Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 12 - Tiết 13: Trả bài viết văn biểu cảm số 2

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 12 - Tiết 13: Trả bài viết văn biểu cảm số 2

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

- HS tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm của mình, tự sửa lỗi.

- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm, kĩ năng liên kết văn bản.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: HS đọc lại các ghi nhớ về văn biểu cảm: trang 73: tìm hiểu chung về văn biểu cảm; trang 86: đặc điểm văn biểu cảm; trang 88: đề văn biểu cảm; trang 121: lập ý cho bài văn biểu cảm; trang 138: yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Bài mới: đây là bài viết đầu tiên về văn biểu cảm, có thể các em còn ít nhiều lẫn với văn miêu tả và tự sự. Sau đây chúng ta sẽ nghe một bài tiêu biểu và phát biểu ý kiến, nhận xét. (GV đọc một bài tự chọn của HS).

I. ĐỀ BÀI: Cây cối, thực vật trong thiên nhiên vô cùng phong phú, mỗi lòai cây đều có những sắc thái riêng biệt đối với cảm nhận của mỗi ngừơi. Em hãy giới thiệu một loài cây mà em yêu mến, thích thú.

(Mục tiêu cần đạt: Bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.)

II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý.

1. HS có thể chọn các loại cây: lúa, ngô, cau, dừa, na, bưởi, cam, chuối, đa, tre, trúc, liễu, tùng, phượng cũng có thể chọn viết về cây cảnh. (Nhưng chỉ viết về một loại cây mà thôi). Không viết lại về cây sấu.

2. Tránh việc chép sẵn bài văn ở nhà mang vào lớp, hoặc lệ thuộc vào bất cứ một bài văn mẫu nào.

3. Hãy chọn loài cây mà em thực sự yêu mến, thích thú, có hiểu biết về nó.

III. Yêu cầu: Nêu được: Tình cảm của mình đối với cây. Lý do mà mình yêu cây. Miêu tả chi tiết về cây. Tình người đối với cây và tình cảm biểu hiện phải chân thành.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 12 - Tiết 13: Trả bài viết văn biểu cảm số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 12 - BÀI 12 -TIẾT 3:
(Tiết 4: kiểm tra tiếng Việt (Làm chung cả khối) -> luyện tập tiếng Việt)
 TRẢ BÀI VIẾT 
VĂN BIỂU CẢM Số 2 (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: 
HS tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm của mình, tự sửa lỗi.
Củng cố kiến thức về văn biểu cảm, kĩ năng liên kết văn bản.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: HS đọc lại các ghi nhớ về văn biểu cảm: trang 73: tìm hiểu chung về văn biểu cảm; trang 86: đặc điểm văn biểu cảm; trang 88: đề văn biểu cảm; trang 121: lập ý cho bài văn biểu cảm; trang 138: yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
Bài mới: đây là bài viết đầu tiên về văn biểu cảm, có thể các em còn ít nhiều lẫn với văn miêu tả và tự sự. Sau đây chúng ta sẽ nghe một bài tiêu biểu và phát biểu ý kiến, nhận xét. (GV đọc một bài tự chọn của HS).
ĐỀ BÀI: Cây cối, thực vật trong thiên nhiên vô cùng phong phú, mỗi lòai cây đều có những sắc thái riêng biệt đối với cảm nhận của mỗi ngừơi. Em hãy giới thiệu một loài cây mà em yêu mến, thích thú.
(Mục tiêu cần đạt: Bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.)
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý.
HS có thể chọn các loại cây: lúa, ngô, cau, dừa, na, bưởi, cam, chuối, đa, tre, trúc, liễu, tùng, phượng cũng có thể chọn viết về cây cảnh. (Nhưng chỉ viết về một loại cây mà thôi). Không viết lại về cây sấu. 
Tránh việc chép sẵn bài văn ở nhà mang vào lớp, hoặc lệ thuộc vào bất cứ một bài văn mẫu nào.
Hãy chọn loài cây mà em thực sự yêu mến, thích thú, có hiểu biết về nó. 
Yêu cầu: Nêu được: Tình cảm của mình đối với cây. Lý do mà mình yêu cây. Miêu tả chi tiết về cây. Tình người đối với cây và tình cảm biểu hiện phải chân thành.
DÀN BÀI THAM KHẢO:
a) MB: Nêu loài cây, lý do mà em yêu thích
- Em yêu nhất là cây phượng ở sân trường em.
- Em yêu thích cây phượng hơn những cây khác vì cây phượng đã gắn bó bao kỉ niệm tuồi học trò ngây thơ, hồn nhiên đáng yêu. 
b) TB:Các phẩm chất của cây ( có thể miêu tả – nêu phẩm chất)
Thân cây to rể lớn ngoằn ngoèo uốn lượng trông như con rắn đang trườn.
Tán phượgng xoè rộng như một cái ô che mát cho cả gốc sân, chúng em rất thích.
Sau những trận mưa rào, xác phượng trải khắp sân, nhưng rồi sau đó chồi non lại nhú ra, đâm chồi, nảy lọc, phủ lại màu đỏ thắm cho xây à Phượng đẹp, bền bỉ, dẻo dai,loài cây có thể chịu đựng nắng mưa.
Loài cây phượng trong cuộc sống con người:
Gắn bó với cuộc sống con người, toả mát trên những con đường, ngôi trường, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và hấp thụ không khí trong lành.
Loài cây phượng trong cuộc sống của em:
Chính màu đỏ của hoa phượng, âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống tinh thần chúng em luôn tươi vui rộn ràng.
 Cây phượng gợi nhớ đến tuổi học trò, thầy cô, bạn bề thân yêu – cây phượng chính là “loài cây em yêu”.
c. KB: Hoa phượng gợi những kỉ niệm thời đi học. Em rất yêu quý cây phưọng. Cây phượng chính người bạn tuổi học trò. - Cảm thấy xao xuyến, bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kỳ nghỉ hè.
BÀI LÀM THAM KHẢO:
 “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mủa hè của tôi đi đâu” Đó là lời lời trong bài hát ‘Phượng hồng’ mà em rất thích. Mỗi khi nghe bài hát nầy, em lại nhớ về cây phượng vĩ ở trường cũ cấp I mà em đã học.
	Mùa hè đến, ai cũng vui vẻ tạm biệt mái trường mến yêu, tạm nghỉ ngơi sau một năm học mệt nhọc. Buổi học cuối năm lớp Năm, giờ ra về, chỉ còn lác đác vài học sinh ở sân trường. Em muốn nán lại một chút để nhìn cây phượng vĩ lần cuối, vì đó cũng là năm học cuối cấp I của em.
	Đứng dưới gốc phượng, nhìn bộ rễ mạnh mẽ của cây trồi lên mặt đất, uốn lượn tạo chỗ ngồi cho bọn học sinh chúng em ngồi ôn bài, em nhớ tới những hôm trời oi bức, từng giọt mồ hôi rơi trên áo. Như thấu hiểu nỗi nóng bức của chúng em, phượng đã đung đưa tàn lá thổi những làn gió mát giải tỏa bớt cho chúng em nỗi nhọc mệt của những trưa hè nắng gắt.
	Nhìn kĩ hơn, em thấy thân phựơng sần sùi, trên cao là những tán lá phượng tỏa bóng xanh mát. Từng chùm bông phựơng như thắp lửa đỏ rực cả một góc sân trường. Một cơn gió nhẹ thỏang qua cũng làm cho phượng gật mình lả tả rơi xuống những cách phượng hồng mỏng manh. Đó cũng là nguồn nguyên liệu đồi dào cho chúng em lắp ghép thành những chú bướm phượng để ép vào trang lưu bút. Đứng từ xa nhìn tới, cả cây phượng như biểu tựơng của một ngọn đuốc dịu dàng, thắp sáng một màu đỏ rực xen lẫn trong màu xanh của lá phượng. Cây phượng nổi bật nhưng dịu êm trong ánh nắng chói chang của đầu mùa hè.
	Bông phượng có năm cánh, một cánh to, bốn cánh kia nhỏ hơn. Nhìn vào bông hoa, em tưởng tựơng cánh hoa to là cô giáo, bốn cánh nhỏ là những học sinh đang quây quần chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, giảng bài. Nghĩ đến thầy cô và bạn bè cấp I đã chia tay, em lại rưng rưng nước mắt.
	Lá phượng nhỏ và mỏng manh lắm, những cơn gió mạnh làm cả lá và hoa rụng xuống tơi tả nhưng chúng vẫn mọc lên, đâm chồi, nảy lộc, lại ra hoa, ra lá mới. Cây phượng đầy sức sống như tuổi nhỏ của chúng em vậy. Lá phượng xếp thành hình xương cá, một cành phượng mẹ có thể có tới cả chục cành lá nhỏ như thế, mọc chi chít, đều đặn một dãy lá nhỏ màu xanh. Người ta nói phượng là hoa học trò vì nó gắn liền với tuổi thơ của chúng em. Phượng gợi cho em nhớ về thầy cô, bè bạn, cho em tràn đầy sức sống như phượng. Và phượng còn đi vào tâm tư, tình cảm và những trò chơi của lũ nhỏ chúng em nữa.
	Trong lưu bút của tuổi học trò chúng em, không thể vắng bóng một cánh hoa phượng ép. Và những món quà dễ thương, đầy ắp tình yêu thương bạn bè là những món quà nhỏ hình con bướm. Chiếc nơ đựoc làm đơn giản từ những cánh hoa, cành lá của phượng. Những nhụy hoa của phượng còn là những chú gà oai dũng trong trò chơi đá gà của các bạn trai. Những lúc em vui vì đựoc điểm cao, bông phượng rung rinh như vẫy chào chúc mừng em. Lúc em buồn, phượng thầm lặng đứng bên em, hoa phượng rơi nhẹ trên tóc em như dỗ dành, động viên em: “ Bạn hãy vui lên đi, đừng buồn nữa. Nếu bạn buồn, phượng cũng chẳng vui đựoc đâu”. Và mỗi lần như thế, em lại vui lên vì biết rằng bên em luôn có phượng, một người bạn chân thật, lặng thầm. Khi nhắc đến phượng, ai cũng dành cho phượng những tình cảm sâu lắng, bồi hồi, xúc động.. vì họ cũng từng trải qua tuổi thơ, đã từng gắn bó với phượng, đã từng khóc vì xa phượng.
	Thế dấy, phượng đi vào cuộc sống, nỗi lòng của mỗi con người nhẹ nhàng, tự nhiên như một người bạn thân thiết không đòi hỏi ta điều gì. Phượng luôn đem đến cho em những cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Và khi đã xa mái trừơng xưa, em luôn nghĩ về phượng. Đã có lần em về thăm phượng, thăm những hồi ức xưa. Nhưng ôi, phượng đã bị nhà trường đốn từ lâu để xây phòng mới. Lúc đó đầu em trống rỗng như vừa mới bị người ta cướp đi cả hồi ức tuổi thơ. Hôm đó em đã bật khóc, khóc thật nhiều. “Phượng ơi, dù bạn không còn nữa, nhưng trong tim mình vẫn luôn nhớ đến một hình bóng cây phượng vĩ đỏ rực, làm mát cái nóng oi bức của mùa hè – một người bạn đã đi xa mãi mãi!”./.
------------HẾT---------

Tài liệu đính kèm:

  • docb12-t3-trVBC2.doc