Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 33

Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 33

 Tuần 33

Thứ hai ngày 1 tháng 5 năm 2006

Nsoạn:30/4/2006

 Môn : TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

Tiết : Bài : CÓC KIỆN TRỜI

I- Mục đích,yêu cầu : A- Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc đúng các từ ngữ : nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, nổi lọan, nghiến răng, nổi dận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ

- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu :

- Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài : thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.

- Hiểu nội dung của câu chuyện : Do có quyết tâm và biết phối kợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.

 B- Kể chuyện :

1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện.

2. Rèn kĩ năng nghe.

II- Đồ dùng dạy học :

 

doc 34 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 33
c & d
Thứ hai ngày 1 tháng 5 năm 2006
Nsoạn:30/4/2006
 Môn : TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN 
Tiết : Bài : CÓC KIỆN TRỜI
I- Mục đích,yêu cầâu : A- Tập đọc 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc đúng các từ ngữ : nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, nổi lọan, nghiến răng, nổi dận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ 
- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. 
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu :
- Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài : thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
- Hiểu nội dung của câu chuyện : Do có quyết tâm và biết phối kợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
 B- Kể chuyện : 
1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II- Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh họa câu chuyện SGK 
III – Các hoạt động dạy – học
1/ Bài cũ : Gọi 2-3 em đọc bài Cuốn sổ tay và trả lời câu hỏi 
2/ Bài mới : Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài 
- Cho hs quan sát tranh
* Luyện đọc :Đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc. 
* Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho hs đọc câu
- Cho hs đọc từng đoạn trước lớp 
 - Cho hs tìm hiểu nghĩa các từ mới
- Cho hs đọc từng đoạn trong nhóm
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài 
- Cho hs đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi:
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
- Cho hs đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi:
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ?
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên.
- Cho hs đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi:
+ Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào ?
- Cho hs trao đổi rồi cử đại diện trả lời :
+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ?
*Luyện đọc lại : 
- Hướng dẫn HS luyện 
- Chia nhóm, phân vai ( người dẫn chuyện, Cóc, Trời )
- Cho các nhóm thi đọc 
- Cho các nhóm thi đọc phân vai.
- Cho 1 hs đọc toàn bài
2-3 em đọc
Nghe giới thiệu
- Quan sát tranh minh họa
- Nghe GV đoc mẫu
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc câu, nối tiếp đọc từng câu
- Đoc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ mới : thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian. 
 - Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-Đọc thầm từng đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Vì trời lâu ngày không mưa , hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.
- Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi:
+ Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy đướcức mạnh của mỗi con vật ; cua ở trong chum nước ; Ong đợi sau cánh cửa ; Cáo, Gấu và Cọp nấp hai bên cửa.
+ Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời nổi giận sai gà ri trị tội. Gà ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi 
- Đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi:
+ Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
Trao đổi rồi cử đại diện trả lời :
+ Cóc có gan lớn giám đi kiện trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời.
 - Luyện đọc bài theo hướng dẫn của Gv
Nghe GV hướng dẫn.
- Chia nhóm, phân vai ( người dẫn chuyện, Cóc, Trời )
- Các nhóm thi đọc 
- Các nhóm thi đọc phân vai.
- 1 hs đọc toàn bài
 KỂ CHUYỆN
* Nêu nhiệm vụ : Dựa vào trí nhở và tranh minh họa, kể lại được một đọan của câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật.
* Hướng dẫn hs kể chuyện 
- Cho hs phát biểu ý kiến, cho biết các em thích kể theo vai nào ? Gợi ý thêm : 
+ Vai Cóc.
+ Vai bạn của Cóc (Ong, Cáo, Gấu, Cọp,)
+ Vai Trời
- Cho hs kể theo từng cặp theo tranh
- Gọi 1 em kể mẫu 
- Cho 2 hs nối tiếp nhau kể đoạn 1,2
- Gọi 1, 2 hs kể toàn bộ câu chuyện
- Cho cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất
3/ Củng cố- dặn dò : 
- Cho hs nêu ý nghĩa câu chuyện
- Về nhà tiếp tục kể cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học
Nghe GV nêu nhiệm vụ
- Quan sát tranh và nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh :
Tranh 1 : Coc rủ các bạn đi kiện Trời.
Tranh 2 : Cóc đánh trống kiện Trời
Tranh 3: Trời thua, phải thương lượng với Cóc.
Tranh 4 : Trời làm mưa.
- Kể từng cặp theo tranh.
- 1 em kể mẫu 
- 2 em nối tiếp nhau kể đoạn 1, 2.
- 2 em kể toàn bộ câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay nhất
Nghe nhận xét
Môn : ĐẠO ĐỨC
Tiết : 33 Bài : DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 I- Mục tiêu: Học sinh hiểu
- Học sinh hiểu sự cần thiết phải chăm sóc cônh trình măng non.
- Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cônh trình măng non .
- Học sinh biết chăm sóc, bảo vệ công trình măng non
- Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cônh trình măng non..
II- Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 em trả lời.
+ Hãy kể tên loại cây hoa mà em biết.
+ Các cây hoa đó được chăm sóc như thế nào ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Hoạt động 1: Quan sát vườn trường
+ Hãy kể tên loại cây được trồng trong bồn hoa ở 
cônh trình măng non
+ Các cây cây hoa đóù được chăm sóc như thế nào ?
+ Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cônh trình măng non như thế nào ?
- Nhận xét việc trình bày của các nhóm và khen ngợi hs đã quan tâm đến tình hình các cây hoa được trồng trong cônh trình măng non của trường
* Hoạt đông 2 : Xử lí tình huống
Tính huống 1 : Tùng và Minh đang chơi dưới công trình măng non của trường, còn ngắt hoa tặng cho nhau.
Nếu em ở đó em sẽ xử lí như thế nào ?
Tình huống 2 : Hải rất thích những quả bàng mà dưới gốc cây bàng trồng rất nhiều hoa, nếu em là Hải em sẽ làm gì ?
* Hoạt đông 3 : Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
- Tổng kết, khen nhóm tốt nhất
3. Củng cố – Dặn dò: Nêu kết luận chung : Cây hoa rất cần thiết cho cuộc sống của con người .vì vậy em cần biết bảo vệ, chăm sóc các cônh trình măng non trong trường.
- Tham gia thực hiện bảo vệ, chăm sóc các cônh trình măng non trong trường.
- Nhận xét tiết học
2 em trả lời
Nghe giới thiệu
Sinh hoạt theo nhóm 
Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe, trao đổi bổ sung.
Xử lí tình huống
Tình huống 1 : . Nếu em ở đó em sẽ bảo các bạn không nên chạy nhảy dưới cônh trình măng non và không nên ngắt hoa để chơi.
Tình huống 2 :  nếu em là Hải em sẽ đứng ngắm và không trèo lên hái.
- Chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
- Công bố đội thắng cuộc
Nghe nhận xét
Môn : TOÁN
Tiết : KIỂM TRA
I- Mục tiêu : Giúp hs 	
 - Củng cố về các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về tính giá trị của biểu thức.
- Luyện giải toán tính diện tích hình chữ nhật.
- Rèn tính chính xác trong khi làm, trình bày sạch sẽ.
II- Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Bài cũ 
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
 Ghi đề bài,quy định thời gian làm bài
Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài 18 cm, chiều rộng bằng 1 /3 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật.
Chấm bài- nhận xét
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- về nhà xem lại bài
 Nghe nhận xét
Bài 1 : Tính
 13825 27450 6
 x 3 34 4575
 41475 45
 30
 0
Bài 2 : Tính giá trị biểu thứcû
 ( 1205 + 1450 ) : 3 = 2656 : 3
 = 885
425 : 5 x 4 = 85 x 4 
 = 340
 Bài 3 : 
Tóm tắt : chiều dài :
 Chiều rộng : 
 Diện tích : ? cm 2
Giải : Chiều rộng là :
 18 : 3 = 6 (cm )
 Diện tích hình chữ nhật là :
 18 x 6 = 108 ( cm2 )
 Đáp số : 108 cm2
Nghe nhận xét
Nghe nhận xét
 Môn: THỂ DỤC
Tiết: 65 Bài: TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI 
 TRÒ CHƠI: “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I- Mục tiêu:
 Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng
- Học trò chơi: Chuyển đồ vật. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi tương đối chủ động
II- Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. Bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị: 3 em 1 quả bóng. 2 em 1 dây và sân cho trò chơi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Định lượng
Biện pháp tổ chức
1/ Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
- Tập bài thể dục phát triển chung.
+ Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân
2/ Phần cơ bản:
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người
- Chia hs thành nhóm 3 người. Từng nhóm đứng theo hình tam giác, thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau
* Nhảy dây kiểu chụm 2 chân hs tự ôn động tác nhảy dây theo các khu vực qui định của tổ mình.
- Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật”
+ Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi cho hs.
+ Giáo viên là trọng tài
+ Giáo viên có thể tăng số lượng đồ vật lên để hs chuyển cùng lúc nhiều đồ vật 
3/ Phần kết thúc:
- Đứng thành vòng tròn cúi người thả lỏng
- Giáo viên cùng hs hệ thống lại bài
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà ôn tung và bắt bóng cá nhân
- 1- 2 phút
1 lần liên hoàn
 2 x 8 nhịp
200 - 300m 
10 - 12phút
7 – 9 phút
1 – 2 phút
2 – 3 phút
1 – 2 phút
 x x x x x
 x x x x x
 x x x x x
 x x x x x
 x x 	x x
 x x
 x x
 x
 x x x x
 x x
 Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2006
Nsoạn:30/4/2006
Môn : TẬP VIẾT
Tiết :33 Bài : ÔN CHỮ HOA Y
I- Mục đích,yêu cầâu : - Củng cố cách viết các chữ viết hoa Y thông qua bài tập ứng dụng: 
1. Viết tên riêng Phú Yên bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Viết câu ứng dụng Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà 
 / Kính già, già để tuổi cho bằng chữ cỡ nhỏ.
- Rèn viết đẹp, đúng dòng, sạch sẽ.
II- Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ hoa Y
- Gv viết sẵn lên bảng tên riêng Phú Yên và câu ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn / Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người trên dòng kẻ ô li.
III- Các hoat độn ... iễn.
- Cho từng nhóm lên biểu diễn
- Nhận xét – đánh giá.
4/ Củng cố – Dặn dò: Chọn 1 ca khúc thiếu nhi cho hs nghe qua băng.
- Về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra
- Nhận xét tiết học
- Lần lượt từng nhóm biểu diễn.
 Môn : MỸ THUẬT ( ôn tập )
Tiết: Bài : TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO : vẽ, xé dán hình dáng người.
 I- Mục tiêu :
- Hs nhận biết hình dáng của người đang hoạt động.
- Biết cách vẽ hình dáng người.
- Vẽ được hình dáng người đang hoạt động
- Nhận biết vẻ đẹp sinh động về hình dáng của con người khi hoạt động.
- Giáo dục hs tính cẩn thận, óc sáng tạo.
II- Chuẩn bị : 
 Giáo viên 
- Sưu tầm tranh, ảnh về các hình dáng khác nhau của con người.
- Một số bài tập vẽ của hs năm trước.
 Học sinh: - búi chì, màu vẽ
III- Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
-Hướng dẫn hs xem tranh, ảnh và nêu gợi ý để các em nhận xét
+ Các nhân vật đang làm gì?
+ Động tác của từng người như thế nào?
* Hoạt động 2: Cách vẽ
- Hướng dẫn hs thể hiện theo 1 trong 2 cách
+ Vẽ từng bộ phận để tạo thành hình người. Chỉnh sửa các bộ phận chi tiết cho hoàn chỉnh rồi tạo dáng.
+ Vẽ thành hình dáng người theo ý muốn.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Giới thiệu bài vẽ của hs năm trước
- Quan sát giúp hs hoàn thành bài tập.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Thu một số bài có hình dáng, động tác và màu sắc sinh động để hs quan sát, nhận xét.
- Kết luận, nhận xét tiết học
3/ Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Về chuẩn bị cho bài học tuần tới
- Quan sát tranh, ảnh và nêu nhận xét.
- Tự chọn 2 dáng người đang hoạt động để tập vẽ.
- Quan sát.
- Thực hành vẽ.
- Hình dáng người đang làm gì?
- Mô tả dáng người ở bài tập theo cách nghĩ của mình và xếp loại.
 Môn : TỰ HỌC : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết: Bài : CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I- Mục tiêu: hs có khả năng
- Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất 
 - Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu
- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu
- Rèn tính tự học
II- Các hoạt động dạy học: 
1/ Bài cũ: 2 em lên bảng
- Một năm thường có mấy ngày? Được chia thành mấy tháng?
- Một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
3/ Bài mới: Giới thiệu bài
- Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
Cho các cặp tự thảo luận
+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?
+ Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Nam cực.
* Hoạt động 2: Các nhóm tự thực hành
- Hướng dẫn hs cách chỉ vị trí các đới khí hậu trên quả địa cầu
- Yêu cầu hs tìm đường xích đạo.
- Hướng dẫn hs chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu .
- Gọi các nhóm lên trình bày
4/ Củng cố: Cho hs tự chơi lại trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu:
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm hình phóng to tương tự hình 1 sgk và 6 dải màu.
Bước 2: Giáo viên hô bắt đầu
Bước 3: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
5/ Dặn dò: Nhận xét tiết học
2 em lên bảng
Thảo luận câu hỏi theo cặp, bàn.
- Đại diện 1 số cặp lên trình bày. Cả lớp nghe nhận xét.
- 4 nhóm thực hành
- Các nhóm tìm đường xích đạo trên quả địa cầu
- Hs chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nghe, nhận xét.
- Các nhóm nhận hình.
- Các nhóm thảo luận và dán các dải màu vào hình vẽ
- Hs trình bày sản phẩm của nhóm mình
 Môn : TỰ HỌC : ĐẠO ĐỨC
Tiết : Bài : CHĂM SÓC CÔNG TRÌNH MĂNG NON
 I- Mục tiêu: Học sinh hiểu
- Học sinh hiểu sự cần thiết phải chăm sóc cônh trình măng non.
- Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cônh trình măng non .
- Học sinh biết chăm sóc, bảo vệ cônh trình măng non
- Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cônh trình măng non.
- Rèn tính tự học.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 em trả lời.
 + Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cônh trình măng non như thế nào ?
+Đểû bảo vệ công trình măng non em phải làm gì ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Hoạt động 1: Tự quan sát vườn trường
Cho hs tự thóm luận theo nhóm 2 người : 1 em hỏi, 1 em trả lời.
+ Hãy kể tên loại cây được trồng trong bồn hoa ở cônh trình măng non.
+ Các cây cây hoa đóù được chăm sóc như thế nào ?
+ Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cônh trình măng non như thế nào ?
- Nhận xét việc trình bày của các nhóm và khen ngợi hs đã quan tâm đến tình hình các cây hoa được trồng trong cônh trình măng non của trường
* Hoạt đông 2 : Làm việc cả lớp
+ Để chăm sóc công trình măng non được tốt em phải làm gì ?
+ Công trình măng non có lợi gì ?
GV đưa ra các câu hỏi để các em trả lời.
* Hoạt đông 3 : Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
- Tổng kết, khen nhóm tốt nhất
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Cần tham gia thực hiện bảo vệ, chăm sóc các cônh trình măng non trong trường.
- Nhận xét tiết học
2 em trả lời
Nghe giới thiệu
Sinh hoạt theo nhóm dôi ngang : 1 em hỏi, 1 em trả lời.
Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe, trao đổi bổ sung.
Tự trả lời theo ý của mình.
- Chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
- Công bố đội thắng cuộc
Nghe nhận xét
 Môn : TOÁN
Tiết : 64 Bài : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐỀN 100 000 
I- Mục tiêu : Giúp hs củng cố về :
- Củng cố về các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định.
- Rèn tính chính xác trong khi làm, trình bày sạch sẽ.
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Bài cũ : 3 em lên bảng làm, lớp làm nháp.
Nhận xét đánh giá
2/ Bài mới : Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1 : Cho 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét- đánh giá
Bài 2 : Cho hs làm vở, gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét sửa sai
Bài 3: Cho hs làm vở, gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét sửa sai
Bài 4 : Cho hs làm vở, gọi 1 em lên bảng làm.
Nhận xét cho điểm
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- về nhà xem lại bài
3 em lên bảng làm
 a) 2005 ; 2010 ;2015;  .; .
b) 14 300 ; 14 400 ; 14 500 ; ..; 
c) 68 000 ; 68 010 ; 68 020 ;  ;  .
Bài 1 : 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
69245 < 69260 70000 + 30000 =100000
73500 > 73499 20000 + 40000 < 60600
Bài 2 :Cả lớp làm vở, 1 em lên bảng làm.
a) Số lớn nhất 
 A. 72350 B . 72305
 C. 72503 D. 72530 
b) Số bé nhất
 A. 58624 B . 58426
 C. 58462 D. 57642
Bài 3 : Cả lớp làm vở, 1 em lên bảng làm
Viết các số từ bé đến lớn :
74385 ; 74835 ; 85347 ; 58735.
Nghe nhận xét
Bài 4 : Cả lớp làm vở, 1 em lên bảng làm
Viết các số từ lớn đến bé :
72630 ; 70632 ; 67320 ; 67032.
Nghe nhận xét
Nghe nhận xét
 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết : Bài : ÔN TẬP : NHÂN HÓA
I-Mục tiêu : 
1. Ôn luyện về nhận hóa: nhận biết hiện tượng nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn; những cách nhân hóa được tác giả sử dụng.
2. Nói được cảm nhận về những hình ảnh nhận hóa đẹp.
3. Viết được 1 đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hóa.
II- Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ : 2 hs làm miệng BT1 
2/ Bài mới : Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
* Hướng dẫn học sinh làm tiếp bài tập 2, ôn bài tập 1
Bài tập 1: Cho 1 hs đọc yêu cầu của bài tập và đoạn thơ, đoạn văn trong bài tập.
+ Cho hs tự trao đổi nhóm để tìm các sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
Bài tập 2: Cho 1 hs đọc yêu cầu của bài tập, 1 em đọc đoạn văn, cả lớp đọc thầm.
 + Sử dụng phép nhân hóa khi viết đoạn văn tả bầu trời buổi sớm hoặc tả 1 vườn cây.
+ Nếu chọn đề tài vườn cây, có thể tả 1 vườn cây trong công viên.
- Cho 1 em làm mẫu
-Cho hs làm vào vở bài tập.Đọc lại đoạn viết
- Cho cả lớp nhận xét 
- Nhận xét đánh giá- cho điểm. 
3/ Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Về xem lại bài
2 em làm miệng 
- Lắng nghe.
Bài tập 1: 1 hs đọc yêu cầu của bài
- Tư trao đổi nhóm
- Đại diện nhóm lên lên trình bày
 Sự vật được nhân hóa
Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ người
Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ hoạt động 
Mầm cây
 tỉnh giấc
Hạt mưa
Mái miết, trốn tìm
Cây đào
mắt
Lim dim, cười
 Bài tập 2: 1 hs đọc yêu cầu của bài bài tập, 1 em đọc đoạn văn, cả lớp đọc thầm.
- Làm bài vào vở.
1 em làm mẫu : VD : Trên sân thượng nhà em có một vườn cây nhỏ trồng mấy cây hoa phong lan, hoa giấy, hoa trạng nguyên. Ông em chăm chút cho vườn cây này lắm. Mấy cây hoa hiểu lòng ông nên chúng rất tươi tốt. Mỗi sáng ông lên sân thượng, chúng vẫy những chiếc lá, những cánh hoa chào đón ông. Chúng khoe với ông những cánh hoa trắng muốt, những cánh hoa hồng nhạt, hoắc những chiếc lá đỏ rực
- Nghe nhận xét.
 Môn : ĐẠO ĐỨC
Tiết : 33 Bài : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 I- Mục tiêu: Học sinh hiểu
- Học sinh môi trường sống quanh các em có gì cần quan tâm ?
- Biết làm những việc cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trường.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 em trả lời.
Khi đi bộ , em phải đi như thế nào để được an toàn.
2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi bảng.
Nêu câu hỏi :
+Môi trường sống xung quanh em như thế nào?
+ Muốn cho môi trường sống xung quanh chúng ta luôn sạch đẹp, xanh ta phải làm gì ?
+ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
* Bổ sung nêu ý chính : Để bảo vệ môi trường làm xanh, sạch, đẹp em cần : không vứt rác bừa bãi, chăm quét dọn nhà cửa, trường lớp, ngõ xóm  khônh bẻ cành, ngắt hoa  tuyên truyền bảo vệ môi trường cho người xung quanh.
3. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học
 Thực hiện tốt bảo vệ môi trường.
2 em trả lời
Nghe giới thiệu
3-4 em trả lời
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe, trao đổi bổ sung.
Nghe nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc