Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 10 - Tiết 4: Từ trái nghĩa (1 tiết) luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 10 - Tiết 4: Từ trái nghĩa (1 tiết) luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: Giúp HS nắm được : Bản chất khái niệm và công dụng của từ trái nghĩa.

- Tích hợp với phần văn ở hai bài Tĩnh dạ tứ & Hồi hương ngẫu thư.

- Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói, viết một cách có hiệu quả

DẠY VÀ HỌC:

Bài cũ: đọc phiên âm, dịch thơ, tác giả và ghi nhớ về một trong hai bài thơ đã học: Tĩnh dạ tứ & Hồi hương ngẫu thư. Bài mới: Ca dao có câu: Người xấu duyên lặn vào trong, Người đẹp duyên bong ra ngoài. / Say nhau cái nết cái duyên, Phải dâu má lúm đồng tiền mà mê. Cách nói có những cặp từ trái nghĩa rất sinh động. Đó là nội dung bài học của chúng ta hôm nay.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 10 - Tiết 4: Từ trái nghĩa (1 tiết) luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 10 - BÀI 10 -TIẾT 4:
 TỪ TRÁI NGHĨA (1 tiết)
LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI 
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: Giúp HS nắm được : Bản chất khái niệm và công dụng của từ trái nghĩa.
Tích hợp với phần văn ở hai bài Tĩnh dạ tứ & Hồi hương ngẫu thư.
Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói, viết một cách có hiệu quả
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: đọc phiên âm, dịch thơ, tác giả và ghi nhớ về một trong hai bài thơ đã học: Tĩnh dạ tứ & Hồi hương ngẫu thư. Bài mới: Ca dao có câu: Người xấu duyên lặn vào trong, Người đẹp duyên bong ra ngoài.. / Say nhau cái nết cái duyên, Phải dâu má lúm đồng tiền mà mê... Cách nói có những cặp từ trái nghĩa rất sinh động. Đó là nội dung bài học của chúng ta hôm nay.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB: HĐ1: 1- Thế nào là từ trái nghĩa?
Hai bản dịch bài thơ: “Tĩnh dạ tứ & Hồi hương ngẫu thư ”, có sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?
Cử (đầu vọng minh nguyệt ) >< cúi.
Thiếu (tiểu li gia) =/= lão (đại hồi) -> già =/= trẻ; nhỏ =/= lớn.
Tìm từ trái nghĩa với từ già trong : rau già, cau già?
rau già =/= rau (non, tơ, nõn, con ) ; cau già =/= cau (non, mềm, nhỏ )
Một từ có thể tham gia vào các dãy từ trái nghĩa khác nhau, VD?
chín: - quả chín =/= xanh (trái xanh.
 - cơm chín =/= sống (cơm sống).
lành: - vị thuốc lành =/= độc (vị thuốc độc)
 - tính lành =/= dữ (tính dữ)
 - áo lành =/= rách (áo rách)
 - bát lành =/= mẻ, vỡ (bát mẻ, bát vỡ)
Từ trái nghĩa: nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. (GN1 / 128)
HĐ2: 2- Sử dụng từ trái nghĩa:
Hai bài thơ: “Tĩnh dạ tứ & Hồi hương ngẫu thư ”, sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
Tĩnh dạ tứ : Cử / Đê .. Aùnh mắt Lí Bạch chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời. Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đến chỗ thấy được cả vầng trăng xa. Và khi thấy vầng trăng cũng đơn côi lạnh lẽo như mình – lập tức nhà thơ lại cúi đầu, không phải để nhìn sương, nhìn ánh trăng một lần nữa, mà để nhớ về quê hương, ngĩ về quê xa. Ngẫng dầu, cúi dầu, chỉ trong khoảnh khắc đã đánh động mối tình quê. Ta đủ thấy tình cảm đó thừơng trực, sâu nặng biết bao!
Phép đối đã được sử dụng khá triệt để trong bài: cử đầu – đê đầu, vọng minh nguyệt – tư cố hương. Ngoài ra, vọng minh nguyệt – tư cố hương là cách diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ “vọng nguyệt hoài hương” dùng đã sáo mòn. Sáng tạo của nhà thơ là đã đưa thêm vào hai cụm từ đối nhau: cử đầu – đê đầu để hình dung ra cái cách vọng minh nguyệt và tư cố hương ấy.
 + Cúi đầu lần thứ nhất là hướng ra ngọai cảnh.
 + Cúi đầu lần thứ nhất là hướng vào lòng mình, trĩu nặng tâm tư
Hồi hương ngẫu thư: “Thiếu tiểu li gia lão lại hồi, / Hương âm vô cải, mấn mao tồi” 
GHI BẢNG
THB:
1- Thế nào là từ trái nghĩa?
Cử / Đê. 
-> ngẩng =/= cúi.
- Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
già =/= trẻ; 
nhỏ =/= lớn.
 chín: - quả chín =/= 
 xanh (trái xanh.
cơm chín =/= sống (cơm sống).
lành: - vị thuốc lành =/= độc (vị thuốc độc)
 + tính lành =/= dữ 
 (tính dữ)
 + áo lành =/= rách 
 (áo rách)
 + bát lành =/= mẻ, vỡ (bát mẻ, bát vỡ)
=> Từ trái nghĩa: nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. 
2- Sử dụng từ trái nghĩa:
 + Khi đi trẻ, lúc về già, / Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
 + Trẻ đi, già trở lại nhà, / Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.
“Thiếu tiểu li gia  lão lại hổi” – Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về – khỏang trống rất lớn; từ nhỏ đến già, hơn 50 năm. Đó là cách nói hàm súc, ít lời mà nhiều ý, cách nói không muốn lấp đầy, để cho người đọc “điền vào chỗ trống” bao thăng trầm bôn ba của cuộc đời. 
Tiểu đối. Câu 1: Tự sự và biểu cảm. Câu 2: miêu tả và biểu cảm
Tìm thành ngữ, ca dao có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa ấy?
Ba chìm bảy nổi, đầu xuôi đuôi lọt, lên bổng xuống trầm, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, chó tha đi mèo tha lại  tạo ra các hình ảnh đối lập làm cho lời nói sinh động.
Nước non lận đận một mình, /Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kía đầy, / Cho ao kia cạn cho gầy cò con? -> Lên – xuống; đầy – cạn.
Dòng sông kia lở bên bồi, / Bên lở thì đục bên bồi thì trong. Lở – bồi ; đục – trong.
Người xấu duyên lặn vào trong, / người đẹp duyên bong ra ngoài.
Sử dụng từ trái nghĩa: trong thể đối, tạo hình tựong tương phản, làm lời nói sinh động. (GN 2 / 128)
-> Ba chìm bảy nổi, đầu xuôi đuôi lọt, lên bổng xuống trầm, trống đánh xuôi kèn thổi ngược,
( Thành ngữ)
-> Đất có chỗ bồi chỗ lở, người có người dở, người hay ( Tục ngữ)
-> Dòng sông kia lở bên bồi, / Bên lở thì đục bên bồi thì trong (ca dao)
Sử dụng từ trái nghĩa: trong thể đối, tạo hình tượng tương phản, làm lời nói sinh động.
II. TK: GN 1,2/ 128.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP KHÓ: 
TƯ LIỆU BỔ SUNG:
Sử dụng từ trái nghĩa
- Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí,
Sống, chẳng cuối đầu, chết vẫn ung dung.
Giặc muốn ta nô lệâ, ta lại hoá anh hùng,
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
Người xấu duyên lặn vào trong,
Người đẹp duyên bong ra ngoài. (Ca dao)
Ngăm ngăm da trâu nhìn lâu càng đẹp.
Say nhau cái nết cái duyên,
Phải dâu má lúm đồng tiền mà mê. (Ca dao)
Trăm khúc sông, khúc lở khúc bồi,
Khúc lở thành vực, khúc bồi thành non. (Ca dao).
Đất có chỗ bồi chỗ lở, người có người dở, người hay (tục ngữ)
Tôi đi lính lâu không về quê ngoại
Dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi. (Nguyễn Duy)
Tuổi lên mười con vẽ dòng sông
Sông không thẳng, có khúc bồi, khúc lở.
(Nguyễn Ngọc Phú)
Hát cho bong bóng thì chìm
Đá xanh thì nổi, gỗ lim lập lờ. (Ca dao).
Vì ai rụng cải rơi kim
Vì ai bèo nổi mây chìm, vì ai? (Nguyễn Du)
Rồi con rong ruổi xa quê
Tuổi thơ đâu có dội về trái tim
Đường quê bước nổi bước chìm
Lắm khi nỗi nhớ im lìm đèn chong 
(Phạm Trọng Thanh)
III. Luyện tập:
2 – Tìm các từ trái nghĩa với các từ in đậm trong các tổ hợp từ:
- Cá tươi =/= cá ươn, ôi.
Hoa tươi =/= hoa héo, úa.
Ăn yếu =/= ăn khỏe.
Học lực yếu =/= học lực giỏi.
Chữ xấu =/= chữ đẹp (chữ rồng bay phựơng múa)
Đất xấu =/= đất tốt (phì nhiêu, màu mỡ)
Đất xấu trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Đất tốt trồng cây rườm rà,
Những người tao nhã nói năng nhẹ nhàng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docb10-t4a-Tutrainghia.doc