Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 14 - Tiết 4: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 14 - Tiết 4: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:

- Hiểu rõ thêm thế nào là PBCN về một TPVH. Nhận thức rõ đó là kiểu bài trung gian giữa tự sự, miêu tả với nghị luận.

- Tích hợp với phần văn qua hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng, với TV qua bàiThành ngữ.

- Luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý và diễn đạt bằng văn nói

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: Nêu ghi nhớ về điệp ngữ, vd tư liệu có dùng điệp ngữ. Xem bài tập 4: viết đoạn văn có dùng điệp ngữ.

- Bài mới: Khi đọc một tác phẩm văn học, em thường có thái độ gì, Vì sao em lại có thái độ như vậy?

Đọc một tác phẩm văn học, ta thích vì tác phẩm hay, hấp dẫn, cho ta nhiều kinh nghiệm sống hoặc khiến ta cảm động vì nó chân thực Như vậy, PBCN về một tác phẩm văn chương là nói lên cảm xúc của ngưòi đọc bắt nguồn từ một nhân vật, một chi tiết, một hình ảnh, lời văn, lời thơ hay một ý nghĩa trong tác phẩm.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 14 - Tiết 4: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 14 - TIẾT 4:
 LUYỆN NÓI PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:
Hiểu rõ thêm thế nào là PBCN về một TPVH. Nhận thức rõ đó là kiểu bài trung gian giữa tự sự, miêu tả với nghị luận.
Tích hợp với phần văn qua hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng, với TV qua bàiThành ngữ.
Luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý và diễn đạt bằng văn nói
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Nêu ghi nhớ về điệp ngữ, vd tư liệu có dùng điệp ngữ. Xem bài tập 4: viết đoạn văn có dùng điệp ngữ.
Bài mới: Khi đọc một tác phẩm văn học, em thường có thái độ gì, Vì sao em lại có thái độ như vậy?
Đọc một tác phẩm văn học, ta thích vì tác phẩm hay, hấp dẫn, cho ta nhiều kinh nghiệm sống hoặc khiến ta cảm động vì nó chân thực Như vậy, PBCN về một tác phẩm văn chương là nói lên cảm xúc của ngưòi đọc bắt nguồn từ một nhân vật, một chi tiết, một hình ảnh, lời văn, lời thơ hay một ý nghĩa trong tác phẩm.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
HĐ 1: Phân biệt PBCN với nghị luận.
(?) Trong văn PBCN, có văn tự sự và miêu tả không, vai trò của hai loại văn này ở đây là gì?
Có văn tự sự và miêu tả lẫn trong PBCN. Chúng làm phương tiện để biểu cảm.
PBCN là bày tỏ thái độ, tình cảm, suy nghĩ đối với tác phẩm văn chương một cách cảm tính (thích hay không thích). Nghị luận là phân tích cái hay, cái dở của tác phẩm văn chương một cách khoa học (lí tính) thông qua một hệ thống lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.
HĐ 2: Phân tích mẫu: Cảm nghĩ về ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.
(?) Cảm xúc của tác giả bắt nguồn từ cái gì? Từ cảm xúc đó, tác giả có những suy nghĩ gì?
Bắt nguồn từ việc thấy tác phẩm gần gũi, thân thiết, quen thuộc cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì gió bão ngày hôm nay. Sự tàn phá của thiên nhiên xưa và nay đều thế. Bài thơ có những chi tiết rất thực
Từ cảm xúc đó, em nghĩ đến tác dụng giáo dục của bài thơ về việc tránh phá hoại môi trường, tránh nạn phá rừng ngày càng nhanh, nhiều như hiện nay. Em nghĩ đến cuộc sống ngày xưa nghèo khổ lăm và quan hệ tốt đẹp “Lá lành đùm lá rách” hiện nay. Em nghĩ đến nhân cách cao thượng của Đỗ Phủ: ông đã vượt lên trên tình cảm bi thảm của riêng mình để nghĩ đến những ngưòi nghèo trong thiên hạ.
HĐ 3: Chuẩn bị bài luyện nói: Gợi ý PBCN về bài thơ Rằm tháng giêng.
MB: gthiệu tác phẩm: Rằm tháng giêng là một bài thơbài nầy được Bác viết vào thời kìAán tượng, cảm xúc của em về bài nầy làđọc bài thơ, em cảm thấy
TB: + Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài thơ (phong cảnh, tâm hồn). + Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nghĩ cho từng câu thơ; chú ý các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh
KB: (Có thể chọn một trong những cách kết bài sau:)
+ Bài thơ cho ta thấy Bác là một nhà CM, một nhà thơ lạc quan, yêu đời 
+ Đọc bài thơ, ta thấy Bác là một nghệ sĩ yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời 
GHI BẢNG
THB:
1. Phân biệt PBCN với nghị luận.
Có văn tự sự và miêu tả lẫn trong PBCN. Chúng làm phương tiện để biểu cảm.
PBCN là bày tỏ thái độ, tình cảm, suy nghĩ đối với tác phẩm văn chương một cách cảm tính (thích hay không thích). Nghị luận là phân tích cái hay, cái dở của tác phẩm văn chương một cách khoa học (lí tính) thông qua một hệ thống lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.
HĐ 4: HS trình bày bài nói.
Các tổ lần lượt cử đại diện tập nói theo dàn bài và cho cả lớp trao đổi, góp ý kiến, rút kinh nghiệm.
GV chốt: muốn bài nói có hiệu quả, ta cần phải: đọc kĩ toàn bộ tác phẩm. Chuẩn bị dàn ý. Khi nói phải luôn chú ý, theo dõi, quan sát thái độ của ngưòi nghe để kịp thời điều chỉnh cách nói.
Bài tập ở nhà: PBCN của em về bài thơ “xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch hoặc một bài thơ Đường em thích (chú ý; chỉ lập dàn ý chi tiết)
Chuẩn bị bài luyện nói:
 Gợi ý PBCN về bài thơ Rằm tháng giêng.
MB: gthiệu tác phẩm: Rằm tháng giêng là một bài thơbài nầy được Bác viết vào thời kìAán tượng, cảm xúc của em về bài nầy làđọc bài thơ, em cảm thấy
TB: + Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài thơ (phong cảnh, tâm hồn). + Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nghĩ cho từng câu thơ; chú ý các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh
KB: (Có thể chọn một trong những cách kết bài sau:)
+ Bài thơ cho ta thấy Bác là một nhà CM, một nhà thơ lạc quan, yêu đời 
+ Đọc bài thơ, ta thấy Bác là một nghệ sĩ yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời 
III. BTVN: PBCN của em về bài thơ “xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch hoặc một bài thơ Đường em thích (chú ý; chỉ lập dàn ý chi tiết)
TƯ LIỆU NÂNG CAO VỀ MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN BIẾT KHI LÀM BÀI VĂN PBCN VỀ TPVH:
Phân biệt tình cảm tự nhiên và tình cảm nghệ thuật:
(?) Tình cảm nghệ thuật trong các bài thơ, văn đã học có giống với tình cảm tự nhiên (Thái độ: yêu ghét, khinh trọng, khen chê; tình cảm: buồn vui, sung sướng đau khổ, hi vọng thất vọng) ?
Không giống vì đó là những tình cảm lớn, có ý nghĩa giáo dục.
Đã là con người thì ai cũng có tình cảm tự nhiên. Nhưng khi đưa vào TPVC (tác phẩm văn chương), nghệ thuật thì người viết nhất thiết phải chọn lọc những tình cảm, thái độ đúng đắn và có ý nghĩa giáo dục để hướng tới ngưòi đọc, ngưòi nghe.
Tìm hiểu đặc điểm tình cảm trong tác phẩm văn chương.
(?) HS xem lại bài Tấm gương (tr 84), Cây sấu Hà Nội (tr 100) và trả lới câu hỏi: Thái độ, tình cảm trong hai bài nầy như thế nào?
Tấm gương: +Thái độ: “ai là ngưòi dám soi”: -> dũng cảm. + Tình cảm: ”nó vẫn là ngưòi bạn trung thực” -> chân thành, yêu mến .
Cây sấu Hà Nội: +Thái độ: “thái độ trân trọng hưỏng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi”+ Tình cảm: “để mà nhớ mà thương” -> tha thiết, gắn bó.
Tìm hiểu các điều kiện để viết văn biểu cảm.
(?) Văn biểu cảm hay phải bắt nguồn từ tình cảm đúng đắn. Muốn vậy, người viết phải kiên trì và tích cực rèn luyện. Theo em, có những cách rèn luyện nào?
Gợi ý chọn lựa: trung thực hay giả dối; cao thưọng hay tầm thưòng, khiêm tốn hay kiêu ngạo, tựï rèn luyện ở mọi nơi, mọi lúc hay chỉ rèn ở lớp ở trường có thầy cô giúp đỡ?
Có nhiều cách rèn luyện khác nhau, tùy từng ngưòi, từng hoàn cảnh. Nhưng chỉ có tình cảm chân thành mới gợi đưọc tình cảm chân thành. Nghĩa là muốn viết văn hay, nhất thiết ngưòi viết phải có tình cảm chân thành trung thực thể hiện trên từng câu, từng chữ trong bài biểu cảm, đánh giá.
Hướng dẫn luyện tập.
- (?) Nếu ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủkhông có 5 dòng chót thì bài thơ có còn giá trị một tác phẩm lớn nữa hay không?
Không, vì 5 dòng chót làm sáng tỏ tình cảm nhân đạo, vị tha hiếm có của vị thánh thơ Đường.
- (?) Thái độ và tình cảm trong bài Tiếng gà trưa có gì đáng chú ý?
Tình cảm hồn nhiên, tự nhiên.
Tình cảm quê hương, gia đình, bà cháu thật chân thành, trong sáng và đẹp đẽ, được khơi nguồn từ tiếng gà cục tác buổi trưa trên đưòng hành quân ra trận.

Tài liệu đính kèm:

  • docb14-t4-LN-PBCN-TPVH.doc