Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 28

Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 28

Môn : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Tiết : Bài : CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG

I-Mục đích, yêu cầu :

 A – Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Chú ý các từ ngữ : sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khỏe khoắn,tập tễnh .

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : hiểu nội dung câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ sẽ bị thất bại.

B- Kể chuyện

1. rèn kĩ năng nói : Dựa vào điểm tựa là các tranh minh họa từng đoạn câu chuyện, Hs kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho hợp với nội dung.

2. Rèn kĩ năng nghe.

II- Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa câu chuyện trong SGK

III- Các hoạt động dạy – học

 

doc 35 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 28
c & d
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2006 
	 N Soạn:25/3/2006
 N Dạy:27/3/2006 
Môn : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết : Bài : CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I-Mục đích, yêu cầu : 
 A – Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Chú ý các từ ngữ : sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khỏe khoắn,tập tễnh .
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : hiểu nội dung câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ sẽ bị thất bại.
B- Kể chuyện 
1. rèn kĩ năng nói : Dựa vào điểm tựa là các tranh minh họa từng đoạn câu chuyện, Hs kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II- Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa câu chuyện trong SGK
III- Các hoạt động dạy – học 
 Tập đọc
1/ Bài cũ : gọi 2 em đọc lại câu chuyện Quả táo
- Nhận xét – đánh giá
2/ Bài mới : Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc.
- Treo tranh và yêu cầu hs quan sát tranh minh họa
* Luyện đọc : - Đọc mẫu : Gợi ý cách đọc
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS đọc câu
- Cho HS đọc từng đọan trước lớp
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp 
- Cho HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới :nguyệt quế, móng, đối thủ, thảng thốt, chủ quan.
- Cho hs tập đặt câu với từ : thảng thốt, chủ quan
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
- Cho hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ?
- Cho hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì ?
+ Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng như thế nào ?
- Gọi 1 em đọc các đoạn 3 và 4 , cả lớp đọc thầm, trả lời :
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ?
+ Ngựa Con rút ra bài học gì ?
* Luyện đọc lại
- Gv đọc mẫu 1 đoạn. Hướng dẫn hS đọc thể hiện đúng nội dung.VD : Ngựa Cha thấy thế,/ bảo :
- Con trai à, / con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. // Nó cần thiết cho cuộc đua / hơn là bộ đồ đẹp. // ( giọng âu yếm, ân cần ) 
- Cho 1-2 tốp HS đọc phân vai ( mỗi tốp 3 em ) đọc lại câu chuyện.
2 em đọc
Nghe giới thiệu
- Quan sát tranh minh họa
- Nghe GV đọc mẫu
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc nối tiếp từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Nghe GV hướng dẫn
- Giải nghĩa các từ : nguyệt quế, móng, đối thủ, thảng thốt, chủ quan.
- Đặt câu : Cả lớp em thảng thốt khi nghe tin buồn đó.
Ngựa Con thua vì chủ quan.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc đồng thanh cả bài
* Tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+  Phải đến thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn.
+  Ngựa Con ngúng nguẩy, đầy tự tin, đáp : Cha yên tâm đi móng của con rất tốt.
- 1 em đọc các đoạn 3 và 4 , cả lớp đọc thầm, trả lời :
+ Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo.  một cái móng lung lay rồi rơi ra 
+ Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.
- Nghe GV đọc và hướng dẫn cách đọc, đọc đúng nội dung
1-2 tốp HS đọc phân vai ( mỗi tốp 3 em ) đọc lại câu chuyện.
 KỂ CHUYỆN 
1. GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện, kể lại toàn chuyện bằng lời của Ngựa Con.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo lời Ngựa Con.
- Gọi 1 em đọc lại yêu cầu của bài tập
- Giải thích cho hs rõ : kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con như thế nào ?
- Hướng dẫn hs quan sát kĩ từng tranh trong SGK, nói nhanh nội dung từng tranh
- Gọi 4 em nối tiếp nhau kể lại từng đọan của câu chuyện theo lời Ngựa Con, Gv sửa cho hs nếu các em bts đầu bằng từ Ngày mai. Chuyện đã xẩy ra nên phải thay bằng Năm ấy, Hôm ấy, Hồi ấy, Dạo ấy.
- Cho 1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Cho cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hấp dẫnnhất
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Cho hs nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện .
- Về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện theo lời Ngựa Con.
- Kể lại cho người thân nghe.
Nghe GV nêu nhiệm vụ
1 em đọc lại yêu cầu của bài tập
Nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện xưng “tôt” hoặc “mình”
- Quan sát kĩ từng tranh trong SGK, nói nhanh nội dung từng tranh
+ Tranh 1 : Ngựa Con mải mê soi mình dưới nước.
+ Tranh 2 : Ngựa Cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn.
+ Tranh 3 : Cuộc thi. Các đối thủ đang ngắm nhau.
+ Tranh 4 : Ngựa con phải bỏ dở cuộc thi.
- 4 em nối tiếp nhau kể lại từng đọan của câu chuyện theo lời Ngựa Con
- 1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất
- Ý nghĩa câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. Thì sẽ thất bại.
Môn : ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tiết 1)
I- Mục tiêu : HS hiểu
- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
- HS biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
- HS có thái độï phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II- Tài liệu và phương tiện : 
- Vở bài tập đạo đức 3
- Phiếu học tập cho hoạt động 2, 3 ( tiết 1 )
III- Các hoạt động dạy – học 
1/ Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng trả lời
- Thế nào là tôn trọng, thư từ tài sản của người khác ?
Vì sao cần tôn trọng, thư từ tài sản của người khác?
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Vẽ tranh hoặc xem ảnh
- Yêu cầu HS vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hằng ngày hoặc cho hs xem tranh vẽ.
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày, chọn 4 thứ cần thiết nhất không thể thiếu.
Hỏi : + Nếu không có nước thì cuộc sống như thế nào ?
Nêu kết luận : nước là nhu cầu thiết yếu của con người.
Hoạt động 2 : Chia lớp thành nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận 
a) Tắm cho trâu bò ở cạnh giếng nước ăn.
b) Đổ rác ra bờ ao, sông hồ.
c) Vứt vỏ chai đựng thuốc trừ sâu vào thùng rác riêng.
d) Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại.
đ) Không vứt rác trên sông, hồ, biển.
* Kết luận Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nó không bị ô nhiễm.
3/ Củng cố : liên hệ thực tế
- Phát phiếu học tập, cho làm bài cá nhân.
+ Nước sinh hoạt nơi em ở thiếu, thừa hay vừa đủ?
+ nước sinh hoạt nơi ẻm ở là nước sạch hay là nước bị ô nhiễm ?
+ Nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào ?
4/ Dặn dò : Về nhà thực hiện tôt theo bài học.
- Nhận xét tiết học
2 em trả lời
Nghe giới thiệu
- Vẽ hoặc xem tranh về các đồ vật như : thức ăn, củi, nước, ti vi, xe, nhà  
- Làm việc theo nhóm đôi ngang
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Thức ăn, nước, nhà ở, củi.
- Thảo luận nhómvà nhận xét mỗi trường hợp đúng hay là sai, vì sao ?
 a) Không nên tắm cho trâu bò .
b) Đổ rác ra bờ ao ..là việc làm sai.
c) Vứt vỏ chai đựng thuốc trừ sâu vào thùng rác riêng là đúng..
d) Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại là việc làm sai vì đã lãng phí nước.
đ) Không vứt rác trên sông, hồ, biển là việc làm tốt.
- Làm bài cá nhân theo nội dung trong phiếu
Nghe nhận xét
Môn : TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I- Mục tiêu : 
Giúp HS : - Luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Rèn kĩ năng so sánh chính xác ; - Giáo dục hs tính cẩn thận trong khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra giữa kì II
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
* Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Viết lên bảng : 999.. 1012 rồi yêu cầu HS so sánh.
+ Cho hs nhận xét 
- Viết 9790 9786 và yêu cầu HS so sánh
+ Cho hs nhận xét 
- Cho hs làm tiếp các bài : 3772  3605
4597 . 5974 ; 8513  8502 ; 655  1032
- Gọi hs lên bảng điền dấu : “ > ; < ; =”.
* So sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Viết lên bảng : 100 000  99 999
+ Hướng dẫn hs nhận xét 
- Viết số : 99 999 .. 100 000 và yêu cầu hs nhận xét 
- Cho hs so sánh các cặp số sau :
937 và 20 351 ; 97 087 và 100 000; 98 087 và 9999,
Gọi 3 em lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- Cho hs rút ra kết luận GV ghi bảng 
- Viết lên bảng : 76 200 và 76 199 hướng dẫn hs nhận xét 
 - Cho hs so sánh tiếp : 73 250 và 71 699
 93 273 và 93 267
* Thực hành : 
Bài 1 : Cho hs tự làm bài vào vở
Gọi 1 vài em đọc kết quả và nêu lí do
- Nhận xét sửa sai
Bài 2 : Cho hs tự làm tiếp bài, cho cả lớp kiểm tra.
Bài 3 : Cho cả lớp làm bài sau đó cho các em đọc kết quả.
- Nhận xét sửa bài
Bài 4 : Cho hs đọc yêu cầu bài
Gọi 1 em lên bảng viết, lớp làm bảng con
3/ Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học
Nhắc lại quy tắc so sánh các số trong phạm vi 
100 000.
Nghe giới thiệu
+ Nhận xét : số 999 có số chữ số ít hớnố chữ số 1012 nên 999 < 1012.
+ Nhận xét : - Hai số cùng có 4 chữ số.
 - Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải vậy : 9790 > 9786
+ 4 em lên bảng làm : 3772 > 3605 
4597 8502 ; 655 < 1032.
 Cả lớp làm bảg con.
+ Nhận xét : Đếm số chữ số của 100 000 và 99 999 ; 100 000 có sáu chữ số 
 99 999 có năm chữ số
 100 000 có chữ số nhiều hơn.
Vậy : 100 000 > 99 999; 99 999 < 100 000
- 3 em lên bảng làm, lớp làm bảng con:
937 < 20 351 
97 087 < 100 000 
98 087 > 9999.
+ Nhận xét : 2 số có cùng 5 chữ số.
- So sánh các cặp chữ số cùng hàng từ trái qua phải.Vậy : 76 200 > 76 199
2 em lên bảng làm : 73 250 > 71699
 93 273 > 93 267
Bài 1 : Tự làm bài vào vở
4589 < 10 001 8000 = 7999 + 1
3527 > 3519 86 573 < 96 573
Bài 2 : làm  ... t phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
- HS biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
- HS có thái đọ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
- Rèn hs tính tự học 
III- Các hoạt động dạy – học
1/ Bài cũ : Gọi 2 em trả lời
Nước có tầm quan trong như thế nào trong cuộc sống ?
2/ Bài mới : 
Hoạt động 1 : Xác định các biện pháp.
- Nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp.
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân trả lời miệng các câu hỏi.
a) Nước không bao giờ cạn.
b) Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm.
c) Nguồn nước nần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau.
d) Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lí.
đ) Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường.
e) Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
Hoạt động 3 : Chơi lại trò chơi :“Ai nhanh, ai đúng”
Chia hs thành các nhóm và phổ biến lại cách chơi : Trong 1 thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, nhanh nhất, đúng nhất là thắng.
-Nhận xét đánh giá kế quả chơi.
3/ Củng cố – dặn dò : Nêu kết luận chung
- Nhận xét tiết học
- Thực hiện tốt việc tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh cây trồng, vật nuôi
2 em trả lời
- Làm việc cá nhân trả lời miệng các câu hỏi.
a) Sai, vì lượng nước sạch có hạn.
b) Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn
c) Đúng, vì nếu không làm như vậy thì ngay bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.
d) Đúng, vì nước bị ô nhiễm..
đ) Đúng, ..
 e) Đúng,.
Chơi trò chơi : Làm việc theo nhóm
 việc làm tiết kiệm nước
 việc làm gây lãng phí nước
Việc làm bảo vệ nguồn nước
Việc làm gây ô nhiễm nguồn nước
Nghe nhận xét
 Môn: TỰ HỌC :Hát nhạc
Tiết: Bài: ÔN TẬP BÀI HÁT: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH 
 TẬP KỂ KHUÔNG NHẠC VÀ VIẾT KHÓA SON
I/ Mục tiêu: - Rèn tính tự học
Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Hát kết hợp với vận động phụ họa và biết cách biểu diễn bài hát
Biết kẻ khuông nhạc, viết đúng khóa son.
II/ Các hoạt động dạy học:
1 . Bài cũ: 1 nhóm 2-3 em lên hát bài hát
2. Bài mới: 
* Hoạt động1: Ôn tập bài hát “Tiếng hát bạn bè mình”.
- Cho từng tổ hát, dãy bàn hát, cá nhân hát
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ họa 
+ Động tác1: Câu 1 và 2 chân bước 1 bước sang phải đồng thời nâng hai bàn tay hướng về phía trước, quoay vòng sang phải, rồi sang trái. Sau đó lặp lại động tác nhưng đổi hướng.
+ Động tác 2: Câu 3- 4 . Hai tay giang hai bên, động tác chim vỗ cánh bay, chân nhún nhịp nhàng.
+ Động tác 3: Câu 5- 6. Hai hs xoay mặt đối diện nhau, vỗ tay,nghiêng sang trái, nghiêng sang phải, chân nhún theo nhịp 2.
+ Động tác 4: Câu 7- 8. 2 hs nắm tay nhau đung đưa rồi buông tay lên cao và lắc cổ tay.
+ Giáo viên làm mẫu – Hướng dẫn hs làm theo.
* Hoạt động 3: Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son.
3. Củng cố - Dặn dò: 1 nhóm lên hát kết hợp với vận động phụ họa
+ Về nhà ôn bài
+ Nhận xét tiết học
- Cả lớp ôn lại 2 lần
- Từng tổ hát, dãy bàn hát, cá nhân hát
- Luyện theo nhóm: Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp với vận động phụ họa
- Từng nhóm hs biểu diễn trước lớp.
- Học sinh vừa hát vừa sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo
- Học sinh kẻ vào bảng con.
 Môn: TỰ HỌC :TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết: Bài: THÚ (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại bài
 - Rèn tính tự học
 - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được quan sát
Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
Vẽ và tô màu 1 con thú rừng mà hs yêu thích.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ : 2 em lên bảng
+ Nuôi thú nhà có ích lợi gì?
+ Em hãy kể tên 1 số loài thú nhà.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
+ Kể tên các loài thú rừng mà em biết.
+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng thú rừng 
+ So sánh, tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
Bước 1:Tự học nhóm.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi.
- Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Nhận xét tuyên dương những nhóm có bộ sưu tầm phong phú, diễn thuyết hay.
3. Củng cố – Dặn dò: Yêu cầu hs vẽ tô màu một con vật mà mình yêu thích
+ Ghi chú tên con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
+ Giáo dục hs có ý thức vận động gia đình không săn bắn hoặc ăn thịt thú rừng.
- Nhận xét tiết học
2 em trả lời
+ Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như: Có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
+ Thú nhà được con người nuôi dưỡng và thuần hóa.
+ Thú rừng là những loài thú sống hoang dã , chúng tự kiếm ăn.
- Các nhóm trưng bày bộ phận sưu tầm của mình
- Đại diện các nhóm thi “Diễn thuyết” về đề tài “Bảo vệ” các loài thú rừng trong tự nhiên.
+ Hs trình bày bài của mình theo tổ.
+ Nhận xét đánh giá các bức tranh.
Ví dụ : Thú ăn thịt, thú ăn cỏ
- Vẽ con thú rừng mà em biết
Nhận xét tiết học
 Môn : MĨ THUẬT
Tiết : 26 Bài : VẼ THEO MẪU : LỌ HOA VÀ QUẢ
I- Mục tiêu : 
- Giúp hs hoàn thiện bài vẽ tuần trước
- Vẽ được hình lọ hoa và quả.
- Thấy được vẻ đẹp về bố cục giữa lọ và quả.
II- Các hoạt động dạy - học
1/ Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
2/ Bài mới : 
HĐ1 : Nêu lại cách vẽ
+ Lọ hoa và quả có hình dág như thế nào ?
+ Quả được đặt ở phía trước hay phía sau lọ?
Màu sắc, độ đậm nhạt của lọ so với quả như thế nào ?
HĐ 2 : Thực hành 
- Giúp hs tìm được tỉ lệ khung hình chung và vẽ vừa với phần giấy vẽ.
- Gợi ý hs để các em chú ý đến : 
+ Tỉ lệ giữa lọ và quả.
+ Tỉ lệ bộ phận : miệng , cổ, thân lọ  
- Chú ý vẽ màu theo ý thích
- Nhắc nhở, giúp đỡ những em vẽ yếu
3/ Nhận xét, đánh giá.
Giới thiệu 1 số bài và gợi ý hs nhận xét về : 
+ Hình vẽ so với giấy như thế nào ?
+ Hình vẽ có giống mẫu không ?
- Cho hs xếp loại bài theo ý mình.
4/ Dặn dò : 
Sưu tầm các tranh, ảnh tĩnh vật.
Nhận xét tiết học .
Nêu lại cách vẽ
Thực hành vẽ
- Có thể vẽ màu theo ý thích.
Nghe GV giới thiệu và nhận xét 
- Xếp loại bài theo ý mình.
Nghe nhận xét 
 Môn : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN ( ÔN TẬP )
Tiết : 26 Bài : CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I- Mục tiêu : A – Tập đọc
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
B- Kể chuyện 
- Rèn kĩ năng nói : Hs kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho hợp với nội dung.
II- Các hoạt động dạy – học Tập đọc
1/ Bài cũ : gọi 2 em đọc lại câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng.
- Nhận xét – đánh giá
2/ Bài mới 
* Luyện đọc : - Đọc mẫu : Gợi ý cách đọc
* Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Cho HS đọc từng đọan trước lớp
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp 
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
+ Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng như thế nào ?
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ?
+ Ngựa Con rút ra bài học gì ?
* Luyện đọc lại
- Cho 1-2 tốp HS đọc phân vai ( mỗi tốp 3 em ) đọc lại câu chuyện.
2 em đọc
- Nghe GV đọc mẫu
- Luyện đọc 
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Nghe GV hướng dẫn
- Đọc từng đoạn trong nhóm
* Tìm hiểu bài
+  Ngựa Con ngúng nguẩy, đầy tự tin, đáp : Cha yên tâm đi móng của con rất tốt.
+ Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo.  một cái móng lung lay rồi rơi ra 
+ Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.
1-2 tốp HS đọc phân vai ( mỗi tốp 3 em ) đọc lại câu chuyện.
 KỂ CHUYỆN 
1. GV nêu nhiệm vụ 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo lời Ngựa Con.
- Gọi 1 em đọc lại yêu cầu của bài tập
- Gọi 4 em nối tiếp nhau kể lại từng đọan của câu chuyện theo lời Ngựa Con
- Cho 1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Cho cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hấp dẫnnhất
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Cho hs nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện .
- Kể lại cho người thân nghe.
Nghe GV nêu nhiệm vụ
1 em đọc lại yêu cầu của bài tập
Nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện xưng “tôt” hoặc “mình”
- 1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất
- Ý nghĩa câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. Thì sẽ thất bại.
 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết : Bài : ÔN TẬP 
I- Mục tiêu : 
1. Rèn kĩ năng nói : Biết kể về 1 vị anh hùng của dân tộc mình, nhớ mốc sự kiện lịch sử
2. Rèn kĩ năng viết : Viết được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn gọn, mạch lạckhoảng 7-10 câu 
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý
III- Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra
2/ Bài mới : Ôn luyện bài kiểm tra giữa kì II
- Chép đề lên bảng
- Cho 2 hs đọc lại đề
- Cho hs thảo luận nhóm
+ Kể cho nhau nghe về người anh hùng mà mình biết.
- Cho đại diện nhóm lên kể
- Cho hs nhận xét 
- Cho hs viết bài vào vở
- Nhăùc hs cách trình bày bài viết 
- Cho hs đọc bài viết
- Chấm 1 số bài- nhận xét 
3/ Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc nhiều mẫu chuyện về những tấm gương anh hùng.
- Chuẩn bị bài sau
- 2 hs đọc lại đề
- Thảo luận nhóm 4 vuông
+ Kể cho nhau nghe về người anh hùng mà mình biết.
- Đại diện nhóm lên kể : VD
Câu chuyện em muốn kể là câu chuyện : - Người con gái anh hùng 
- Lê Lai cứu chúa
- Hai Bà Trưng
- Trần Bình Trọng
.
+ Viết bài vào vở
+ Đọc lại bài viết của mình
- Nghe nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28.doc