Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 25 - Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 25 - Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

A. Mục tiêu

Qua bài này, HS cần:

- Nắm được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm. Nắm được định lí về tính chất của tiếp tuyến, các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳngvà bán kính của đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

- Biết vận dụng các kiến thức trong bài để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

- Thấy được một vài hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế.

B. Chuẩn bị của GV và HS

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 25 - Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:04/12/2005
Tiết pp: 25. Bài soạn: 	Đ4.Vị trí tương đối của 
đường thẳng và đường tròn
A. Mục tiêu
Qua bài này, HS cần:
- Nắm được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm. Nắm được định lí về tính chất của tiếp tuyến, các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳngvà bán kính của đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
- Biết vận dụng các kiến thức trong bài để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
- Thấy được một vài hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế.
B. Chuẩn bị của GV và HS
C. Tiến trình trên lớp
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung
1. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
• HS trả lời ?1.
Đáp : Nếu đường thẳng và đường tròn có ba điểm chung trở lên thì đường tròn đi qua ba điểm thẳng hàng. Điều này vô lí.
• GV vẽ hình 71 SGK, giới thiệu vị trí đường thẳng và đường tròn cắt nhau, giới thiệu cát tuyến.
• HS trả lời ?2.
Đáp : D OHB vuông tại H, ta có OH < R
• GV nói nếu khoảng cách OH tăng lên thì khoảng cách giữa hai điểm AB giảm đi. Khi 2 điểm A, B trùng nhau thì đường thẳng a và đường tròn chỉ có một điểm chung đ đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau.
• GV vẽ hình 72b) SGK, nêu vị trí tiếp xúc nhau. Giới thiệu các thuật ngữ tiếp tuyến, tiếp điểm.
• HS dùng ê-ke để kiểm tra vị trí OH và a, thông báo kết quả.
• GV ghi bảng tóm tắc định lí, hđẫn HS c/m.
• GV vẽ hình 73 SGK, nêu vị trí đường thẳng và đường tròn không giao nhau.
• HS so sánh OH và R.
Đáp : H nằm ngoài (O) ị OH > R.
• GV chốt lại và ghi bảng kết quả.
a) Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
+ a gọi là cát tuyến
+ OH < R
b) Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau
+ a gọi là tiếp tuyến của (O)
+ H gọi là tiếp điểm
+ OH = R.
• Định lí 
c) Đường thẳng và đường tròn không giao nhau
+ OH > R.
2. Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính
• GV ghi tóm tắc các kết quả đã có.
• GV nhấn mạnh các mệnh đảo của ba mệnh đề trên cúng đúng (c/m bằng phản chứng đối với các lớp giỏi). Rồi ghi dấu mũi tên ngược (ĩ) vào ba mệnh đề trên. Chú ý cho HS các mđề đảo của ba mđề trên là các dấu hiệu nhận biết vị trương đối của đường thẳng và đường tròn.
	Cho đường thẳng a và đường tròn (O ; R), đặt OH = d, ta có :
	a và (O) cắt nhau 	 Û d < R.
	a và (O) tiếp xúc nhau 	 Û d = R.
	a và (O) khong giao nhau Û d > R.
Bảng tóm tắc (SGK). 
3. Củng cố (?3, bài tập 17 SGK)
• HS làm ?3 
• GV chốt lại bài 
giải, nhấn mạnh kiến
thức vận dụng.
• Đọc đề bài 17.
• HS đứng tại chỗ trả lời.
• ?3.
a) Đường thẳng a cắt đường tròn (O) vì d < R
b) Kẻ OH ^ AB, ta có AB = 2HB.
DOHB vuông tại H ị 
Suy ra AB = 2.4 = 8cm.
• Bài 17 SGK.
R
d
Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
5cm
3cm
Cắt nhau
6cm
6cm
Tiếp xúc nha
4cm
7cm
Không giao nhau
4. Hướng dân bài tập về nhà
Các bài 18, 19, 20 trang 110 SGK.
 D. Rút kinh nghiệm
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 25.doc