước 3: Gõ nội dung thay thế vào ô Replace with. Bước 4: Nháy nút Find next để tìm. Bước 5: Nháy nút Replace để thay thế. Các bước tìm và thay thế phần văn bản là: Bước 1: Vào bảng chon Edit / Replace, xuất hiện hộp thoại: Bước 2: Gõ nội dung cần thay thế vào ô Find what. Bước 3: Gõ nội dung thay thế vào ô Replace with. Bước 4: Nháy nút Find next để tìm. Bước 5: Nháy nút Replace để thay thế. Hoạt động 2: 1. Chèn hình ảnh vào văn bản. Đặt vấn đề:Chúng ta có thể thấy trong các bài học ở sách giáo khoa, báo chí rất nhiều trang văn bản được chèn hình ảnh minh hoạ. Vậy để chèn hình ảnh đó ta làm thế nào thì bài hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu. -Giáo viên trình chiếu hai văn bản cho học sinh quan sát: một văn bản có chèn hình ảnh và một văn bản không chèn hình ảnh. ? Em có nhận xét gì về hai văn bản trên? ? Trong hai văn bản trên em thấy văn bản nào sinh động hơn? ?Vậy em thấy hình ảnh minh họa thường được dùng ở đâu? Lấy ví dụ? ? Từ đó em hãy suy nghĩ và cho cô biết ưu điểm của việc chèn hình ảnh minh họa? Giáo viên trình chiếu Giáo viên thuyết trình: Không những thế, trong rất nhiều trường hợp nội dung của văn bản sẽ rất khó hiểu nếu thiếu hình minh họa. ? Vậy có một câu hỏi đặt ra là các hình ảnh minh họa đó được tạo ra như thế nào hay lấy từ đâu? Giáo viên chốt lại: Hình ảnh thường được vẽ hay tạo ra từ trước bằng phần mềm đồ họa hay ảnh chụp và được lưu trong máy dưới dạng các tệp đồ họa. Nói rõ cho học sinh hiểu như thế nào gọi là tệp đồ họa: được lưu với các đuôi .jpg, .bmp, .jpe -Vậy để thực hiện các thao tác chèn hình ảnh chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể các bước. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách khoa. ? Để chèn hình ảnh vào văn bản, em thực hiện các bước nào? Giáo viên nhận xét và trình chiếu chốt lại ba bước chèn hình ảnh. -Giáo viên thực hiện mẫu các thao tác chèn hình ảnh trên máy chiếu để học sinh quan sát. (Các thao tác khó nhớ giáo viên có thể thực hiện hai lần để học sinh ghi nhớ). -Giáo viên cho học sinh thực hành trên máy của mình. (Giáo viên đi xuống các máy của học sinh để quan sát các em thực hành). ? Có thể chèn nhiều loại hình ảnh khác nhau vào văn bản không? Giáo viên chốt lại: Hình ảnh cũng tương tự như kí tự cũng có thể sao chép, xóa hay di chuyển tới vị trí khác tong văn bản như các phần văn bản khác. ? Một em hãy nhắc lại cho cô biết tong văn bản khi chúng ta muốn sao chép, xóa hay di chuyển phần văn bản thì sử dụng lệnh gì? Giáo viên chốt lại: Đối với hình ảnh cũng thế, chúng ta cũng có thể sao chép, xóa hay di chuyển bằng các nút lệnh Copy, Cut, Paste. -Giáo viên thực hiện các thao tác sao chép, xoá và di chuyển hình ảnh trên máy chiếu để học sinh quan sát. Cho học sinh thực hành các thao tác sao chép, xoá và di chuyển hình ảnh trên máy. Học sinh nhận xét: Một văn bản có chèn hình ảnh minh họa và một văn bản không chèn hình ảnh minh họa. Học sinh trả lời: Văn bản có chèn hình ảnh sinh động hơn. Học sinh trả lời: Hình ảnh minh họa thường được dùng trong văn bản. Ví dụ: Trên sách báo, lịch treo tường. Học sinh: Làm cho nội dung văn bản trực quan và sinh động hơn. Học sinh trả lời: Hình ảnh được chụp và được lưu trong máy dưới dạng các tệp đồ họa. Học sinh trả lời: Các bước chèn hình ảnh là: -Bước 1: Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn hình ảnh. -Bước 2: Chọn lệnh Insert / Picture / From File. -Bước 3: Chọn tệp đồ họa cần chèn, nháy nút Insert. Học sinh quan sát. Học sinh thực hành. Học sinh trả lời: Có thể sao chép, xóa hay di chuyển hình ảnh tới vị trí khác tới vị trí khác trong văn bản. Học sinh trả lời: Sử dụng lệnh Copy, Cut, Paste. Học sinh quan sát Học sinh thực hành trên máy. 1.Chèn hình ảnh vào văn bản. Hình ảnh minh họa thường được dùng trong văn bản. Hình ảnh minh họa làm cho nội dung văn bản trực quan và sinh động hơn. Các bước chèn hình ảnh là: -Bước 1: Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn hình ảnh. -Bước 2: Chọn lệnh Insert / Picture / From File. -Bước 3: Chọn tệp đồ họa cần chèn, nháy nút Insert. Có thể sao chép, xóa hay di chuyển hình ảnh tới vị trí khác tới vị trí khác trong văn bản. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò I.Củng cố: Gọi học sinh nhắc lại các bước chèn hình ảnh vào trang văn bản? ? Các bước thay đổi cách bố trí hình ảnh trong dòng văn bản? -Giáo viên nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài để học sinh ghi nhớ. II. Dặn dò. Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương một số em có ý thức xây dựng bài trong giờ học. + Các em về nhà ôn lại lý thuyết để tiết sau thực hành. + Làm các bài tập 1, 2, 3 trong sách giáo khoa trang 102. Học sinh 1 trả lời. Học sinh 2 trả lời. Học sinh lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: