Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 14 - Tiết 1, 2: Tiếng gà trưa

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 14 - Tiết 1, 2: Tiếng gà trưa

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

- Vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơvà tình cảm bà cháu. Những tình cảm quê hương đó chính là cơ sở của tình cảm với đất nước tạo thành sức mạnh cho ngưòi chiến sĩ trên đường chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Nghệ thuật sử dụng đệp ngư - điệp câu để nối mạch cảm xúc, biểu hiện cảm xúc bình dị qua những hình ảnh chi tiết thân thương bình dị

- Tích hợp với phần tiếng việt ở khái niệm điệp ngữ, phần TLV ở thi luật lục bát và Thái độ, tình cảm trong văn biểu cảm đánh giá.

- Kĩ năng: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp ngữ, điệp câu trong thơ.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: ghi nhớ về Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học (tr 147). Về thể thơ, bài Phò giá về kinh, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Đêm nayBác không ngủ có chung nguồn gốc hay không? ( -> Thơ ngũ ngôn có 2 ngồn gốc: Ngũ ngôn tứ tuyệt hay ngũ ngôn cổ thể như bài: Phò giá về kinh, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh thuộc loạn này. Thơ 5 tiếng dân gian việt Nam: dân ca hát dặm và kể vè. Đêm nay nay Bác không ngủ và Tiếng gà trưa thuộc loại này).

- Bài mới: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 –1988), quê ở La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là một trong những nhà thơ nữ rất nổi tiếng ở nước ta thời chống Mĩ. XQ là tác giả của nhiều tập thơ hay: Tơ tằm – chồi biếc (viết chung với Cẩm Lai), Hoa dọc chiến hào, Hoa cỏ may, Sân ga chiều em đi, Tự hát Thơ XQ như cánh chuồn chuồn trong giông bão, mảnh mai mà trong suốt, kiên cường. XQ thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thưòng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắmTiếng gà trưa là bài thơ đưọc viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) và in lại trong tập “Sân ga chiều em đi” (1984).

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 14 - Tiết 1, 2: Tiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 14 - TIẾT 1, 2:
 TIẾNG GÀ TRƯA (2 tiết: 53, 54)
(XUÂN QUỲNH 1942 – 1988) 
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơvà tình cảm bà cháu. Những tình cảm quê hương đó chính là cơ sở của tình cảm với đất nước tạo thành sức mạnh cho ngưòi chiến sĩ trên đường chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nghệ thuật sử dụng đệp ngư õ- điệp câu để nối mạch cảm xúc, biểu hiện cảm xúc bình dị qua những hình ảnh chi tiết thân thương bình dị
Tích hợp với phần tiếng việt ở khái niệm điệp ngữ, phần TLV ở thi luật lục bát và Thái độ, tình cảm trong văn biểu cảm đánh giá.
Kĩ năng: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp ngữ, điệp câu trong thơ.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: ghi nhớ về Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học (tr 147). Về thể thơ, bài Phò giá về kinh, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Đêm nayBác không ngủ có chung nguồn gốc hay không? ( -> Thơ ngũ ngôn có 2 ngồn gốc: Ngũ ngôn tứ tuyệt hay ngũ ngôn cổ thể như bài: Phò giá về kinh, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh thuộc loạn này. Thơ 5 tiếng dân gian việt Nam: dân ca hát dặm và kể vè. Đêm nay nay Bác không ngủ và Tiếng gà trưa thuộc loại này).
Bài mới: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 –1988), quê ở La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là một trong những nhà thơ nữ rất nổi tiếng ở nước ta thời chống Mĩ. XQ là tác giả của nhiều tập thơ hay: Tơ tằm – chồi biếc (viết chung với Cẩm Lai), Hoa dọc chiến hào, Hoa cỏ may, Sân ga chiều em đi, Tự hát Thơ XQ như cánh chuồn chuồn trong giông bão, mảnh mai mà trong suốt, kiên cường. XQ thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thưòng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắmTiếng gà trưa là bài thơ đưọc viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) và in lại trong tập “Sân ga chiều em đi” (1984).
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB: (TIẾT 1) HĐ 1: đọc, TG,TP, giải thích từ khó, thể thơ, bố cục.
Đọc: chậm, có cảm xúc, nhấn mạnh điệp câu, điệp từ: tiếng gà trưa ở đầu các đoạn . Giọng vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ trong vai anh bộ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê. 
TG, TP: HS đọc tr 150. (?) Bài thơ này đưọc XQ viết trong hoàn cảnh nào? 
->. XQ sớm mất mẹ, từng tham gia vào đàn văn công chiến trường trong vai diễn viên múa. XQ từng có mặt ở Lạng Sơn, trong chiến hào, sáng tác những bài thơ tặng các chiến sĩ Do đó, XQ có những cảm giác rất thực về tâm trạng người lính .
Từ khó: tr 151, bổ sung: gà mái tơ: gà mái lông màu hoa mơ, vàng nhạt xen trắng lốm đốm.
Lang mặt: một bệnh nấm da. Da trắng bệch từng đám trên mặt, tay, người. Chắt chiu: dành dụm, tiết kiệm từng chút, kiên trì. Gà toi: gà dây, chết vì các bệnh, các dịch khác nhau.
Thể thơ: (?) Bài thơ này giống bài thơ nào đã học ở lớp 6?
Thể thơ 5 tiếng (ngũ ngôn) tự do, không hạn định số câu, bắt nguồn từ dân ca phưòng vải (Trung bộ) và từ thể vè kể chuyện. Cũng có ý kiến cho rằng nó bắt nguồn từ ngũ ngôn Đường luật cổ thể của TQ (?). Vần thơ : khá phong phú, linh hoạt; vần chân (tiếng cuối câu), vần liền, vần cách, vần bằng, vần trắc Sáng tạo mới của nhà thơ là xen vào điệp ngữ – điệp câu 3 tiếng: “tiếng gà trưa”
Bố cục: (?) Tìm hiểu mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ? (-> 3 đoạn)
Đoạn 1 : (mở đầu -> tuổi thơ) . Tâm trạng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.
GHI BẢNG
THVB:
Tác giả ,tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác (tr 150).
Thể thơ: thơ 5 tiếng tự do, vần gieo linh hoạt.
Đoạn 2 ( Tiếng gà trưa- đầu trang 149 -> sột soạt) Tiếng gà trưa gọi về bao kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu.
Đoạn 3: (đoạn còn lại) Tiếng gà trưa giục giã người chiến sĩ . (Tình yêu bà nâng lên, mở rộng thành tình yêu đất nước) .
HĐ 2: Phân tích văn bản.
Đoạn 1 : (mở đầu -> tuổi thơ) . Tâm trạng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.
 (HS đọc lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi sau:)
(?) Theo em, tại sao tác giả lại đặt tên bài thơ là tiếng gà trưa? Điệp ngữ, điệp câu ‘tiếng gà trưa’ được nhắc lại mấy lần trong bài thơ, tác dụng nghệ thuật của biện pháp này như thế nào?
(?) Đoạn 1 là lời thơ của ai? Đến Đoạn 2, trong cách kể, tả, trong giọng thơ đã có gì thay đổi ? Sự thay đổi đó nói lên điều gì?
(?) Điệp từ “nghe” nói lên điều gì? (HS nhìn vào Đoạn 1, trả lời).
Điệp ngữ ‘tiếng gà trưa’ được nhắc lại 4 lần trong bài thơ. Điệp ngữ ‘tiếng gà trưa’ trở thành điệp câu. Phép điệp câu này không chỉ nhấn mạnh ấn tựơng tiếng gà trưa vang lên, mà đã trở thành nỗi nhớ khởi động cảm xúc, như chất keo, sợi dây nối liền mạch cảm xúc qua các khổ thơ. Do vậy, tiếng gà trưa được đặt làm nhan đề bài thơ.
Ơû đoạn 1, tác giả để nhân vật trữ tình là anh bộ đội trên đưòng hành quân, ở ngôi thứ 3, kể chuyện một cách tương đối khách quan. Nhưng đến Đoạn 2 thì giọng điệu đã ngả dần sang nhân vật trữ tình tự kể, tự tả, tự biểu hiện tâm trạng, cảm xúc.
Điệp từ “nghe” không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm giác, bằng tâm tưởng, bằng sự nhớ lại, hồi ức tràn về mà tiếng gà trưa là nút khởi động đưọc bất ngờ chạm vào. Điệp từ “nghe” trở nên trừu tượng và lan tỏa trong tâm hồn người nghe.
(?) Trong bài thơ nắng mới, Lưu Trọng Lư viết: “Xao xác gà trưa gáy não nùng”, so với tiếng gà trong bài nầy, tâm trạng người lính như thế nào?
Gợi kỉ niệm êm đẹp tuổi thơ, làm ngưòi lính đỡ mệt mõi. Gợi cảnh đồng quê, tiếng gọi của quê nhà, tiếp thêm sức mạnh cho ngưòi lính.
(?) Cho biết phương thức biểu đạt nào đã đưọc tác giả sử dụng trong đoạn 1?
Miêu tả, biểu cảm, tự sự, điệp từ
(?) Cách dùng đệp từ này tạo đưọc kết quả gì?
Nổi bật ý cần nhấn mạnh: tiếng gà trưa ngọt ngào sâu lắng, tha thiết, gợi bao kỉ niệm, hình ảnh.
TIẾT 2: Đoạn 2. (HS đọc diễn cảm các khổ thơ này, chú ý phân biệt giọng mắng yêu của bà và lời kể, tả của nhân vật trữ tình).
(?) Trong đoạn 2, câu thơ 3 chữ: “Tiếng gà trưa” (điệp 3 lần) gợi cho em những suy nghĩ gì?
(?) Bên cạnh những màu sắc tươi sáng miêu tả đàn gà, tác giả còn dùng điệp từ 
 “này “ (2 lần) đã gợi cho em liên tưởng đến những hình ảnh gì? 
(?) Cảm nhận của em về tình bà cháu ở đoạn 2?
“Tiếng gà trưa” gọi về bao kỉ niệm, ước mơ. Aâm thanh vang mãi không dứt, gợi nhớ bao kỉ niệm.
Điệp từ “này” (ở đoạn 2) chủ yếu lại như là sự giới thiệu đầy hồ hởi, vui sướng, hân hoan, như kéo quá khứ tuổi thơ xa xăm về với hiện tại bây giờ, khiến ngưòi đọc như đang nhìn thấy trước mặt con gà mái lông đốm hoa trắng, con gà mái vàng lông màu nắng đang mặt đỏ hâm hia, cục ta cục tác sau khi làm xong cái việc thiêng liêng và đau đớn: đẻ ra những quả trứng hồng giữa buổi trưa nắng lửa. Điệp từ này còn gợi hình ảnh bà, cháu chỉ vào từng ổ rơm gà đẻ, mải mê ngắm nhìn, chỉ, đếm những con gà mái trong vườn.
Cảm nhận của em về tình bà cháu ở đoạn 2 là người bà ở đây đã hết lòng chắt chiu, lo lắng cho cháu.
PTVB:
1. Đoạn 1. Tâm trạng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.
-> Điệp từ “nghe”:
-> Tiếng gà xao động, lung linh nắng trưa, làm thanh thản tâm hồn người chiến sĩ, gợi kỉ niệm tuổi thơ, cho ngưòi lính thêm sức mạnh mới.
 Khổ đầu: những tính từ chỉ màu sắc tươi mát đã gợi lên một bức tranh gà sống động, cảnh bà cháu mãi mê ngắm nhìn chỉ đếm. Các khổ sau gợi tả ngưòi bà với những tháng ngày tần tảo, chắt chiu trong gian khổ lo lắng cho cháu.
(?) Từ đây đến cuối bài, cách xưng hô của chủ thể và nhân vật trữ tình có sự thay đổi mới như thế nào. Sự thay đổi này góp phần thay đổi giọng điệu trữ tình của bài thơ ra sao?
 (?) Hình ảnh người bà hiện lên qua những kỉ niệm gì? Trong nỗi nhớ bà, ta thấy tình cảm của đứa cháu như thế nào?
(?) Em có những ước mơ giống hay gần giống với anh bộ đội này hồi nhỏ hay không?
Từ Đoạn 2 trở đi, giọng kể, tả và sự hồi tưỏng của chủ thể trữ tình đã hoà nhập sâu hơn với nhân vật trữ tình.
Nhân vật trữ tình- anh bộ đội- đã dần chuyển sang trực tiếp trò chuyện với một nhân vật trữ tình khác vừa xuất hiện: ngưòi bà. Anh gọi bà, xưng cháu. Điều này làm thay đổi giọng điệu của bài thơ càng chuyển sang khắng khít giữa tự sự- trữ tình.
Hình ảnh người bà hiện lên trong kí ức của cháu, đầu tiên là lời trách mắng suồng sã, thân yêu: Gà đẻ mà mày nhìn / Rồi sau này lang mặt. Trẻ thơ dù trai hay gái, đều sợ xấu trai, xí gái. Mà bệnh lang mặt là bệnh rất đáng sợ. Vậy mà vẫn không thắng được tính tò mò trẻ thơ, vẫn cứ nhìn, nghe gà đẻ, để rồi đỏ mặt xấu hổ, cúi đầu nghe bà mắng, bà dạy bảo hiền từ. Chao ôi! Bây giờ nghe tiếng gà đẻ kêu vang lại nhớ lời mắng của bà da diếtLần theo kí ức, sau lời mắng doạ rất thương yêu là hình ảnh bàn tay già nua, nhăn nheo của bà đang chăm chú , chắt chiu soi từng qủa trứng hồng vẫn còn đang nóng hổi để tìm những quả tốt nhất, đầy đặn nhất dành cho gà mái ấp.
Lại khuôn mặt và đôi mắt đục mờ của bà ngước lên bầu trời mùa đông đang chuyển. 
Gió bấc thổi buốt lạnh. Bà lo cho đàn gà con yếu chịu rét, sương muối, sẽ toi mất thôi! Nhưng bà lo là lo cho cháu Tết năm nay có khi mất bộ quần áo mới, chắc nó sẽ buồn lắm đây.
. Năm nào cũng thế, bà còn làm gì hơn là cố công nuôi, chăm gà, và hi vọng vào đàn gà ngày một sinh sôi nảy nở nhiều hơn, đông hơn, mang lại thêm niềm vui cho các cháu, cho tuổi già cô đơn của bà.
(?) Hình ảnh một em bé nông thôn làng lụa Hà Đông mà ăn mặc giản dị trong niềm hân hoan, sung sướng, cảm động vì đưọc bộ quần áo mới nhờ tiền bán gà, gợi cho em cảm xúc gì? (Ôâi cái quần chéo go / Ống rộng dài quét đất / Cái áo cánh chúc bâu / đi qua nghe sột soạt)
-> Bình: Anh bộ đội hôm nay nhớ lại hình ảnh cậu bé xênh xang cái áo cánh trúc bâu sột soạt, tung tăng theo bà đi chúc tết thuở nào hay chính nhà thơ tự nhớ về quê bé Xuân Quỳnh gầy gò, diện cái quần chéo go, hớn hở chạy chơi cùng chúng bạn mỗi độ xuân về?!
 Niềm vui của tuổi thơ nghèo, cơ cực ở nông thôn VN thật đơn sơ, giản dị và cảm động biết bao nhiêu! Giờ đây nhớ lại, sống mũi còn cay vì những hình ảnh ấy, kỉ niệm ấy luôn gắn bó với tình yêu thương , chăm sóc đùm bọc của bà.
Đoạn 3: (HS đọc diễn cảm đoạn cuối) 
(?) Ơû đoạn thơ này tác giả có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì, để làm gì?
Điệp từ “vì ” (3 lần), để lập luận.
(?) Điệp từ vì thể hiện tâm trạng gì của tác giả? (Gợi ý: đoạn 1 gợi kỉ niệm tuổi thơ, đoạn 2 gợi hình ảnh bà, còn đoạn 3? (-> tâm trạng mở rộng cho tình yêu đất nước)
Bình: tiếng gà trưa được nhắc lại nhiều lần trong toàn bài đã liên kết các hình ảnh, điểm nhịp cho dòng cảm xúc. Với Lưu Trọng Lư trong bài Nắng mới: tiếng gà là những kỉ niệm buồn. Với Bằng Việt trong bài Bếp lửa: có tiếng chim tu hú, có bếp lửa bình dị. Còn Tiếng gà trưa của XQ: có cả tuổi thơ, có bà, và có cả đất nước.
(?) Em hiểu câu: “Giấc ngủ hồng sắc trứng” như thế nào? Qua khổ cuối của bài thơ, chúng ta có thể nói gì về tình cảm gia đình, quê hương và tình yêu tổ quốc?
Giấc ngủ hồng sắc trứng - ổ trứng tuổi thơ là hai hình ảnh kết thúc bài thơ. Những hình ảnh này đẹp và mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc:
Đoạn 2: Tiếng gà trưa gọi về bao kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu.
-> “Tiếng gà trưa” (điệp 3 lần) gọi về bao kỉ niệm thơ dại. 
-> Kỉ niệm về bà trong những ngày tháng gian khó : bà tần tảo, chắt chiu, yêu thương cháu đậm đà, tha thiết.
Đoạn 3: Tiếng gà trưa giục giã người chiến sĩ.
-> Điệp từ “vì ” 
 (3 lần).
-> Kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, chan hoà trong tình yêu đất nước, nhắc nhở, giục giã bước chân hành quân của người chiến sĩ.
 Đó là ước mơ tuổi thơ đi vào trong những giấc ngủ đẹp của những giấc mơ hồng. Đó là hạnh phúc nhỏ bé, giản dị mà trong lành, tinh khiết của trẻ em nông thôn VN một thời gian khổ chiến tranh. Đó là lí do và mục đích cao quý để chúng ta chiến đấu hi sinh suốt cả cuộc đời.
 Hình ảnh giấc ngủ- trứng mơ hồng cứ vấn vương tâm hồn, đi suốt tuổi ấu thơ, trở thành kỉ niệm ấm lòng và thiêng liêng của cháu.
 Bài thơ có phần kết thúc rõ ràng, dễ hiểu, giản dị nhưng không giản đơn: từ tiếng gà cục tác cục ta giữa buổi trưa hành quân mà suy nghĩ, liên tưởng, nhớ lại hình ảnh người bà nội, quê nghèo lại đem cả tiếng gà vào cuộc chiến đấu hôm nay. Tình yêu quê hương đất nước có gì xa lạ đâu! Nhiều khi nó bắt đầu từ tình cảm gia đình, từ tình bà cháu. Và các em có ngạc nhiên không, có khi nó bắt đầu từ tiếng gà trưa, từ hình ảnh những quả trứng hồng bình dị nhưng rất cụ thể và thân thiết. Những gì chung quanh chúng ta sống, nó chỉ là nơi để sinh sống. Nhưng khi đi xa nó lại trở thành môt góc kỉ niệm trong lòng: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở, / Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. 
HĐ 3: tổng kết và luyện tập.
Để tóm tắt cho phần phân tích, em nào có thể trả lời: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những điều gì? Bài thơ này theo thể thơ nào, cách diễn đạt của bài thơ ra sao?
 (GN / 151).
Học thuộc lòng và đọc diễn cảm toàn bài thơ.
Thử bỏ tất cả điệp câu tiếng gà trưa (trừ ở khổ đầu tiên), đọc lại và nêu nhận xét về vai trò của điệp ngữ trong văn bản?
Soạn bài: Một thứ quà của luá non: Cốm.
Tổng kết:
GN / 151.
BTVN: 
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh?
LUYỆN TẬP MỞ RỘNG:
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh?
NHỮNG GỢI Ý THAM KHẢO 
(HS thêm từ ngữ, chủ ngữ, ý của mình  vào để tạo thành câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh)
Về bà: 
Thế mẹ, thay cha, hết lòng yêu thương, chăm sóc, bảo ban (có lúc mắng yêu).
Những tháng ngày tần tảo, chắt chiu với bao nỗi lo trong cảnh nghèo, bao niềm mong ước với tình thương bao la, bà dành trọn vẹn yêu thương chăm lo cho cháu. 
Hình ảnh người bà bình dị mà cao đẹp
Về cháu:
Là người quấn quýt, gắn bó bên bà.
Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của cô cháu nhỏ: yêu quí, kính trọng và biết ơn bà.
Cô cháu hạnh phúc trong tình yêu của bà.
Yêu bà, yêu đàn gà, yêu cuộc sống êm đềm thôn dã, tác giả mở rộng thành tình yêu nước, chắc tay súng bảo vệ quê hương. Đây là một mẫu người chiến sĩ nhân dân cao đẹp mang đậm bản sắc VN.
 => Thơ XQ đi vào mạch sống đời thường một cách dung dị hồn nhiên. Mạch thơ của XQ thường dạt dào 
cảm xúc rất thật, rất đậm đà. Ta tìm thấy nhà thơ trong bài thơ và cũng thấy chính mình, tâm trạng, cuộc đời mình trong đó.
Tư liệu:
- Bài thơ “Bếp lửa’ (Bằng Việt, 1963)
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
Một bếp lủa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
 Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ nằm mơ thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền(Vũ Quần Phương)
 “Mái tóc bà thì bạc,
con mắt bà thì vui
bà kể đến suốt đời
cũng không sao hết chuyện”(Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh)

Tài liệu đính kèm:

  • docb14-t1,2-Tiengatrua.doc