Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 28: Kiểm tra văn

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 28: Kiểm tra văn

Tiết 28: KIỂM TRA VĂN

Thời gian: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

 Khoanh tròn chữ cái đầu trước câu trả lời đúng:

1. Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?

 A. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.

 B. Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa.

 C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.

 D. Đó là câu chuyện dân gian, có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

2. Sự ra đời củâThánh Gióng, Sọ Dừa, Thạch Sanh giống nhau ở điểm nào?

 A. Từ những người chịu nhiều đau khổ.

 B. Từ thế giới thần linh.

 C. Từ người nông dân hiền lành, chịu khó.

 D. Cả B và C.

3. Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?

 A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.

 B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước , đất đai giữa các bộ tộc.

 C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.

 D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ tinh.

4. Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì?

 A. Kể chuyện cho trẻ em nghe.

 B. Tuyên truyền cổ vũ cho việc chống bão lụt.

 C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống người khác.

 D. Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 28: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28: Kiểm tra văn 
Thời gian: 45 phút 
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
 Khoanh tròn chữ cái đầu trước câu trả lời đúng:
1. Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?
 A. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.
 B. Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa.
 C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
 D. Đó là câu chuyện dân gian, có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
2. Sự ra đời củâThánh Gióng, Sọ Dừa, Thạch Sanh giống nhau ở điểm nào?
 A. Từ những người chịu nhiều đau khổ.
 B. Từ thế giới thần linh.
 C. Từ người nông dân hiền lành, chịu khó.
 D. Cả B và C.
3. Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
 A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
 B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước , đất đai giữa các bộ tộc.
 C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
 D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ tinh.
4. Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì?
 A. Kể chuyện cho trẻ em nghe.
 B. Tuyên truyền cổ vũ cho việc chống bão lụt.
 C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống người khác.
 D. Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên.
5. Hiện thực nào của xã hội được phản ánh trong truyện Sọ Dừa?
 A. Cuộc đấu tranh giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột.
 B. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
 C. Cuộc sống của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
 D. Cuộc sống của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội và thái độ thông cảm, chia xẻ của nhân dân lao động.
6. Điền tiếp vào chỗ trống cho hoàn chỉnh khái niệm về truyện cổ tích?
 Truyện cổ tích là..............................................................kể về...................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
thường có ..........................................................................................thể hiện niềm tin của nhân dân......................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
7. Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì?
 A. Đấu tranh xã hội.
 B. Đấu tranh chống xâm lược.
 C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
 D. Đấu tranh chống cái ác.
8. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?
 A. Sức mạnh của nhân dân.
 B. Công bằng xã hội.
 C. Cái thiện chiến thắng cái ác.
 D. Cả ba ước mơ trên.
9. Mục đích chính của truyện "Em bé thông minh" là gì?
 A. Gây cười.
 B. Phê phán những kẻ ngu dốt.
 C. Khẳng định sức mạnh của con người.
 D. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người.
10. Truyện Em bé thông minh được kể bằng lời của ai?
 A. Nhân vật em bé.
 B. Viên quan.
 C. Nhà vua.
 D. Người kể chuyện giấu mặt.
11. Tiếng cười trong truyện Em bé thông minh có ý nghĩa gì?
 A. Đả kích, phê phán quan lại, vua chúa.
 B. Thể hiện sự yêu quý nhân vật chính và niềm vui sướng trước chiến thắng của nhân vật.
 C. Ca ngợi tài trí của nhân dân lao động.
 D. Cả ý B và C.
12. Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
 A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh.
 B. Nhân vật khoẻ mạnh.
 C. Nhân vật thông minh, tài giỏi.
 D. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (5 điểm)
 Trong truyện Sọ Dừa, nhân vật Sọ Dừa thật tài giỏi. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 2 (2 điểm)
 Qua câu chuyện "Con rồng cháu tiên", Em hiểu như thế nào về hai chữ "Đồng bào"?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 28 kiem tra van.doc