Giáo án: Ngữ văn 9 - Năm học: 2010 - 2011 - Tiết 18 đến tiết 21

Giáo án: Ngữ văn 9 - Năm học: 2010 - 2011 - Tiết 18 đến tiết 21

Tiết 18: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

A. Mục tiêu cần đạt

- Nắm được hệ thống từ ngữ thông thường được dùng để xưng hô trong hội thoại.

- Hiểu được sự p2, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.

- Hiểu rõ mối q hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.

- Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.

B. Chuẩn bị.

C. Tiến trình dạy học.

* Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.

? Kể ra các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại? Nêu VD minh họa.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 9 - Năm học: 2010 - 2011 - Tiết 18 đến tiết 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/ 8/ 2010
 Ngày dạy: / 9/ 2010
Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt 
- Nắm được hệ thống từ ngữ thông thường được dùng để xưng hô trong hội thoại.
- Hiểu được sự p2, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.
- Hiểu rõ mối q hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
- Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.
B. Chuẩn bị.
C. Tiến trình dạy học.
* ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
? Kể ra các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ? Nêu VD minh họa. 
*Giới thiệu bài: 
Hoạt động I: Hướng dẫn tìm hiểu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
? Em hãy nêu một số từ ngữ để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng từ ngữ đó?
(GVnêu tình huống cho HS phân tích).
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao... chúng tôi, chúng tao...
- Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày...
- Ngôi thứ ba: nó, hắn, chúng nó, họ...
- Suồng sã: mày, tao...
- Trang trọng: quí ông, quí bà, quí cô, quí vị...
? Qua đó em có thể rút ra nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
- GV yêu cầu HS đọc 2 đoạn trích trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí ".
? Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích?
+ Đoạn trích 1: em - anh ( Choắt nói với Mèn ); ta - chú mày ( Mèn nói với Choắt ).
+ Đoạn trích 2 : tôi - anh ( Mèn nói với Choắt, Choắt nói với Mèn )
? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Choắt và Mèn.
+ Đoạn 1: Cách xưng hô của kẻ yếu cảm thấy mình thấp hèn, cần nhờ vả người khác (Choắt) với kẻ mạnh kiêu căng và hách dịch (Mèn).
+ Đoạn 2: xưng hô bình đẳng.
? Giải thích sự thay đổi đó?
- Sự thay đổi về cách xưng hô trong hai đoạn trích vì tình huống giao tiếp thay đổi, ở đoạn 2 Choắt thấy không cần nhờ vả, nương tựa Mèn nữa mà trăng trối với tư cách là một người bạn.
? Qua đó em rút ra điều gì trong việc xưng hô trong hội thoại.
GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ 
- GV hệ thống hoá kiến thức cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động II: Hướng dẫn luyện tập.
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
* Ví dụ 1:
=> Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
* Ví dụ 2:
=> Người nói cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
* Ghi nhớ : SGK.
II. Luyện tập :
Bài tập 1 : 
- Nhầm chúng ta với chúng em ( chúng tôi ).
- Chúng ta gồm cả người nói và người nghe.
- Chúng em, chúng tôi : không bao gồm người nghe.
Bài tập 2 :
- Khi một người xưng là "chúng tôi", chứ không phải xưng là "tôi" là để thể hiện tính khách quan va sự khiêm tốn.
Bài tập 3 :
- Cách xưng hô của Thánh Gióng với mẹ là bình thường.
- Cách xưng hô của Thánh Gióng với xứ giả : Ta - Ông chứng tỏ Thánh Gióng là một đứa trẻ khác thường, mang màu sắc của truyền thuyết.
Bài tập 4 : Học sinh thảo luận nhóm, trình bày.
- Vị tướng là người tôn sư trọng đạo nên vẫn xưng hô với th/giáo cũ là gọi thầy xưng con.
- Người thầy giáo cũ tôn trọng cương vị hiện tại của trò nên gọi vị tướng là ngài.
- Qua cách xưng hô của hai người, ta thấy cả hai người đ.nhân xử thế rất thấu tình đạt lí.
Bài tập 5 :
- Trước năm 1945 nước ta là một nước phong kiến : Vua xưng "Trẫm" bọn thần dân là "quan lớn", gọi nhân dân là "khố rách áo ôm", vua gọi quan là "khanh", nhân dân là "lệ dân, con dân, bách tính"...-> Thể hiện thái độ phân biệt ngôi thứ rõ rệt, thái độ miệt thị.
- Cách xưng hô của Bác Hồ gần gũi, thân mật, thể hiện sự thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng.
Bài 6 : 
- Cai lệ là kẻ có quyền nên xưng hô trịch thượng, hống hách. 
- Chị Dậu là người thấp cổ bé họng nên phải xưng hô một cách nhún nhường. Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu p/ánh những sự thay đổi trong hành vi ứng xử của nhân vật. Nó thể hiện sự p/kháng q.liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng.
(GV cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau đó nhóm cử một đại diện lên trình bày).
D. Củng cố, dặn dò:
- Làm hoàn chỉnh các bài tập vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Ngày soạn: 31/ 8/ 2010
 Ngày dạy: / 9/ 2010
Tiết 19 
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ : cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng trích dẫn khi viết văn bản.
B. Chuẩn bị.
C. Tiến trình dạy học.
* ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ
 ? Kể ra các từ ngữ xưng hô trong hội thoại ? Yêu cầu đối với việc sử dụng từ ngữ xưng hô ntn ? Cho VD minh họa. 
* Giới thiệu bài: Trong khi làm văn nghị luận, để làm rõ luận điểm, người viết thường phải đưa ra lí lẽ, dẫn chứng là lời nói, ý nghĩ của người có uy tín, của nhân vật trong TPVH... Cách đưa dẫn chúng vào bài ntn ?
* Dạy bài mới
Hoạt động I: Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp.
? Học sinh đọc ví dụ a, b 
? Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói hay ý nghĩ của một nhân vật? 
-> Đây là lời nói vì trước đó có từ "nói" trong phần lời của người dẫn.
?Nó được ngăn cách với một bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ?
-> Được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.
? Phần in đậm ở ví dụ b là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
(GV nói để học sinh hiểu khái niệm lời nói và ý nghĩ bằng một tình huống cụ thể).
- Hoạ sĩ nghĩ thầm : "Khách... chẳng hạn" -> Đây là ý nghĩ vì trước đó có từ "nghĩ ".
? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ?
- Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
? Có thể đảo vị trí của phần in đậm lên phía trước được không ? Khi đảo hai bộ phận sẽ được ngăn cách bằng dấu gì ?
- Có thể đảo được. Khi đảo cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần.
? Em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp.
Hoạt động II: Cách dẫn gián tiếp.
Học sinh đọc ví dụ a, b ở mục II.
? Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói hay ý nghĩ ?
? Phần in đậm ở ví dụ b là lời nói hay là ý nghĩ ?
? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì ?
- Nó được ngăn cách với bộ phận trước bởi từ " rằng " ở ví dụ B. Chuẩn bị của thầy trò:
? Có thể thay từ "rằng" bằng từ gì ?
- Có thể thay từ " rằng " bằng từ " là ".
? Em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp.
GV cho HS đọc to ghi nhớ SGK.
Hoạt động III: Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp.
a,- Hôm qua, nó quả quyết với tôi rằng : " Ngày mai tôi sẽ đến nhà anh chơi ".
b,- Hôm qua nó quả quyết với tôi rằng hôm nay nó đến nhà tôi chơi.
? Hãy xác định lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp trong các ví dụ trên.
? Em có nhận xét gì về 2 cách diễn đạt trên ?
- Xét về nội dung 2 cách diễn đạt trên giống nhau, nhưng khác về cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ có sự thay đổi (ở ví dụ b).
? Từ đó em rút ra kết luận gì khi chuyển lời dẫn gián tiếp sang lời dẫn trực tiếp ?
Học sinh phát biểu, giáo viên kết luận. 
I. Cách dẫn trực tiếp :
* Ví dụ a :
* Ví dụ b :
=> Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp :
* Ví dụ : 
a, Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói.
b, Phần in đậm ở ví dụ b là ý nghĩ.
=> Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời hay ý của người hoặc nhân vật theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên văn.
* Ghi nhớ : SGK.
III. Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp sang lời dẫn gián tiếp.
* Ví dụ : 
a, Đây là lời dẫn trực tiếp.
b, Đây là lời dẫn gián tiếp.
* Kết luận : Khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, cần chú ý các bước sau : 
- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
- Chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang ngôi thích hợp (đại từ ngôi thứ 3).
- Thay đổi các từ định vị thời gian cho thích hợp.
Bài tập 1 : Yêu cầu học sinh nhận diện cách dẫn và lời dẫn.
- Cách dẫn trong các câu ở a, b đều là dẫn trực tiếp.
- Câu a : Lời dẫn bắt đầu từ "A! lão già...". Đó là ý nghĩ mà n vật gán cho con chó.
- Câu b : Lời dẫn bắt đầu từ "Cái vườn là ...". Đó là ý nghĩ của n/v (lão tự bảo rằng)
Bài tập 2 : Yêu cầu học sinh thực hành tạo câu có chứa lời dẫn theo mẫu gợi ý đẫ cho. (Học sinh làm theo 3 nhóm)
Câu a : - Dẫn trực tiếp :
Trong " Báo cáo chính trị.... của Đảng ", Chủ tịch HCM nêu rõ : "Chúng ta phải..." 
- Dẫn gián tiếp :
Trong " Báo cáo chíng trị ... của Đảng " CT HCM khẳng định rằng chúng ta phải ...
Câu b : - Dẫn trực tiếp Trong cuốn sách " Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa....thời đại", đồng chí Phạm Văn Đồng viết "Giản dị trong đời sống ... làm được ".
- Dẫn gián tiếp :
Trong cuốn sách " Chủ tich Hồ Chí Minh... thời đại" đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ Tịch là một con người giản dị... làm được.
Câu c : - Dẫn trực tiếp :
Trong cuốn sách "Tiếng Việt... dân tộc" ông Đặng Thai Mai khẳng định:
" Người Việt nam ngày nay... của mình".
- Dẫn gián tiếp : 
Trong cuốn sách "Tiếng Việt ... dân tộc "ông Đặng Thai Mai khẳng điịnh rằng người Việt Nam... của mình.
Bài tập 3 : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh :
- Yêu cầu : Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp trong một tình huống cho sẵn với số lượng người tham gia có thể gây nhầm lẫn.
- Cần chú ý :
+ Phân biệt rõ lời thoại là của ai, đang nói với ai, trong đó có phần nào mà người nghe cần chuyển đến người thứ ba, người thứ ba đó là ai.
+ Thêm vào trong câu những từ ngữ thích hợp để mạch ý của câu rõ : 
Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.
D. Củng cố, dặn dò.
-Học sinh làm hoàn chỉnh các bài tập .
-Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài "Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự ".
 Yêu cầu: ôn tập bài Tóm tắt VB tự sự ở chương trình lớp 8.
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------- *** -------------------------
 Ngày soạn: 31/ 8/ 2010
 Ngày dạy: / 9/ 2010
Tiết 20 
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt :
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã học ở lớp 8, nâng cao ở lớp 9.
- Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau : càng ngắn gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo các ý chính, nhân vật chính .
B. Chuẩn bị.
C. Tiến trình dạy học.
*ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ : 
? Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự .
? Cách tóm tắt văn bản tự sự .
Yêu cầu :
- Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
- Khi tóm tắt cần chú ý :
+ Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm : sự việc và nhân vật chính (hoặc cốt truyện và nhân vật chính)
+ Có thể xen kẽ có mật độ những yếu tố bổ trợ : các chi tiết, nhân vật phụ miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại nội tâm.
* Giới thiệu bài: Nhu cầu tóm tắt VBTS
* Dạy bài mới
Hoạt động I: Hướng dẫn tìm hiểu các tình huống cần phải tóm tắt văn bản tự sự.
- HS đọc các tình huống trong SGK, trao đổi để rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự .
? Qua các tình huống trên, em thấy việc tóm tắt văn bản tự sự có vai trò như thế nào trong cuộc sống.
? Từ đó hãy nêu ra các tình huống khác mà phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
Hoạt động II: Hướng dẫn thực hành tóm tắt một văn bản tự sự.
? Các sự việc chính đã được nêu lên chưa ? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?
- Vẫn còn thiếu một sự việc quan trọng là :
Sau khi vợ trẫm mình tự vẫn, một hôm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người đàn ông hay tới đêm đêm. Chính sự việc này làm chàng hiểu ra vợ mình đã bị oan.
Giáo viên cho học sinh sửa lại sự việc 7 và bổ sung thêm sự việc trên. Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào các sự việc chính để viết văn bản tóm tắt. 
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự .
- Tóm tắt văn bản giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính của một chuyện.Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn dễ nhớ.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự.
* Bài tập 1:
- SGK nêu 7 sự việc khá đầy đủ của cốt truyện : "Chuyện... Nam Xương".
-
-> Sự việc thứ 7 chưa hợp lí. 
-> cần bổ sung và sửa chữa.
Bài tập 2 : Viết bản tóm tắt " Chuyện người con gái Nam Xương " trong 20 dòng :
Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn lại là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết,Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau đó, vào một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Phan Lang là bạn cùng làng với Vũ Nương, do cưu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn . Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi . Hai người nhận ra nhau Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
Bài tập 3 : Tóm tắt rút ngắn hơn văn bản trên :
Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi oan là vợ mình không chung thuỷ. Vũ
Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Phan lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang . Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
* Học sinh rút ra ghi nhớ theo SGK.
Hoạt động III: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: - Học sinh làm bài tập theo hai nhóm.
- Nhóm cử một đại diện lên trình bày, lớp nhận xét.
Bài tập 2: - Làm ở nhà.
D. Củng cố, dặn dò
- Học sinh làm bài tập 2.
- Chuẩn bị bài: "Sự phát triển của từ vựng".
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------- *** ---------------------------
 Ngày soạn: 31/ 8/ 2010
 Ngày dạy: / 9/ 2010
Tiết 21 
Sự phát triển của từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh nắm được :
- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
- Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
- Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ theo cách phát triển từ vựng.
B. Chuẩn bị.
C. Tiến trình dạy học
 * ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ
 - Trình bày cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ?
 - Làm bài tập 3 (SGK- T 55) 
 *Giới thiệu bài: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của Tiếng Việt, cũng như ngôn ngữ nói chung, được thể hiện trên cả 3 mặt : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bài học hôm nay chỉ đề cập đến sự phát triển của Tiếng Việt về mặt từ vựng.
 * Dạy bài mới
Hoạt động I: Tìm hiểu sự biến đổi và sự phát triển nghĩa của từ.
- HS đọc bài thơ “Vào nhà ngục ...”
? Cho biết từ " kinh tế " trong bài thơ " Vào... cảm tác" của Phan Bội Châu có ý nghĩa gì ?
1, Kinh tế : trị nước cứu đời-> Tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
? Ngày nay từ này có được hiểu như vậy không?
Kinh tế: Chỉ toàn bộ hành động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
? Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
Ví dụ : Đăm chiêu :
- Phải và trái (nghĩa cũ ).
- Băn khoăn, suy nghĩ ( nghĩa mới )
GV: Như vậy trong quá trình phát triển XH nhiều sự vật, hiện tượng mới nảy sinh. Do vậy ngôn ngữ cũng phải có những từ ngữ mới để biểu thị các sự vật, hiện tượng đó. Một trong hai hướng phát triển nghĩa của từ đó là hình thành nghĩa mới và nghĩa cũ mất đi.
Học sinh đọc ví dụ 2 (SGK).
? Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ : Xuân, Tay trong các ví dụ.
a, Xuân (1) : mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, được coi là mở đầu của một năm -> nghĩa gốc.
Xuân (2) : tuổi trẻ ( nghĩa chuyển ) 
b, Tay (1) : Bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm-> nghĩa gốc .
Tay (2) : Người chuyên hành động hay giỏi một môn, một nghề nào đó -> chuyển nghĩa.
GV : Như vậy nghĩa của từ biến đổi và phát triển theo một hướng nữa đó là hình thành các nghĩa mới cùng tồn tại với nghĩa gốc và có quan hệ với nghĩa gốc .
? Từ đó em rút ra kết luận gì về sự biến đổi và phát triển của từ ngữ ?
GV cho học sinh lấy VD minh hoạ
? Các trường hợp nghĩa chuyển trên được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào ?
GV cho HS nêu một số câu có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ
? Hãy phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học với ẩn dụ, hoán dụ tu từ học.
GV chốt vấn đề - HS đọc ghi nhớ.
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
* Phân tích ví dụ.
 - Nhận xét: Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và những nghĩa mới được hình thành.
* Kết luận : 
1, Nghĩa của từ biến đổi và phát triển theo hai hướng :
- Hình thành nghĩa mới và nghĩa cũ mất đi.
- Hình thành nghĩa mới trên cơ sở nghĩa gốc và cùng tồn tại với nghĩa gốc.
2, Phương thức chuyển nghĩa của từ : Có hai phương thức
- ẩn dụ :
+ Hình thức. 	 Dựa vào sự giống nhau
+ Cách thức.	 giữa hai sự vật, hiện 
+ Chức năng.	tượng.
+ Kết quả.
- Hoán dụ : Dựa trên quan hệ tiếp cận ( gần nhau
+Lấy bộ phận chỉ toàn thể.
+Vật chứa đựng chỉ vật được chứa đựng.
+ Lấy trang phục thay cho người.
=> Cả hai phương thức này đều căn cứ vào quy luật liên tưởng.
3, Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ tu từ học với ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học.
- ẩn dụ, hoán dụ tu từ học là những biện pháp tu từ, nó chỉ mang nghĩa lâm thời không tạo ra ý nghĩa mới cho từ. Đây là cách diễn đạt bằng hình ảnh, hình tượng, mang tính biểu cảm cho câu nói.
- ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học tạo nghĩa mới thực sự của từ, các nghĩa này được ghi trong từ điển.
* Ghi nhớ : SGK.
Hoạt động II: Hướng dẫn luyện tập .
Bài tập 1 : Xác định nghĩa của từ " Chân "
a, Từ " Chân" : được dùng với nghĩa gốc .
b, Từ " Chân" : được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. 
c, Từ " Chân" : được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
d, Từ " Chân" : được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Bài tập 2 :
Trong những cách dùng trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm,... từ "trà" được dùng với nghĩa chuyển, chứ không phải là nghĩa gốc như được giới thiệu ở trên. Trà ở những cách dùng trên có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống -> Phương thức ẩn dụ.
Bài tập 3 : Cách dùng : Đồng hồ điện tử, đồng hồ nước....từ đồng hồ được hiểu với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ -> được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
D. Củng cố, dặn dò.
- Học sinh làm bài tập 4,5: học thuộcghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: :Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------- *** ---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 _T4.doc