Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 15 - Tiết 1: Một thứ quà của lúa non: cốm

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 15 - Tiết 1: Một thứ quà của lúa non: cốm

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá cổ truyền trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc, của HN: cốm; qua đó thấy đưọc phần nào sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.

- Tích hợp với phần TV ở bài chơi chữ và chuẩn mục sử dụng từ, với phần TLV ở bài ôn tập văn biểu cảm, đánh giá

- Kĩ năng: rèn đọc, cảm nhận, tìm hiểu, phân tích chất trữ tình, chất thơ trong văn bản tùy bút.

(Cần sưu tầm: chân dung Thạch Lam, cuốn HN 36 phố phường (1943). Bài tùy bút Cốm của Nguyễn Tuân (Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2 NXB VH HN 1982). Tranh ảnh về cốm, làm cốm, cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán rong và bánh cốm).

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: chọn trả bài Tiếng gà trưa ( GN, TG,TP, bài thơ) ; hoặc Điệp ngữ: GN, vd các dạng điệp ngữ: nối tiếp, cách quãng, vòng (chuyển tiếp).

- Bài mới: đã là người HN , hay từng sống một thời gian ở HN, mấy ai không một lần ăn cốm với chuối tiêu vào những ngày mùa thu mát trời ? Nhưng sẽ thú vị , ngon lành, thơm thảo hơn nhiều nếu chúng ta được thưởng thức những bài tùy bút , những bài thơ bằng văn xuôi về Cốm của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng sơn. Bài Cốm của Thạch Lam được trích từ tập tùy bút HN băm sáu phố phường , viết về các thứ quà của riêng Hn từ trước CM/8 1945

- Thạch Lam (Nguyễn Tường lân, 1910 –19420, trước CM đã nổi tiếng là một nhà văn lãng mạn, một cây bút truyện ngắn và tùy bút với bút pháp thiên về những cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng nhưng nhạy cảm, sâu sắc và nhân ái. Ong là tác giả của các tập tr ngắn: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, tập tùy bút về cảnh sắc, phong vị và các thứ quà bánh ở đất Thăng Long – Kẻ chợ: HN 36 phố phường (1943). Trong đó, nổi bật lên bài viết về Cốm Vòng – Một thứ quà của luá non.

- Tùy bút là một thể loại văn xuôi, thuộc loại kí (bút kí), thưòng ghi chép những hình ảnh, sự việc, câu chuyện có thật mà nhà văn quan sát, chứng kiến. Tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước những vấn đề của đời sống. Do đó tùy bút đậm chất chủ quan, chất trữ tình, đưọc coi như những bài thơ bằng văn xuôi. Nhưng tùy bút cũng có khi đan xen các yếu tố nghị luận, triết lí. Tùy bút thưòng không có cốt truyện, giàu tính biểu cảm, gần với thơ, trực tiếp thể hiện cái tôi trữ tình của ngưòi viết. Lời văn tùy bút nhiều khi thấm đẫm cảm xúc, rất tự do, phóng khoáng theo dòng mạch của cảm xúc tác giả. Ơ VN, có những nhà văn viết tùy bút nổi tiếng như Phạm Đình Hổ (Vũ trung tùy bút), Nguyễn Tuân – hầu như cả đời chuyên viết tùy bút, Thạch Lam, Vũ Bằng (Thương nhớ mười hai, Miếng ngon HN ), cũng là một cây bút hàng đầu về thể loại nầy.

- VN là một đất nước văn hiến. Văn hoá truyền thống VN thể hiện ngay ở những thứ quà bánh giản dị mà đặc sắc, độc đáo của từng vùng, miền. Nếu ở Nam bộ có bánh tét, hủ tíu thì Huế có bún bò giò heo, cơm hến và các loại chè (như chè bột lọc) Nói đến quà bánh HN cổ truyền thì không thể quên đưọc món phở, bún ốc và đặc biệt thanh nhã là Cốm Vòng (cốm làng Vòng – Dịch Vọng, Cầu Giấy). Cốm Vòng mùa thu càng dậy hết sắc hương qua những trang văn tùy bút chân thành, tài hoa của những nghệ sĩ HN như Thạch Lam, như Nguyễn Tuân.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 15 - Tiết 1: Một thứ quà của lúa non: cốm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 15 - TIẾT 1:
 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM 1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:
Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá cổ truyền trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc, của HN: cốm; qua đó thấy đưọc phần nào sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
Tích hợp với phần TV ở bài chơi chữ và chuẩn mục sử dụng từ, với phần TLV ở bài ôn tập văn biểu cảm, đánh giá
Kĩ năng: rèn đọc, cảm nhận, tìm hiểu, phân tích chất trữ tình, chất thơ trong văn bản tùy bút.
(Cần sưu tầm: chân dung Thạch Lam, cuốn HN 36 phố phường (1943). Bài tùy bút Cốm của Nguyễn Tuân (Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2 NXB VH HN 1982). Tranh ảnh về cốm, làm cốm, cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán rong và bánh cốm).
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: chọn trả bài Tiếng gà trưa ( GN, TG,TP, bài thơ) ; hoặc Điệp ngữ: GN, vd các dạng điệp ngữ: nối tiếp, cách quãng, vòng (chuyển tiếp).
Bài mới: đã là người HN , hay từng sống một thời gian ở HN, mấy ai không một lần ăn cốm với chuối tiêu vào những ngày mùa thu mát trời ? Nhưng sẽ thú vị , ngon lành, thơm thảo hơn nhiều nếu chúng ta được thưởng thức những bài tùy bút , những bài thơ bằng văn xuôi về Cốm của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng sơn. Bài Cốm của Thạch Lam đượïc trích từ tập tùy bút ‘HN băm sáu phố phường’ , viết về các thứ quà của riêng Hn từ trước CM/8 1945
Thạch Lam (Nguyễn Tường lân, 1910 –19420, trước CM đã nổi tiếng là một nhà văn lãng mạn, một cây bút truyện ngắn và tùy bút với bút pháp thiên về những cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng nhưng nhạy cảm, sâu sắc và nhân ái. Oâng là tác giả của các tập tr ngắn: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, tập tùy bút về cảnh sắc, phong vị và các thứ quà bánh ở đất Thăng Long – Kẻ chợ: HN 36 phố phường (1943). Trong đó, nổi bật lên bài viết về Cốm Vòng – Một thứ quà của luá non.
Tùy bút là một thể loại văn xuôi, thuộc loại kí (bút kí), thưòng ghi chép những hình ảnh, sự việc, câu chuyện có thật mà nhà văn quan sát, chứng kiến. Tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước những vấn đề của đời sống. Do đó tùy bút đậm chất chủ quan, chất trữ tình, đưọc coi như những bài thơ bằng văn xuôi. Nhưng tùy bút cũng có khi đan xen các yếu tố nghị luận, triết lí. Tùy bút thưòng không có cốt truyện, giàu tính biểu cảm, gần với thơ, trực tiếp thể hiện cái tôi trữ tình của ngưòi viết. Lời văn tùy bút nhiều khi thấm đẫm cảm xúc, rất tự do, phóng khoáng theo dòng mạch của cảm xúc tác giả. Ơû VN, có những nhà văn viết tùy bút nổi tiếng như Phạm Đình Hổ (Vũ trung tùy bút), Nguyễn Tuân – hầu như cả đời chuyên viết tùy bút, Thạch Lam, Vũ Bằng (Thương nhớ mười hai, Miếng ngon HN ), cũng là một cây bút hàng đầu về thể loại nầy.
VN là một đất nước văn hiến. Văn hoá truyền thống VN thể hiện ngay ở những thứ quà bánh giản dị mà đặc sắc, độc đáo của từng vùng, miền. Nếu ở Nam bộ có bánh tét, hủ tíu thì Huế có bún bò giò heo, cơm hến và các loại chè (như chè bột lọc) Nói đến quà bánh HN cổ truyền thì không thể quên đưọc món phở, bún ốc và đặïc biệt thanh nhã là Cốm Vòng (cốm làng Vòng – Dịch Vọng, Cầu Giấy). Cốm Vòng mùa thu càng dậy hết sắc hương qua những trang văn tùy bút chân thành, tài hoa của những nghệ sĩ HN như Thạch Lam, như Nguyễn Tuân.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THVB:
HĐ 1: đọc, giải thích từ khó, thể loại, bố cục: 
Đọc giọng thật tình cảm tha thiết, trầm lắng, chậm, êm. Gv đọc đoạn 1, 3-4 Hs đọc tiếp đến hết. GV nhận xét cách đọc của Hs.
Từ khó: 17 chú thích tr 161, 162.
TG, th loại: SGK tr 161, GV nhắc lại vài điều về tác giả, tác phẩm, phần gthiệu bài mới.
GHI BẢNG
I. THVB:
TG, TP: ( tr 161)
Thể loại: 
 Tùy bút.
Bố cục: (?) Hs chia đoạn, tiêu đề mỗi đoạn? (-> 3 đoạn)
+ Đoạn 1: từ đầu -> như chiếc thuyền rồng: Từ hương của sen, của lúa non, của mùa thu, nghĩ và nhớ đến cốm và việc làm cốm từ những chất liệu tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của ngưòi HN.
+ Đoạn 2: Cốm là thứ quà riêng  cao quý kín đáo và nhũng nhặn: Phát hiện và ca ngợi những giá trị đặc biệt của cốm – thức dâng của thiên nhiên, sản phẩm văn hoá gắn liền với phong tục Tết của dân tộc VN.
+ Đoạn 3: còn lại: bàn về việc thưỏng thức cốm, ý nghĩa và lời đề nghị của tác giả với những người mua và thưởng thức món quà dân dã mà quý hóa này.
Nhận xét: Bố cục đoạn tuỳ bút theo mạch cảm xúc, liên tưỏng từ cốm, về cốm, không theo trình tự sự việc, thời gian, không gian, cũng không theo cách kể lại tỉ mỉ quá trình làm cốm. Đó chính là nét đặc sắc riêng của tùy bút này.
PTVB : HĐ 2: đọc và tìm hiểu chi tiết. HS đọc lại Đoạn 1:
(?) Cảm xúc của tác giả bắt đầu từ đâu? Nhờ giác quan nào là chủ yếu?
(?) Giọng văn của Thạch lam chứa đựng những cảm xúc như thế nào?
(?) Cảm giác của nhà văn đã đạt tới mức độ nào? Vì sao ta nhận ra điều đó?
Đoạn văn đầu gồm 4 câu khá dài, nhịp văn chậm rãi để thể hiện cái ngọn nguồn từ xa, đưa dẫn tác giả đến sự hình thành của hạt lúa non. Giọng văn rất trang trọng, vừa dịu dàng, vừa nhẹ nhàng bởi cách sử dụng động từ, tính từ thích hợp: lướt, nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, ngửi, trĩu, tươi, mùi thơm, vỏ xanh, giọt trắng thơm, phảng phất, giọt sữa dần dần đông lại, ngày càng cong, nặng, chất quý trong sạnh của Trời.
3 câu tả, 1 câu hỏi tu từ, cảm giác có được là nhờ khứu giác. Quả thật đây chính là cảm giác rõ nhất, đặc trưng nhất của mùa thu VN, mùa thu Hà Nội; “Sáng mát trong như sáng năm xưa / Gió thổi mùa thu hương cốm mới (Nguyễn Đình Thi). Và : “ Bên kia sông Đuống. / quê hương ta lúa nếp thơm nồng. (Hoàng Cầm).
Quá trình dẫn nhập của Thạch Lam ở đoạn khởi đầu này thật từ tốn, tự nhiên, thanh nhã và trang trọng thể hiện sự nhạy cảm, khả năng và cảm giác tinh tế, tình yêu sâu nặng của nhà văn đối vớ cảnh sắc và hương vị của một vùng nông thôn Hà Nội.
(?) Theo em, nhà văn có đi sâu vào tả cách thức, kĩ thuật làm cốm hay không? Oâng tả như thế nào? Chủ yếu ông dừng lại quan sát và miêu tả cái gì? Vì sao? (HS đọc thầm lại đoạn văn, quan sát theo những câu văn của tác giả và trả lời).
Từ một hạt lúa non mà thành hạt cốm dẻo thơm, xanh biếc, cần bao công sức và sự khéo léo của con người, của những làng nghề chuyên môn, như làng Cốm Vòng – Dịch vọng, (thuộc quận Cầu Giấy, phía tây bắc HN, cách trung tâm hồ Hoàn Kiếm khoảng 6-7 km). Nhưng Thạch Lam không đi sâu vào tả, kể tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm ntn mà chỉ nói một cách khái quát và ca ngợi. Vì sao vậy, có lẽ vì: bài viết chủ yếu không phải là một tài liệu khoa học hướng dẫn cách làm cốm. Bản thân nhà văn cũng không phải là một nhà chuyên môn trong lĩnh vực này. Oâng không muốn và cũng khó có thể tả quá sâu vào những ngóc ngách chi tiết, những bí quyết mà chỉ người trong làng Vòng mới đưọc biết và đưọc truyền nghề một cách khắt khe.
Nhà văn dừng lại tả hình ảnh cô gái bán cốm xinh xinh, gọn ghẽ, đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc th. rồng, vừa vẽ ra sắc đẹp riêng của cô gái ngoại thành, vừa nhấn vào chỗ đ.đáo s.trọng, cổ truyền, tiện dụng của một loại dụng cụ đồ nghề của ngưòi làm cốm, bán cốm từng cần mẫn và duyên dáng dạo khắp ph phườngThủ đô.
HĐ 3: Đoạn 2: (HS đọc lại đoạn 2) Phát hiện và ca ngợi những giá trị đặc biệt của cốm – thức dâng của thiên nhiên, sản phẩm văn hoá gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi, cưới hỏi, Tết cổ truyền của dân tộc VN. 
- (?) Tác giả đã ca ngợi cốm là một thứ quà ntn? nó đưọc dùng phổ biến nhất trong việc gì? Vì sao?
II. PTVB:
Đoạn 1: Từ hương của sen, của lúa non, của mùa thu, nghĩ và nhớ đến cốm và việc làm cốm từ những chất liệu tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của người HN.
Đoạn 2: Phát hiện và ca ngợi những giá trị đặc biệt của cốm:
Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước.
Thức dâng của thiên nhiên, của cánh đồng luá bát ngát xanh
Mang hương vị giản dị, mộc mạc, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
Sản phẩm văn hoá gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi, cưới hỏi vàTết cổ truyền của dân tộc VN.
(?) Bàn luận về tục lệ Tết có dùng cốm – hồng, Thạch Lam chú ý đến những mặt nào? Oâng phê phán những tục lệ mới nảy sinh ra sao? Yù kiến của nhà văn đến nay còn có ý nghĩa thời sự nhắc nhở không? (HS thảo luận)
Cốm là thứ quà đặc biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng luá bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái một mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Đó là câu văn khái quát chủ đề của bài viết, là lời ca ngợi Cốm chân thực và rất sâu sắc, thấm thía. Cốm chính là một trong những thứ quà rất riêng của con người và đất nước này. Những người nông dân trồng luá nước cần cù, chất phát 3 xứ sở nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều đã đổ mồ hôi làm nên những cánh đồng xanh với mùi hương thoảng thơm, mộc mạc.
Giá trị của cốm, vượt lên trên một thứ quà hằng ngày, mùa thu, để trở thành một thứ lễ vật rất thanh quý, sang trọng, rất VN trong các dịp lễ tết, sính lễ trong phong tục cưới hỏi. Đó là hồng – cốm tốt đôi. Ơû đây cũng có sự hoà quyện tuyệt vời về màu sắc: màu xanh tươi như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm như ngọc lựu già. (chú thích 7, 8, tr 161, 162). Trong cốm cũng có sự hoà hợp tuyệt vời về hương vị, giữa món ăn thanh đạm và vị ngọt sắc trong trẻo, hai điều này nâng đỡ nhau, tạo nên hương vị lâu bền như một thứ hạnh phúc được giữ bền lâu. Ơû cốm còn là sự hoà hợp tuyệt vời của triết lí âm dương: Màu xanh, sự thanh đạm, bánh cốm vuông (âm), đỏ, ngọt sắc, hồng tròn, hình cầu, dài và cong (dương) âm dương hoà hợp tạo nên hạnh phúc lâu bền, tạo nên sự lắm con nhiều cháu, đó chính là triết lí phồn thực và sùng bái con ngưòi của văn hoá ngông nghiệp.
Tác giả sớm phê phán, chê cưòi, đáng tiếc cho những tục lệ đẹp, hay như thế đã và đang ngày một mất dần, thay bằng những hình thức bóng bẩy hào nhoáng, thô kệch mà lại đắt đỏ do bắt chước hoặc du nhập từ nước ngoài của những kẻ ăn xổi ở thì hay trọc phú vô học, hợm của khinh người. Yù kiến của nhà văn tuy chỉ nhân tiện bàn qua trong hai dấu ngoặc đơn () nhưng vẫn tỏ ra sâu sắc, chí lí và đậm tính thời sự cho đến tận bây giờ. Người ta đã từng thay hồng cốm bằng bao nhiêu thứ lễ vật sùng ngoại khác để rồi gần đây mới dần trở lại hồng cốm, mức sen, bánh phu thê (su sê), chè thuốc, trầu cau đựng trong những quả lễ sơn son phủ lụa đỏ đưa đến nhà gái với tất cả tấm lòng trân trọng.
HĐ 4: Đoạn 3: HS đọc lại đoạn 3 và nhận xét nhịp câu văn trong đoạn bàn về việc thưỏng thức cốm và lời nhắn gửi của nhà văn 
(?) Cách dùng cốm như tác giả đề nghị còn gọi là cách thưởng thức như thế nào, dùng khái niệm gì để khái quát?
(?) Qua cách thưởng thức như vậy, nhà văn đề nghị ai, điều gì? Những đề nghị của tác giả chứng tỏ ông là một nghệ sĩ có quan niệm ẩm thực như thế nào? Em có tán thành đề nghị ấy không? Vì sao? (HS thảo luận tự do)
Từ giá trị văn hoá của cốm, nhà văn bà đến cách ăn cốm, cách thưởng thức cốm sao cho xứng với giá trị của nó. Chỗ này, ngòi bút Thạch Lam lại tỏ ra rất tỉ mỉ, chi li và cặn kẽ. Oâng giới thiệu một cách ăn quà rất thanh nhã, lịch sự nhưng không kiểu cách. Đây không phải là cách ăn cho khoái khẩu, cho nó bụng mà là ăn thật chậm rãi, thong thả, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ, vừa nhấm nháp từng chút, từng chút hương vị của cốm, của màu sắc, của tất cả cái xanh non, tươi non, dịu dàng của hạt lúa non mềm, dẽo, thơm, lại ướp cả cái hơi sen, hương lá sen bọc cốm, cái hơi nước hồ mùa thu
Quả thật đó mới chính là cách ăn uống văn hoá. Truyền thống văn hoá ẩm thực của người VN phong phú, đa dạng, độc đáo không chỉ ở các thứ quà bánh trái thay đổi theo mùa trong năm mà còn quan trọng ở cách ăn uống, cách thưỏng thức sao cho sành điệu.
Lời đề nghị của nhà văn cho các ngưòi mua cốm thật thẳng thắn và chí lí, chí tình. Hãy, chớ, nên  những từ chỉ mệnh lệnh hay cầu khiến đó vốn xuất phát từ một tấm lòng, một trái tim ngưòi HN luôn tha thiết đến việc bảo lưu và gìn giữ những tập quán tốt đẹp của cha ông, trong đó có cả nhấm nhót món quà quê hương HN: Cốm Vòng.
Đoạn 3: còn lại: bàn về việc thưỏng thức cốm, ý nghĩa và lời đề nghị của tác giả với những người mua và thưởng thức món quà dân dã mà quý hóa này.
=> Bố cục đoạn tuỳ bút theo mạch cảm xúc riêng liên tưỏng từ cốm, (không theo trình tự sự việc, thời gian, không gian, cũng không theo cách kể lại tỉ mỉ quá trình làm cốm. Đó chính là nét đặc sắc riêng của tùy bút này) .
III. TK: GN / 163.
IV. BTVN:
1,2 (tr 163)
HĐ 5: tổng kết , CỦNG CỐ và luyện tập.
Câu văn nêu chủ đề được trích trong mục ghi nhớ, SGK, tr 163 đã gợi cho em những cảm xúc gì về đất nước và con ngưòi VN? (-> HS đọc GN). Đọc lại ghi nhớ về Cốm và giới thiêu tác giả Thạch Lam, xuất xứ tác phẩm, tuỳ bút?
Chọn học thuộc một đoạn văn trong bài, có thể chọn đoạn mở đầu hoặc đoạn 2 từ “Cốm là thứ quà riêng biệt” đến “hạnh phúc đưọc lâu bền”
Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ, văn  có nói đến cốm 
DẶN DÒ: học GN, coi trước bài Chơi chữ, xem lại bài Từ đồng âm, phần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để có cơ sở nhận xét cho bài chơi chữ.
TƯ LIỆU:
Đọc thêm: Một đoạn văn của nguyễn Tuân, bài Cốm. (Tuyển tập Nguyễn tuân, tập 2 tr 28, 35, hoặc Cảnh sắc và hương vị đất nước, NXB tác phẩm mới, HN, 1988, tr 251, 258)
 	 " Mỗi năm cứ thấy gió mùa thu nổi sóng trên đồng luá miền bắc là nhiều người lại nhắc đến cốm Vòng – cái món quà thổ ngơi thơm lành của ruộng luá nếp ngoại thành thủ đôHình thù người gánh cốm (bán rong) cũng phần nào gợi lên cái phẩm chất của thứ quà giản dị, thơm thảo, hiền hậu, vừa chắc chắn, vừa tinh tế.
Ai mà lầm được cái gánh cốm Vòng có cái đòn gánh dị thường một đầu thẳng, một đầu cong vút lên
Trong thúng là cốm, trên mặt thúng là một bó cọng rơm tươi và những tập lá sen hồ Tây
Theo tôi, cái màu xanh cốm Vòng là thứ màu xanh đẹp hơn cả màu xanh của ngọc thạch. Cốm xanh đậm ấy mà lại là lá sen xanh phấn làm đĩa đựng Cốm rờn lên một niềm vui bất tận xanh, mà trên mặt đó lại cho chằng lên một múi lạp chữ thập nhuộm đỏ cánh sen để gửi đến ngõ nhà ngưòi yêu, để đặt trên bàn tiệc cưới, đám hỏi thì quả cái màu xanh ấy thật là màu của nguyện vọng hạnh phúc
Giờ giã cốm đông vui nhất là cái giờ nắng thu chênh chếch trên những hàng cây soi lối vào làng. Nhịp chày đằm thắm vang vang cả một vùng trời phía tây ngoại thành HNLắng tiếng chày mùa giã cốm nếp bao tử những ngày tận thu nghe nó quyện hẳn vào vệt tơ trời và nhoi nhói thôi thúc vào cảm xúc như một sự trách móc thân mật nào của ai đây
Những người quen bỏ cốm vào mồm như chúng ta cũng không đưọc sốt ruột ăn cốm phải nhai kĩ, nhai lâu, phải kiên nhẫn ít nhiều thì mới thấy được cái tính nết quý hoá của hạt nếp bao tử
Cốm làng Vòng nổi tiếng khắp HN. Tiếng thơm của cốm Vòng truyền đưa vào đến Thanh nghệ, Huế Quảng đưa xuống Nam định, Hải Phòng và vào thấu đến Sài Gòn, Nam Bộ
- Đêm giăng chày đập vang thôn bản
Phấn cốm bay bay phủ lá ngàn (Thôi Hữu)
- Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe (Tục ngữ)

Tài liệu đính kèm:

  • docb15-t1-MQluanon-Com.doc