Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 1 - Vũ Thị Kim Ngân

Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 1 - Vũ Thị Kim Ngân

Tập đọc – Kể chuyện

CẬU BÉ THÔNG MINH

I. MỤC TIÊU:

A. TẬP ĐỌC :

- Luyện đọc đúng : bình tĩnh , xin sữa , đuổi đi , bật cười , mâm cỗ . Đọc trôi chảy toàn bài . Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm , dấu phẩy, giữa các cụm từ . Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật .

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

+ Hiểu nghĩa các từ khó : Kinh đô , om sòm , trọng thưởng .

+ Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé .

- Giáo dục học sinh : khâm phục sự tài trí , thông minh của một bạn nhỏ .

B. KỂ CHUYỆN :

1. Rèn kĩ năng nói :

- Dựa vào trí nhớ và tranh , kể lại được từng đoạn của câu chuyện .

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt ; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung .

2. Rèn kĩ năng nghe :

- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện .

- Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời kể của bạn .

II. CHUẨN BỊ :

GV : Tranh minh hoạ .

 Bảng viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc

doc 32 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 1 - Vũ Thị Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1	CHỦ ĐỀ MĂNG NON
Ngày soạn : 
Ngày dạy : Thứ 
Tập đọc – Kể chuyện
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU:
A. TẬP ĐỌC :
- Luyện đọc đúng : bình tĩnh , xin sữa , đuổi đi , bật cười , mâm cỗ . Đọc trôi chảy toàn bài . Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm , dấu phẩy, giữa các cụm từ . Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật .
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
+ Hiểu nghĩa các từ khó : Kinh đô , om sòm , trọng thưởng . 
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé .
- Giáo dục học sinh : khâm phục sự tài trí , thông minh của một bạn nhỏ .
B. KỂ CHUYỆN :
1. Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và tranh , kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt ; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung .
2. Rèn kĩ năng nghe :
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện .
- Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời kể của bạn .
II. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh minh hoạ .
 Bảng viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
Ổn định :
Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh .
Bài mới : Giới thiệu bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- GV đọc mẫu lần 1 .
- Gọi 1 HS đọc .
- Yêu cầu lớp đọc thầm .
H. Câu chuyện có bao nhiêu vai? Đó là những vai nào ?
- Yêu cầu đọc theo từng câu , đoạn .
- GV theo dõi – HD phát âm từ khó.
- HD đọc trong nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu .
- GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu đọc đoạn 1 từ : “ Ngày xưa  lên đường ”.
H. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
H. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
H. Cậu bé thưa với cha điều gì ? 
* Giảng từ : kinh đô : nơi vua và triều đình đóng .
Ý1 : Nhà vua nghĩ kế để tìm người tài .
- Yêu cầu đọc đoạn 2 từ : “ Đến trước cung vua  lần nữa ”.
H. Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý ?
* Giảng từ : om sòm : ầm ĩ , gây náo động .
Ý 2 : Bằng sự tài trí , cậu bé chỉ ra sự vô lý của nhà vua .
- Yêu cầu đọc đoạn 3 từ : “ Hôm sau  thành tài ”
H. Trong cuộc thử tài lần sau , cậu bé yêu cầu điều gì ?
H. Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
* Giảng từ : trọng thưởng : tặng cho phần thưởng lớn .
Ý 3 : Cậu bé thông minh được nhà vua trọng thưởng .
H. Câu chuyện này nói lên điều gì ?
- GV rút nội dung chính – ghi bảng :
Nội dung chính : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tài trí của một cậu bé .
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn cách đọc bài: Giáo viên treo bảng phụ 
- Giáo viên theo dõiû, sửa sai – giáo viên đọc lạiđoạn văn.
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
- Nhận xét – sửa sai .
Chuyển tiết: Cho học sinh hát.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (tiếp theo)
- Yêu cầu học sinh đọc nhóm ba.
- Tổ chức cho hai nhóm thi đọc theo vai. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 4 : Kể chuyện 
- GV nêu nhiệm vụ : Quan sát 3 tranh minh hoạ cho 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện .
- HD kể từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý :
H. Quân lính đang làm gì ?
H. Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ?
H. Trước mặt vua , cậu bé làm gì ?
H. Thái độ của nhà vua như thế nào ?
H. Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ? 
H. Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao 
b) HD trình bày trước lớp 
- GV nhận xét – tuyên dương .
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc toàn bài và chú giải .
- Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu .
( 3 vai : nhà vua . cậu bé và người dẫn chuyện )
- HS đọc nối tiếp từng câu , từng đoạn .
- HS phát âm từ khó .
- HS đọc theo nhóm 4 .
- Đại diện các nhóm đọc – nhận xét 
- HS đọc đoạn 1 – lớp đọc thầm .
( Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng .)
( Vì gà trống không đẻ trứng được .)
( Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức vua , con sẽ lo được việc này. )
 HS đọc đoạn 2 – lớp đọc thầm .
( Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lý [ bố đẻ em bé ] , từ đó làm cho vua phải thừa nhận : lệnh của ngài cũng vô lý. )
- HS đọc đoạn 3 – lớp đọc thầm .
( Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim .)
( Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua .)
- HS thảo luận nhóm đôi – trả lờiø.
- HS nhắc lại.
- Học sinh quan sát – đọc đoạn văn.
- Học sinh theo dõi .
- HS đọc theo đoạn .
- Học sinh hát.
- Học sinh đọc phân vai theo nhóm (mỗi nhóm ba em)
Hai nhóm đọc – học sinh nhận xét
- HS lắng nghe 
 - HS quan sát – đọc câu hỏi - tập kể từng đoạn theo nhóm ( 3 em )
- Đại diện 3 nhóm kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện theo tranh .
- Lớp nhận xét .
4. Củng cố – dặn dò : 
H. Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ? 
- Nhận xét tiết học 
- Về kể chuyện cho người thân nghe .
 ĐẠO ĐỨC : KÍNH YÊU BÁC HỒ
I .MUC TIÊU : 
 -HS biết Bác Bồ là vị lãnh tụ vĩ đại , có công lao to lớn đối với đất nước dân tộc .
-HS luân luân rèn luyện và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy .
-Học sinh biết kính yêu và biết ơn Bác Hồ .
II: CHUẨN BỊ.
Tranh ảnh về Bác Hồ _ 5 điều Bác Hồ .
III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1, Ổn định . Hát
2, Bài cũ : Kiểm tra sách vở.
3, Bài mới. Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm . 
* Mục tiêu : HS biết được Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước , dân tộc .
- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ .
* Cách tiến hành .
- GV chia lớp thành các nhóm . Y/C các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 (vở bài tập đạo đức ).Tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh đó .
 -GV nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm
H :Bác sinh ngày tháng năm nào ?
H: Quê Bác ở đâu? 
H: Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ.
H: Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta?
H: Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào?
-GV chốt ý.
Hoạt động 2: Kể chuyện”Các cháu vào đây với bác”.
* Mục tiêu:Hs biết được tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
* Cách tiến hành:
-GV kể chuyện.
- Gọi HS đọc lại truyện.
- GV treo câu hỏi thảo luận.
H:Qua câu chuyện , em thấy tình cảm giữa bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
H: Thiếu nhi cần làm gì để rỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
-Y/C HS đọc câu hỏi thảo luận nhóm .
-Y/C HS thảo luận nhóm.
- Y/C HS trình bày.
- GV nhận xét ,chốt ý.
+Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu ,quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
-Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ , thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động 3:Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng.
* Mục tiêu:giúp HS hiểu và ghi nhớ nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng.
* Cách tiến hành:
-Y/C 1 HS đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
-GV ghi lên bảng.
-Y/C HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
-H: 5 diều Bác Hồ dạy dành cho ai?
-Những ai đã thực hiện được 5 điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào?
-GV nhận xét.
- Thảo luận nhóm .
-Quan sát tranh . 
Đại diện các nhóm trính bày kết qủa thảo luận 
*Aûnh 1 :- Nội dung: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi th ăm phủ Chủ Tịch . 
-Đặt tên: -Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở phủ Chủ Tịch .
* Aûnh 2:- Nội dung: Bác Hồ đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát.
-Đặt tên: -Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi .
* Aûnh 3:- Nội dung: Bác Hồ bế các cháu thiếu nhi .
-Đặt tên: -Bác Hồ và các cháu thiếu nhi.
*Aûnh 4:- Nội dung: Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi 
-Đặt tên: -Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
-Bác Hồ sinh ngày 19/ 5 / 1890 .
-Quê ở Làng Sen_ xã Kim Liên_Huyện Nam Đàn _Tỉnh Nghệ An
-Nguyễn Tất Thành, Anh Ba, Nguyễn Aùi Quốc, Ông Ké, Hồ Chí Minh
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta ,là người có công to lớn đối với đất nước , với dân tộc, Bác là vị Chủ Tịch đầu tiên của nước Việt Nam, là Người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoàtại Quảng Trường Ba Đình Hà Nội ngày 2/9/1945.
- Bác luôn quan tâm và yêu quý các cháu.
-HS theo dõi. 
- 1 HS đọc lại.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 2 HS đọc câu hỏi.
- Thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét,bổ sung.
1 – 2em nhắc lại trước lớp
-HS đọc nối tiếp nhau.
-3 HS đọc.
-Dành cho thiếu niên , nhi đồng.
-HS tự trả lời và liên hệ bản thân.
 4. Củng cố ,dặn dò.
-Ghi nhớ thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
-Sưu tầm 1 số bài thơ, bài hát ,tranh ảnh nói về Bác Hồ.
-Sưu tầm các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
TOÁN:
ĐỌC, VIẾT , SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I . MUC :
- Củng cố kỹ năng đọc viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Rèn học sinh đọc viết đúng các số có ba chữ số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II . CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ, 2 băng giấy 
- Vở bài tập , bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC :
1.Ổn định :hát 
2. Bài cũ :Kiểm tra sách vở 
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Ôn tập về đọc và viết :
- Gv ghi các số 456, 134, 227, 609, 780
+ Yêu cầu HS đọc số.
+ GV nhận xét, sửa sai .
- Yêu cầu HS viết vào bảng con .
- GV đọc số .
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Gv treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập .
Hoạt động 2: Ôn tập về số thứ tự .
- Gọi HS nêu yêu cầu Bài tập 2 .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm .
- Tổ chức cho HS chơi trò tiếp sức .
- GV dán 2 băng giấy ghi nội dung bài tập 2
 GV nêu luật chơi .
 GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương .
 GV chốt ý :
a ... 
- HS nêu .
- HS đọc những từ khó 
- HS viết bảng con – 2 HS viết bảng lớp 
- HS lắng nghe .
- HS viết bài vào vở .
- HS tự soát bài . Đổi chéo bài – sửa sai .
- Theo dõi – sửa bài .
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- 1 HS lên bảng làm – lớp làm vở .
Điền vào chỗ trống : ao hay oao ?
- ngọt ngào , mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán .
- HS sửa đúng sai .
- HS đọc đề . 
-Chia lớp làm hai đội , mỗi đội 6 em tham gia trò chơi . Cả lớp cổ vũ .
-Học sinh nhận xét. 
4) Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học – biểu dương HS học tốt.
- Về quan sát các vật xung quanh, xem có thể so sánh chúng với những gì.
Tự Nhiên Xã Hội
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ?
I .MỤC TIÊU :
- HS hiểu được vai trò của mũi trong hô hấp và ý nghĩa của việc thở bằng mũi .
- Biết được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành ,và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ con người .
Biết được phải thở bằng mũi ,không nên thở bằng miệng .
 II.CHUẨN BỊ :
GV chuẩn bị các hình minh hoạ trong SGK .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
Ổn định :Hát .
Kiểm tra bài cũ .
 H:Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào ?
 H: Cơ quan hô hấp là gì ?
Bài mới :Giớíù thiệu bài –Ghi bảng .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Liên hệ thực tiễn.
1. Mục tiêu:Giải thích được tại sao nên thở bằng miệng 
2.Cách tiến hành :
B1:GV treo bảng phụ có ghi các câu hỏi .
- Y/C HS đọc các câu hỏi trên bảng .
H:Quan sát trong mũi em thấy có những gì ?
H: Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từø trong mũi ?
H: Hằng ngày khi dùng khăn sạch lau trong mũi ,em thấy trên khăn có gì ?
H:Tại sao ta nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng?
-GV Y/C HS thảo luận nhóm .
B2:Gọi đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi .
3. Kết luận :
Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí ta hít vào .
Ngoài ra trong mũi có nhiều tuyến dịch nhầy để cản bụi ,diệt khuẩn tạo độ ẩm ,đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào .
Thở bằng mũi là hợp vệ sinh có lợi cho sức khoẻ
Không nên thở bằng miệng vì như thế các chất bụi bẩn vẫn dễ vào được bên trong cơ quan hô hấp có hại cho sức khoẻ .
Hoạt động 2: Ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí co ùnhiều bụi bẩn .
1.Mục tiêu: :Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói ,bụi đối với sức khoẻ .
2.Cách tiến hành :
B1:Làm việc theo cặp .
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 3,4,5sách trang 7.
- GV treo câu hỏi thảo luận ?
H: bức tranh nào thể hiện không khí trong lành , bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
H: Khi được thở ở nơi không khí trong lành em cảm thấy như thế nào ?
H: Nêu cảm giác của em khi phải thở không khí có nhiều khói bụi ?
-Y/C HS thảo luận nhóm 
B2: Làm việc cả lớp . 
- GV chỉ định 1 số HS lên trình bày kết quả thảo luận 
- GV Y/C cả lớp cùng suy nghỉ và trình baỳ câu hỏi .
- H: Thở không khí trong lành có lợi ích gì?
H: Thở không khí có nhiều khói ,bụi có hại gì ?
3. Kết luận : Không khí trong lành là không khí có nhiều khí ôxy , ít khí cácbôníc và khói , bụi  Khí ôxy cần cho hoạt động sống của cơ thể . vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh . Không khí chứa nhiều khí cácbôníc , khói, bụi Là không khí bị ô nhiểm có hại cho sức khoẻ . 
 Củng cố , dặn dò :
Cho HS đọc nội dung bạn cần biết . 
Về nhà học thuộc nội dung bạn cần biết .
- HS theo dõi 
- 2 HS đọc.
-HS thảo luận theo cặp
 HS quan sát.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS trình baỳ.
- Có đủ ô xy thấm vào máu đi nuôi cơ thể , giúp chúng ta khoẻ mạnh 
- Có hại cho sức khoẻ
Tập làm văn
NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN .
I. MỤC TIÊU :
 - Rèn kĩ năng nói : Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .
 - Rèn kĩ năng viết : Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách .
Giáo dục HS ý thức chấp hành quy định chung của tổ chức Đội .
 II. CHUẨN BỊ :
GV : Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách . (Phô tô phát cho từng HS)
HS : Vở .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1.Ổn định :
2. Bài cũ : Kiểm tra vở HS.
Bài mới : Giới thiệu bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : HD làm bài tập 1 
- Yêu cầu đọc đề .
- GV nêu câu hỏi – HD thảo luận nhóm 
a) Đội thành lập ngày nào ?
b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?
c) Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ?
- HD tìm hiểu thêm về Đội 
- GV nhận xét chung – giáo dục HS .
Hoạt động 2 : HD làm bài tập 2 .
- Yêu cầu đọc đề 
- GV phát mẫu đơn .
- HD nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách .
- Yêu cầu hoàn thành bài tập .
- GV theo dõi – sửa sai – đánh giáchung .
- HS đọc đề – lớp đọc thầm theo
- HS thảo luận nhóm đôi – trình bày 
( 15/5/1941)
( 5 đội viên đầu tiên : Nông văn Dền (Kim Đồng ), Nông Văn Thàn ( Cao sơn ), Lý Văn Tịnh ( Thanh Minh ), Lý Thị Mỳ ( Thuỷ Tiên ), Lý Thị Xậu ( Thanh Thuỷ )
- HS có thể hát một số bài về Đội : Đội ca ; huy hiệu Đội , khăn quàng , các phong trào của Đội : công tác Trần Quốc Toản , Kế hoạch nhỏ 
- HS đọc đề – lớp đọc thầm theo .
- HS quan sát .
Gồm các phần :
* Quốc hiệu và tiêu ngữ ( Cộng hoà  Độc lập )
* Địa điểm , ngày , tháng , năm viết đơn .
* Tên đơn .
* Địa chỉ gửi đơn .
* Họ , tên , ngày sinh , địa chỉ của người viết đơn .
* Nguyện vọng và lời hứa .
* Tên và chữ kí của người làm đơn .
- HS điền vào mẫu đơn .
- 1 HS trình bày bảng – vài em đọc bài viết – lớp nhận xét .
 4) Củng cố – Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học và nhấn mạnh : có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn .
- Nhớ mẫu đơn và thực hành .
TOÁN 
LUYÊN TẬP
I . MỤC TIÊU
 - Củng cố kỹ năg thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ)
 - Chuẩn bị cho việc học phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
 - Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác khi làm bài.
 II . CHUẨN BỊ
 - Bốn mảnh bìa bằng nhau.
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1 . Ổn định :Trật tự .
2 . Bài cũ : Tìm x.
 x - 132 = 259 x - 258 = 423
3 . Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+
+
+
+
+
+
+
+
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
+Bài 1 .
- Y/C HS nêu đề bài .
- Cho HS làm vào vở bài tập.
- GV nhận xét, sửa sai.
+Bài 2
- Gọi HS nêu Y/C bài tập 2.
- Y/C HS làm vào vở .
- GV theo dõi HS làm bài 2.
H: Hãy nêu cách đặt tính và thực hiện?
- GV nhận xét sửa sai .
+Bài 3:
- Y/C HS đọc tóm tắt bài toán.
H: Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu?
H: Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
H: Bài toán hỏi gì?
- Y/C HS dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán.
- Y/C HS làm bài vào vở.
- GV chữa bài cho điểm HS .
+Bài 4:
- Cho HS nêu đề bài .
- Cho HS nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính.
Hoạt động 2:Tập vẽ hình theo hình .
+Bài 5
- Y/C HS quan sát hình vẽ .
- Cho HS thảo luận nhóm đôi và vẽ vào giấy .
- GV Y/C HS lên trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS nêu Y/C.
- Cả lớp làm vào vở bài tập, lần lượt HS lên bảng làm.
 367 487 85 108
 120 302 72 75
 487 789 157 183
- HS nhận xét ,bổ sung .
- 2 HS nêu Y/C.
- Cả lớp làm vào vở, lần lượt từng em lên bảng làm.
- HS làm bài:
 a) 367 487 b) 93 168
 125 130 58 503
 492 617 151 671
- Đặt tính sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục ,trăm thẳng hàng trăm.
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái.
- HS nhận xét , bổ sung , đổi vở kiểm tra.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
Thùng thứ nhất có 125 lít dầu.
 Thùng thứ hai có 135 lít dầu.
Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
+ Đề toán:
- Thùng thứ nhất có 125 lít dầu. - - Thùng thứ hai có 135 lít dầu.Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
- HS làm bài vào vở , 1 HS lên bảng làm.
Bài giải:
Cả hai thùng có số lít dầu là:
 125 + 135 = 260 (l)
 Đáp số: 260 lít
- HS nhận xét bổ sung.
- 2 HS nêu.
- HS nhẩm nối tiếp nhau trước lớp.
a) 310 + 40 = 350 b) 400 + 50 =450 
 150 + 250 = 400 305 + 45 = 350
 450 – 150 = 300 515 – 15 = 500
 c) 100 – 50 = 50
 950 – 50 = 900
 515 –415 = 100
- HS quan sát hình vẽ.
- HS thảo luận nhóm và vẽ vào giấy.
- Nhóm trưởng thu và dán váo tờ giấy lớn, lên trình bày , cả lớp theo dõi.
- HS nhận xét bài của các nhóm.
4. 4 . Củng cố, dặn dò.
 - HS về nhà luyện tập thêm về cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần. 
 - Nhận xét về tiết học 
Hoạt động tập thể tuần 1
I/ MỤC TIÊU:
-Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.
-Vạch ra phương hướng tuần tới.
-Giáo dục các em ngoan, có tinh thần kỷ luật trong giờ học tập, sinh hoạt.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
*Duy trì tiết hoạt động tập thể cuối tuần.
*Lớp trưởng điều khiển.
*Các tổ tự nhận xét các mặt của tổ.
*GVCN nhận xét, đánh giá chung về các mặt .
1/ Về đạo đức: các em đều ngoan, lễ phép, biết vâng lời có nề nếp khá tốt. Bên cạnh vẫn còn 1 vài em hay nói chuyện riêng như : Hiếu, Thông, .
2/ Về học tập: Phần lớn các em chậm, chữ cẩu thả, , xấu, trình bày chưa đúng, đẹp theo quy định. Bảng nhân, chia còn nhiều em chưa thuộc, cộng trừ có nhớ còn quá chậm, toán có lời văn rất nhiều em chưa làm được như:Hiếu, Phụng, Trung, KThông  Đọc còn yếu ½ lớp.
3/ các mặt khác: Tham gia khá đều, có nề nếp khá tốt nhưng sách vở còn bẩn, dụng cụ 1 số còn thiếu, đồng phục còn 2 em chưa có áo trắng.
4/ Phương hướng tuần tới:
_GD các em ngoan, lễ phép.
-Rèn luyện kỹ năng đọc, làm toán, thuộc bảng nhân , chia.
-Nhắc nhở giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
-Rèn chữ , giữ vở sạch , đẹp.
-Mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập.
-Tiếp tục ổn định nề nếp của lớp.
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1.doc