Giáo án môn học lớp 3 - Tuần học 24

Giáo án môn học lớp 3 - Tuần học 24

Tuần 24

Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2006

 Ngày soạn :25/2/2006

Môn: Tập đọc – Kể chuyện

Tiết: Bài: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I- Mục đích,yêu cầu

 A/ tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : chú ý các từ ngữ : ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu : Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

 B/ Kể chuyện :

1. rèn kĩ năng nói : Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện vố giọng phù hợp

2. Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể ; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót ; kể tiếp được lời bạn.

3.Giáo dục chăm học

 

doc 34 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 - Tuần học 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2006
 Ngày soạn :25/2/2006
Môn: Tập đọc – Kể chuyện
Tiết: Bài: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I- Mục đích,yêu cầu 
 A/ tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : chú ý các từ ngữ : ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu : Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
 B/ Kể chuyện :
1. rèn kĩ năng nói : Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện vố giọng phù hợp
2. Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể ; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót ; kể tiếp được lời bạn.
3.Giáo dục chăm học
II- Đồ dùng dạy – học : 
- Tranh minh họa truyện trong SGK
III- Các hoạt động dạy- học 
1/Ổn định :hát
2. Bài cũ : Gọi 2 hs đọc quảng cáo “ Chương trính xiếc đặc sắc”, 
Nhận xét – ghi điểm
3/ Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Danh nhân Cao Bá Quát : nhà thơ, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XIX. Truyện Đối đáp với vua thể hiện tài năng và bản lĩnh của ông ngay từ nhỏ
* Luyện đọc : 
- Đọc mẫu : Hướng dẫn cách đọc: đoạn 1 : trang nghiêm ; đoạn 2 : tinh nghịch ; đoạn 3 : hồi hộp ; đoạn 4 : cảm xúc, khâm phục.
* Hướng dẫn hs cách đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
- Cho hs đọc thầm đoạn 1, và trả lời câu hỏi .Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- Cho hs đọc thầm đoạn 2
+Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn gì ?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
- Cho hs đọc thành tiếng đoạn 3 và 4
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? 
+ Vua ra vế đối thế nào ?
+ Cao Bá Quát đối lại như thế nào ? 
- Phân tích cho hs hiểu câu đối của Cao Bá Quát.
+ Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại.
+ Biểu lộ sự bất bình
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
-Luyện đọc lại : Đọc lại đoạn 3. Hướng dẫn hs đọc đúng đoạn văn
- Cho 2 hs thi đọc đoạn văn
- Cho 1 hs đọc cả bài
 KỂ CHUYỆN
- Nêu nhiệm vụ kể chuyện: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Hướng dẫn hs kể chuyện
+ Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện
+ Cho hs quan sát kĩ 4 tranh đã đánh số
+ Cho hs tự sắp xếp lại các tranh
+ Nhận xét khẳng định trật tự của các tranh : 3-1-2-4.
+ Cho hs tập kể trong nhóm
+ Cho 4 hs dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
+ Gọi 1-2 em kể lại toàn bộ câu chuyện
+ Cho cả lớp nhận xét bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối nhau ?
- Về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện và kể lại cho người thân nghe.
2 em đọc
Nghe giới thiệu
Mở SGK nghe đọc mẫu
- Đọc nối tiếp từng câu
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc đồng thanh giọng vừa phải
Cả lớp đọc thầm đoạn 1
+ Vua Minh Mạng nhắm cảnh ở Hồ Tây
Cả lớp đọc thầm đoạn 2
+ Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
+ Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, não động: cởi áo quần nhảy xuống hồ tắm
Đọc thành tiếng đoạn 3 và 4 
+ Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá
+ Trời nắng chang chang người trói người
Nghe GV phân tích
+ Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khẳng khái, tự tin.
- Nghe Gv đọc lại đoạn 3
- 2 em thi đọc đoạn văn
- 1 em đọc toàn bài
- Đọc yêu cầu của tiết kể chuyện
- Tự sắp xếp theo trình tự của truyện
3- 1- 2- 4
- Tập kể trong nhóm
- 4 em nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện
- 2 em kể lại toàn chuyện
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Đạo đức
Bài : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG(t 1)
I- Mục tiêu : HS hiểu :
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết ,là 1 sự kiện đau buồn, đối với người thân của họ.
- Tôn trõng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2- HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang .
3- HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II- Tài liệu và phương tiện: Vở bài tập đạo đức,phiếu học tập ,thẻ.
III- Các hoạt động dạy - học :
1/ Ổn định : Điểm danh 
2/ Bài cũ : 2 em 
-Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài?
-Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài?
3/ Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Kể chuyện đám tang.
- GV kể mẫu câu chuyện
- Nêu câu hỏi đàm thoại:
+ Mẹ Hoàng và 1 số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang ?
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
+ Em cần phải làm gì khi gặp đám tang ?
+ Vì sao cần tôn trọng đám tang ?
- Nêu kết luận : Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi
- Phát phiếu, cho hs nêu yêu cầu của bài và làm bài cá nhân.
GV kết luận : Ý b,d là nhưỡng việc làm đúng ; ý : a,đ,c,e là những việc làm sai.
4/ Củng cố : Yêu cầu hs tự liên hệ.
- Mời 1 số em trao đổi với các bạn trong lớp
- Nhận xét và khen những em biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
5/ Dặn dò : Thực hiện theo bài học ,nhắc các bạn cùng thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
2 em trả lời
Lắng nghe 
Đàm thoại
- Phát biểu ý kiến
2-3 em nhắc lại 
Bài tập : Em hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những việc làm đúng, và chữ S trước những việc làm sai,
 a/ Chạy theo xem ,chỉ trỏ.
 b/ Nhường đường
 c/ Cười đùa
 d/ Ngã mũ, nón
 đ/ Bóp còi xe xin đường.
 e/ Luồn lách vượt lên trước.
- 2 em lên trình bày
- Tự liên hệ trong nhóm nhỏ về cách ứng xử của bản thân.
Môn : Toán
Tiết : 116 Bài : LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu : Giúp hs 
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính.
-Giáo dục tính cẩn thận
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs lên bảng làm
- Nhận xét – cho điểm
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1 : Gọi 2 hs lên bảng làm, cả lớp làm bảng con
- Nhận xét – cho điểm
Bài 2 : Cho1 hs nhắc lại cách tìm thừa số
Gọi 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Nhận xét-cho điểm
Bài 3 : Gọi 1 hs đọc đề bài
- Hướng dẫn hs giải theo 2 bước : 
+ Tìm số gạo đã bán
+ Tìm số gạo còn lại
1 em lên bảng giải, lớp làm vào vở.
- Nhận xét – sửa sai
Bài 4 : Cho hs trả lời miệng
- Nhận xét – cho điểm
3/ Củng cố – dặn dò: 
- Nêu cách tìm thừa số chưa biết
- Nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài đã giải ở lớp
 3224 4 2819 7
 02 806 01 402
 24 19
 0 5 
Nghe giới thiệu
Bài 1 : 2 hs lên bảng làm, cả lớp làm bảng con
 1608 4 2035 5 4218 6
 00 402 03 407 01 703
 08 35 18
 0 0 0
Bài 2 : 2 hs lên bảng làm, lớp làm vở
X x 7 = 2107 8 x X = 1640
X = 2107 : 7 X = 1640: 8
X = 301 X = 205
Bài 3 : 1 em đọc đề, 1 hs giải, lớp làm vào vở
Giải : Số ki- lô- gam gạo đã bán là : 
 2024 : 4 = 506 ( kg )
 Số ki- lô- gam gạo còn lại là:
 2024 - 506 = 1518 (kg )
 Đáp số : 1518 ( kg )
Bài 4 : tính nhẩm theo mẫu
 6000 : 2 = ?
 Nhẩm : 6 nghìn : 2 = 3 nghìn
 Vậy : 6000 : 2 = 3000.
Nghe nhận xét
Môn: THỂ DỤC
Tiết: 47 Bài: ÔN NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN.
TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”.
I/ Mục tiêu: 
- Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân . Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: “Ném trúng đích”, yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II/ Địa điểm phương tiện:
+ Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, bảo đảm an toàn.
+ Phương tiện: Còi, dụng cụ, 2 em một dây, sân cho trò chơi bóng.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Định lượng
 Biện pháp tổ chức
1/ Phần mở đầu: 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Xoay các khớp tay, cổ tay, cẳng tay
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
2/ Phần cơ bản:
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Chia theo tổ luyện tập theo các khu vực quy định .
- Chơi trò chơi “Ném trúng đích”
+ Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác.
- Cho hs chơi thử 1 lần sau đó mới chơi chính thức
+ Giáo viên chia lớp thành 2 đội
+ Khi cho hs chơi yêu cầu hs giữ kĩ thuật để đảm bảo an toàn
3/ Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
- Đứng tại chỗ thực hiện 1 số động tác thả lỏng.
 1 – 2 phút
 1 – 2 phút
 1 phút
 10 – 12phút
 8 - 10 phút
 1 – 2phút
 1 phút
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2006
	Ngày soạn : 25 /2/2006
Môn : TẬP VIẾT
Tiết : 24 Bài : ÔN CHỮ HOA R
I- Mục đích,yêu cầu : Củng cố cách viết các chữ viết hoa R thông qua bài tập ứng dụng: 
1. Viết tên riêng Phan Rang bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Viết câu ứng dụng Rủ nhau đi cấy đi cày / Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu bằng chữ cỡ nhỏ.
3.giáo dục giữ vở sạch
II- Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ hoa R.
- Gv viết sẵn lên bảng tên riêng Phan Rang và câu ứng dụng trên dòng kẻ li.
III- Các hoạy động dạy – học :
1/ Bài cũ : Kiểm tra vở viết bài ở nhà
Gọi 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con : Quang Trung, Quê.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn hs viết trên bảng con
+Luyện viết chữ viết hoa
-Cho hs tìm các chữ viết hoa có trong bài
- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- Cho hs tập viết chữ R trên bảng con
+ Hướng dẫn hs viết từ ứng dụng
- Cho hs đọc từ ứng dụng: Phan Rang
- Giới thiệu Phan Rang là 1 th ... những người hoạt động nghệ thuật. 
+ Tìm từ chỉ các hoạt động nghệ thuật.
+ Tìm từ chỉ các môn nghệ thuật.
- Cho đại diện các nhóm lên báo cáo
- Cho hs nhận xét – bổ sung
* Hoạt động 3 :
- Cho hs làm tiếp vào vở bài tập
- Chấm bài – nhận xét
* Hoạt động 4 : củng cố – dặn dò :
- Những người hoạy động nghệ là họ làm những công việc gì ?
- Về nhà xem lại bài tập và áp dụng để làm văn
2 hs đọc nội dung bài tập 2
Nghe nhận xét
- Thảo luận nhóm bàn 
- Đại diện nhóm lên báo cáo
+ Diễn viên điện ảnh, nhà văn, nhà thơ, ca sĩ, nhà ảo thuật
+ Đóng phim, ca hát, múa, vẽ, làm văn..,
+ Điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương,
- Nhận xét – bổ sung
- Làm bài vào vở
- Nghe nhận xét
 Môn : TỰ HỌC : ĐẠO ĐỨC
Tiết : Bài : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG ( TIẾT 2 )
I- Mục tiêu : giúp hs hiểu nội dung bài Tôn trọng đám tang
- Rèn tính tự học
- Gáo dục hs biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang.
II- Đồ dùng dạy học : Vở bài tập 
III- Các hoạt động dạy học : 
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs trả lời câu hỏi :
-Thế nào là tôn trọng đám tang ?
- Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ?
2/ Bài mới : 
Cho hs thảo luận các tình huống sau : 
a/ Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.
b/ Bên nhà hàng xóm có tang.
c/ Gia đình của bạn học cùng lớp có tang 
d/ Em nhìn thấy các bạn nhỏ đang chạy theo xem 1 đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
- Cho đại diện nhóm lên trình bày
- Cho cả lớp nhận xét
- Tổ chức trò chơi : Nên và không nên
Tuyên bố luật chơi, thời gian chơi.
Nhận xét và tuyên bố đội thắng cuộc
3/ Củng cố – dặn dò : Nhà bạn em có tang, em nên chia buồn với bạn bằng cách nào ?
- Về nhà thực hành tốt khi gặp đám tang
Thảo luận nhóm bàn
- Đại diện nhóm lên trình bày
+ Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa,nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn
+ không nên chạy nhảy cười đùa
+ Nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
+ Em nên khuyên ngăn các bạn.
Nhận xét 
Chơi trò chơi : giơ bìa xanh nên làm, bìa đỏ không nên làm, đội nào ghi được nhiều việc là thắng.
 Môn : TOÁN
Tiết : Bài : LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu : 
- Giúp hs rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính
- Rèn kĩ năng giải toán
II- Đồ dùng dạy học :
- Vở bài tập, bảng con
III- Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ : 1 hs làm phép tính
2874 : 7
1 hs làm bài 4 /32
Nhận xét – cho điểm
2/ Bài mới : Cho hs mở vở bài tập 
Bài 1 : Cho 1 hs đọc đề, cả lớp làm vào vở
Nhận xét – chữa bài
Bài 2 : Cho hs đặt tính rồi tính
- Cho hs nêu cách tính
- Nhận xét – sửa sai
Bài 3 : Cho hs đọc đề 
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Gọi 1 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Cho hs nhận xét 
- Chấm điểm
3/ Củng cố – dặn dò :
- Nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Về nhà làm bài tập 4.
1 em làm tính 2874 7
 07 410
 04 
 4
Bài 4 : Cửa hàng đã bán ssó chai dầu là
 1215 : 3 = 405 ( chai )
 Cửa hàng còn lại số chai dầu là
 1215 – 405 = 810 ( chai )
 Đáp số : 810 chai
Mở vở bài tập
Bài 1 : Tự làm vào vở
523 x3=1569
402 x6=2412
1017x7=7119
1569 :3=523
2412:6=402
7119:7=1017
Bài 2 : Tự đặt tính rồi tính
1252 2 2714 3 2523 4
 05 626 01 904 12 630
 12 14 03
 0 2 3
Bài 3 : Đọc đề rồi tự giải
 Bài giải
7 hàng ban đầu có số vận động viên là
 171 x 7 = 1179 ( vận động viên )
Khi chuyển thành 9 hàng thì mỗi hàng có số vận động viên là : 
 1197 : 9 = 133 ( vận động viên )
 Đáp số : 133 vận động viên
 Môn: Thủ công
Tiết: 24 Bài: ĐAN HOA CHỮ THẬP ĐƠN (Tiết 1)
I/ Mục tiêu: - Học sinh biết cách đan hoa chữ thập đơn
- Đan hoa chữ thập đơn đúng quy trình kĩ thuật .Học sinh yêu thích phẩm đan nan.
II/ Chuẩn bị: + Giáo viên: - Mẫu tấm đan hoa chữ thập đơn có kích thước lớn.
- Các nan dọc , nan ngang và nẹp khác màu . Tranh quy trình và sơ đồ đan nan hoa chữ thập đơn.
 + Học sinh: Bìa màu, kéo thước, bút chì, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
Thời gian
Nội dung, kĩ năng và kiến thức cơ bản
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
7- 8 phút
18-20 phút
* Hoạt động1: Giáo viên hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu:
- Giáo viên giới thiệu mẫu tấm đan và nêu câu hỏi? 
- Trong tấm đan có mấy hoa chữ thập đơn?
- Trong tấm đan hoa chữ thập đơn đã sử dụng cách đan nào?
- Đan hoa chữ thập đơn được ứng dụng để đan trang trí.
+ Bước1: Kẻ, cắt các nan đan.
- Kẻ các đường thẳng đều theo chiều ngang và chiều dọc.
- Cắt các nan đan: Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 9 ô vuốngau đó cắt các nantheo đường kẻ đến hết ô thứ 8 thì dừng lại.
- Cắt các nan ngang: Cắt 7 nan ngang dài 9 ô, rộng 1 ô. Trong đó có 5 nan khác màu và 2 nan cùng màu với nan dọc.
- Cắt 4 nan để làm nẹp.
+ Bước 2: Đan hoa chữ thập đơn
- Đặt các nan dọc giống như đan nong mốt và đan nong đôi.
- Đan nan ngang thứ nhất: Nan ngang khác màu nan dọc. Nhắc các nan dọc: 2,4,6,8 và luồn nan ngang vào.
- Đan nan thứ 2: Nan ngang cùng màu với nan dọc: Nhấc các nan dọc: 1,3,5,7,9 và luồn nan ngang vào.
- Đan nan thứ 3: Nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc các nan dọc:1,2,4,5,6,8,9 và luồn nan ngang vào
- Đan nan thứ 4: Nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc các nan dọc: 1,3,5,7,9 và luồn nan dọc vào.
- Đan nan thứ 5: Giống nan thứ 3.
- Đan nan thứ 6 : Giống nan thứ 2.
- Đan nan thứ 7: Giống nan thứ 1
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Dùng 4 nan còn lại dán vào 4 cạnh của tấm đan.
+ Giáo viên tổ chức cho hs thực hành trên giấy nháp.
+ Học sinh quan sát trả lời.
+ 2 hình hoa chữ thập đơn.
+ Đan nong mốt.
3. Củng cố – Dặn dò: Gọi hs nhắc lại quy trình đan hoa chữ thập đơn.Về nhà thực hành đan
Nhận xét tiết học.
	Ngày soạn : 25 /2/2006
 Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết : 22 Bài : KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I- Mục tiêu : 1/ Củng cố kỹ năng nói : Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem 
2/ Rèn HS biết sửa lại bài văn tuần trước hoàn chỉnh.
II- Đồ dùng dạy học 
Một số tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật 
III- Các hoạt động dạy - học : 
1/ Hoạt động1 : cho hs đọc bài văn đã làm ở tuần trước
- Cho hs nhận xét bổ sung.
- Cho hs tự sửa các câu văn viết sai lỗi chính tả, câu thiếu ý.
2/ Hoạt động 2 : 
- Cho 2 hs đọc lại các câu gợi ý
- Cho hs thảo luận nhóm 
- Cho hs tự viết bài vào vở
- Cho hs đọc lại bài văn của mình.
- Cho hs nhận xét bổ sung 
3/ Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò
- Cho cả lớp bình chọn bạn có bài nói, viết hay nhất.
- Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà hoàn chỉnh bài viết.
2 hs đọc lại bài văn tuần trước
Nhận xét – bổ sung 
- Tự sửa các câu văn sai lỗi chính tả, câu còn thiếu ý
- Đọc lại câu hỏi gợi ý
- Viết bài vào vở 
- 1 số em đọc bài viết của mình : VD: Tối 20/11 vừa qua, trường em có tổ chức 1 buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nha Giáo Việt Nam. Đúng 7 giờ tối, các thầy giáo, cô giáo và hs toàn trường đã có mặt đông đủ. Sân khấu được làm quay ra sân trường. Nhiều tiết mục múa hát, thổi sáo
Mỗi lần diễn viên ra sân khấu, chúng em lại vui thích nhận ra đó là những người bạn hàng ngày 
- Nghe nhận xét
 Môn: Đạo đức
Tiết: 24 Bài : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2 ) 
I- Mục tiêu : HS hiểu :
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết ,là 1 sự kiện đau buồn, đối với người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2- HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang .
3.HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II- Tài liệu và phương tiện: Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập ,thẻ.
III- Các hoạt động dạy - học :
1- Bài cũ : 2 em 
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ?
+ Em cần ứng xử như thế nào khi gặp đám tang ?
2- Bài mới : Giới thiệu bài
* Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến
- Lần lượt từng ý kiến, hs bày tỏ ý kiến tán thành hay không tán thành hay còn lưỡng lự.
*Các ý kiến:
a/ Chỉ cần tôn trọng đám tang mà mình quen biết
b/ Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.
c/ Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa.
- Nêu kết luận: - Tán thành với các ý kiến: b,c .
Không tán thành với ý kiến: a
* Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Giáo viên phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm
- Tình huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tay, đi đằng sau xe tang.
- Tình huống b: Bên nhà hàng xóm có đám tang.
- Tình huống c: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang 
- Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
3- Củng cố – Dặn dò: 
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: “nên và không nên”.
- Giáo viên chia lớp thành nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy và hát.
- Luật chơi: Trong thời gian 5 phút nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng. Giáo viên khen những nhóm thắng.
- Giáo viên kết luận chung: Càn phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của một nếp sống văn hóa.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh suy nghĩ và bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ.
- Sau mỗi ý kiến, hs thảo luận về lý do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
- 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống. Đại diện các nhóm lên trình bày.Cả lớp trao đổi nhận xét.
- Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ , cười đùa. Nếu bạn nhìn tháy em , em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn.
- Tình huống b: Em không nên cười đùa, vặn to ti vi, chạy sang xem,chỉ trỏ.
- Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn .
- Tình huống d: Em nên khuyên nhăn các bạn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 24.doc