Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 13 - Tiết 1: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 13 - Tiết 1: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về từ loại (đã học ở lớp 6: phó từ và câu trần thuật đơn), và lớp 7: đại từ, QHT, từ Hán Việt, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

- Luyện kĩ năng phát hiện lỗi và sữa lỗi về từ, câu; xác định chính xác các hiện tượng ngôn ngữ có trong đoạn văn và trong các ngữ cảnh.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: HS nhắc lại kiến thức đã học học ở lớp 6: phó từ và câu trần thuật đơn, và lớp 7: đại từ, QHT, từ Hán Việt, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

- Bài mới: Nhận xét chung về ưu khuyết điểm của bài kiểm tra: trong phần trắc nghiệm: cần suy nghĩ câu nào đúng nhất chứ không phải máy móc chọn câu đã học rồi, vì đề thường đưa thêm các yếu tố mới. Phần tự luận, nhất là trong văn học, văn bản, câu trả lời thường có ở các phần trước, sau, trong đề, các yếu tố nầy đôi khi thường có sẵn nhưng HS không biết vận dụng.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 13 - Tiết 1: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 13 - TIẾT 1:
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:
Ôn tập, củng cố kiến thức về từ loại (đã học ở lớp 6: phó từ và câu trần thuật đơn), và lớp 7: đại từ, QHT, từ Hán Việt, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Luyện kĩ năng phát hiện lỗi và sữa lỗi về từ, câu; xác định chính xác các hiện tượng ngôn ngữ có trong đoạn văn và trong các ngữ cảnh.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: HS nhắc lại kiến thức đã học học ở lớp 6: phó từ và câu trần thuật đơn, và lớp 7: đại từ, QHT, từ Hán Việt, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Bài mới: Nhận xét chung về ưu khuyết điểm của bài kiểm tra: trong phần trắc nghiệm: cần suy nghĩ câu nào đúng nhất chứ không phải máy móc chọn câu đã học rồi, vì đề thường đưa thêm các yếu tố mới. Phần tự luận, nhất là trong văn học, văn bản, câu trả lời thường có ở các phần trước, sau, trong đề, các yếu tố nầy đôi khi thường có sẵn nhưng HS không biết vận dụng.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
HĐ 1: HS nhắc lại kiến thức đã học học ở lớp 6: câu trần thuật đơn, phó từ , và lớp 7: đại từ, QHT, từ Hán Việt, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Câu trần thuật đơn: 
Loại câu do một cụm C -V tạo thành, dùng giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay nêu một ý kiến (Câu có 2 cặp C -V tạo thành: câu trần thuật kép) 
Phó từ:
 Những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Có 7 loại phó từ : thời gian (đã, đang, sẽ, sắp), mức độ(thật,quá, rất, lắm, cực kì, vô cùng, hơi, khá), tiếp diễn (vẫn, cứ, còn, lại, cũng, đều, cùng), phủ định (không, chưa, chẳng), cầu khiến (hãy, dừng, chơ ù), kết quả và hướng (đựơc, rồi, xong, , ra, vào, lên, xuống) , khả năng (vẫn, chưa, có lẽ, có thể, chăng, phải chăng, nên chăng)
Đại từ: dùng để + trỏ người, sự vật, sự việc, h.động, t.chất  hoặc để hỏi.
 + có thể làm CN, VN, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ,  VD: các loại đại từ ?
Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ/ mày, chúng mày/ nó, hắn, chúng nó, họ,
-> trỏ người, sự vật: đại từ xưng hô, ngôi I, chỉ người nói – số đơn và số nhiều, ngôi II, chỉ người nghe và ngôi III, chỉ người, vật được nói đến). Lưu ý khi xưng hô, một số danh từ chỉ người cũng được dùng như đại từ, VD: Đã bấy lâu nay bác đến nhà/ Đường vào anh ghé Huế / Nhớ thăm dùm cho em / thông Ngự Bình xanh biếc / Che dáng mặt kinh thành. 
Bấy, bấy nhiêu -> trỏ số lượng VD: Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Thế, vậy ->Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc ,VD: Anh nói vậy nó không nghe đâu. Anh nói thế mà nghe được à? (sự việc) Anh làm thế coi sao được! (hoạt động) Tính nó đã như thế thì khó mà sửa đổi đấy. (tính chất).
Ai, gì, nào -> hỏi về người, sự vật. VD: anh biết ai / người nào trong tấm ảnh nầy. Anh vừa nói cái gì ? Chiều chiều trước bến Vân Lâu / Ai ngồi ai câu / Ai sầu ai thảm / Ai nhớ ai mong / Thuyền ai thấp thoáng bên sông / Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non).
Bao nhiêu, mấy -> Hỏi về số lượng. VD: Bao nhiêu / Mấy kí là vừa đủ cho một người cao 1,65 mét như tôi? Trăng bao nhiêu tuổi trăng già / Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
Sao, thế nào  -> Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: Anh làm sao thế? Chuyện đó thế nào?)
GHI BẢNG
I. Trả và sửa bài kiểm tra TV.
II. Oân tập:
1. Câu trần thuật đơn: 
Loại câu do một cụm C -V tạo thành, dùng giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay nêu một ý kiến (Câu có 2 cặp C -V tạo thành: câu trần thuật kép) 
2. Phó từ:
 Những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Có 7 loại phó từ : thời gian (đã, đang, sẽ, sắp), mức độ(thật,quá, rất, lắm, cực kì, vô cùng, hơi, khá), tiếp diễn (vẫn, cứ, còn, lại, cũng, đều, cùng), phủ định (không, chưa, chẳng), cầu khiến (hãy, dừng, chơ ù), kết quả và hướng (đựơc, rồi, xong, , ra, vào, lên, xuống) , 
QHT: chỉ ý nghĩa qh: SH, SS, NQ giữa các bộ phận của câu, câu-câu trong đoạn văn.
VD: Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. ( nối định ngữ với trung tâm, chỉ quan hệ sở hữu)
Hùng Vương thứ mười tám có một vị nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. (nối bổ ngữ với trung tâm, chỉ quan hệ so sánh)
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(nối hai vế của câu ghép, chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả).
Từ Hán Việt: 
+ Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
+ Phần lớn các yếu tố Hán Việt không đựoc dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép
+ có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
+ Từ ghép đẳng lập: Ái quốc, thủ môn, chiến thắng:
Giống với từ ghép chính phụ thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
+ Từ ghép chính phụ: Thiên thư = sách trời, thạch mã = ngựa đá, tái phạm = phạm lại:
Khác với từ ghép chính phụ thuần Việt; yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính ï đứng sau.
Từ trái nghĩa: lành: - vị thuốc lành =/= độc (vị thuốc độc)
 - tính lành =/= dữ (tính dữ)
 - áo lành =/= rách (áo rách)
 - bát lành =/= mẻ, vỡ (bát mẻ, bát vỡ)
Từ trái nghĩa: nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. (GN1 / 128)
Tìm thành ngữ, ca dao có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa ấy?
Ba chìm bảy nổi, đầu xuôi đuôi lọt, lên bổng xuống trầm, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, chó tha đi mèo tha lại  tạo ra các hình ảnh đối lập làm cho lời nói sinh động.
Nước non lận đận một mình, /Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kía đầy, / Cho ao kia cạn cho gầy cò con? -> Lên – xuống; đầy – cạn.
Dòng sông kia lở bên bồi, / Bên lở thì đục bên bồi thì trong. Lở – bồi ; đục – trong.
Người xấu duyên lặn vào trong, / người đẹp duyên bong ra ngoài.
Sử dụng từ trái nghĩa: trong thể đối, tạo hình tựơng tương phản, làm lời nói sinh động.
 (GN 2 / 128)
Từ đồng âm: từ đồng âm là gì? VD 2 câu có dùng từ đồng âm, giải thích nghĩa từng từ ?
A) Cô kia cắt cỏ bên sông, / có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
B) Mua hết số chim đang bị nhốt, tôi đã tháo củi sổ lồng cho chúng được tự do.
A) Lồng (sang đây) = tế, phóc, vọt, phi, nhảy Chạy cất cao vó lên với một sức hăng rất khó kìm giữ, do quá hỏang sợ -> Ngựa chạy lồng lên. Bộc lộ hành vi phản ứng quá mạnh không kềm chề đựơc, do bị tác động, kích thích cao độ -> Lồng lên vì mất của. Tức lồng lên.
B) (Sổ ) lồng = (sổ ) chuồng, rọ, ngục tùĐồ đan thưa để nhốt chim, gà bằng tre, nức, gỗ, sắt
Từ ‘lồng’ ở hai câu trên là từ đồng âm, vậy từ đồng âm là gì, nghĩa của chúng có liên quan với nhau không ?
 GN 1 / 135: Từ đồng âm: giống âm thanh, nghĩa khác, không liên quan gì với nhau.
Sử dụng từ đồng âm: Nhờ đâu mà em phân biệt đựoc hai từ đồng âm trên?
Dựa vào ngữ cảnh, tức các câu văn cụ thể.
“Đem cá về kho” có thể hiểu theo những nghĩa nào? Em hãy thêm vào một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
khả năng (vẫn, chưa, có lẽ, có thể, chăng, phải chăng, nên, chăng)
3. Đại từ: 
-> Dùng để + trỏ người, sự vật, sự việc, h.động, t.chất  hoặc để hỏi.
 + có thể làm CN, VN, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
4. QHT: 
Chỉ ý nghĩa qh: SH, SS, NQ giữa các bộ phận của câu, câu-câu trong đoạn văn.
5. Từ trái nghĩa: 
-> Nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. (GN1 / 128)
6. Từ đồng âm: 
Giống âm thanh, nghĩa khác, không liên quan gì với nhau.
Phải đặt từ đồng âm trong những ngữ cảnh cụ thể như câu văn, đọan văn, tình huống giao tiếp
(GN 2/ 136;)
kho (nấu) , động từ ; lưu vào trong kho (kho chứa hàng), danh từ.
Phải đặt từ đồng âm trong những ngữ cảnh cụ thể như câu văn, đọan văn, tình huống giao tiếp: Đem cá về mà kho . . Đem cá về lưu kho.
Trong giao tiếp, cần chú ý đến điều gì để người đọc không hiểu sai ? -> GN 2/ 136;
HĐ 2: Dặn dò: soạn bài “Tiếng gà trưa”, đọc trước bài Điệp ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docb13-t1-trktrTV.doc