Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 3 - Tiết 1: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát về tình cảm gia đình

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 3 - Tiết 1: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát về tình cảm gia đình

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :

- Hiểu khái niệm cd, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.

- Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêmmột số bài ca thuộc hệ của chúng.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: ghi nhớ về “Mạch lạc trong văn bản”? (Tr 32)

- Bài mới: CHÚ GIẢI : (Kiến thức cần biết ngoài SGK)

-

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 3 - Tiết 1: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 3 - BÀI 3 -TIẾT 1:
CA DAO DÂN CA VÀ THƠ LỤC BÁT
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA Đình
(1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
Hiểu khái niệm cd, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.
Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêmmột số bài ca thuộc hệ của chúng.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: ghi nhớ về “Mạch lạc trong văn bản”? (Tr 32)
Bài mới: CHÚ GIẢI : (Kiến thức cần biết ngoài SGK) 
CA DAO (cd) (còn gọi là phong dao) :
Có nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc, ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Cd là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này cd đồng nghĩa với dân ca. Từ một thế kỉ nay, các nhà nghiên cứu VHDG đã dùng danh từ cd để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi), với nghĩa nầy, cd là thơ dân gian truyền thống.
VD: câu ca dao: “Làm trai quyết chí tu thân / Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.”
Vốn được rút ra từ bài dân ca hát cách với những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi như sau:
“Làm trai quyết chí (mà) tu (ý) thân. Công danh (là danh chớ vội ( chứ đã), nợ nần (mà nần) chớ lo (ỳ y y ý y).”
DÂN CA (dc): một loại hình sáng tác dân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong diễn xướng.
Xét về đặc điểm âm nhạc, làn điệu có thể chia dân ca thành hai loại chính là loại đa điệu và loại đơn điệu. Đa điệu (nhiều làn điệu) như dc Quan họ Bắc Ninh (khoảng 200 làn điệu khác nhau). Đơn điệu như hát ví, hát giặm Nghệ Tĩnh, hát trống quân
	Ơû loại dc đa điệu, khi hát đối đáp, người ta thường yêu cầu phải đổi giọng (nghĩa là bên nam hát làn điệu nào thì bên nữ cũng phải hát lại cho đúng làn điệu ấy). Còn loại dc đơn điệu thì khi hát đối đáp, đôi bên chỉ đối nhau bằng lời, bằng ý. 
VD: trong câu hát ví Nghệ-Tĩnh có những câu đối đáp sau đây:
Anh đến với hoa thì hoa đã nở
Anh đến với đò thì đò đã sang sông
Anh đến với em thì em đã lấy chồng
Yêu anh ra rứa có mặn nồng chi mô?
Hoa đến kì thì hoa phải nở
Đò đã đầy thì đò phải sang sông
Em gặp duyên thì em phải lấy chồng
 Yêu nhau ra rứa đó, có mặn nồng thì tùy anh.
Ca dao thường rất ngắn, số bài ca dao chỉ gồm 2 dòng thơ hoặc bố dòng thơ chiếm khối lượng lớn ; hơn 90% số bài cd, dc sử dụng thể thơ LỤC BÁT (Một cặp lục bát là một câu sáu tiếng và một câu 8 tiếng) và lục bát biến thể. Về chủ đề của cd, dc rất phong phú, chúng ta sẽ được làm quen với cd về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người, những câu hát than thân, những câu hát châm biếm.
Rất tự nhiên, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu là những tình cảm gia đình. Truyền thống văn hóa, đạo đức của VN rất đề cao gia đình và tình cảm gia đình. Những câu hát về tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá phong phú trong kho tàng ca dao dân tộc, đã diễn tả chân thực, xúc động những tình cảm vừa thân mật, ấm cúng, vừa rất thiêng liêng của con người VN. Những câu hát này cũng thể hiện một số hình thức nghệ thuật rất tiêu biểu của ca dao, dân ca.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
Lời của từng bài cd là lời của ai nói với ai? tại sao em khẳng định như vậy?
Căn cứ vào tín hiệu ngôn ngữ trong các bài (con ơi, quê mẹ, nhớ ông bà, anh em) kết hợp với ND tình cảm của các bài đó để xác định bài ca dao là lời của ai.
Bài 1: lời người mẹ nói với con qua điệu hát ru. Bài 2: lời người con gái đi lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ. Bài 3: lời của con cháu nhớ đến ông bà đã qua đời. Bài 4: lời của anh em nói với nhau, cũng có thể là lời của người trên (ông bà, cha mẹ, cô bác) nói với con cháu về tình anh em.
Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ như bài 1?
Dùng hình thức lời ru, câu hát ru với giọng điệu tâm tình, sâu lắng để nhắc nhở kẻ làm con ghi tạc công ơn trời biển của cha mẹ và làm trỏn bổn phận của mình. Đây là lời mẹ ru con, cũng là lời của người mẹ chung nói với tất cả mọi người. 
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông’
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
ND: Tác giả đã dùng sự tinh tế của nghệ thuật so sánh để diễn tả sắc thái tinh tế của tình cảm. Công cha được so sánh với ngọn núi cao sừng sững là một cái gì đó hiển nhiên, dễ thấy, đáng kính trọng và nể phục. Nghĩa mẹ được ví với nước biển Đông mênh mông không bao giờ vơi cạn ; đồng thời như đểû minh họa cái vô cùng bằng những nét cụ thể, chỉ cần kể chín cù lao là đã nêu được phần nào công ơn cha mẹ khó nhọc nuôi con nên người. Đằng sau câu ca dao hiện lên hình ảnh một người cha uy nghiêm cùng công lao tạo dựng cho cuộc đời của đứa con; và hình ảnh người mẹ hiền từ, gần gũi với tấm lòng bao la như biển cả với những lo toan chăm chút bền bỉ, âm thầm. 
NT: Cách so sánh nầy mang màu sắc trang trọng, phù hợp với sự tôn kính cha mẹ. (Ghi chú: Chín chữ cù lao, SGK tr 35:
Sinh: đẻ
Cúc: nâng giấc
Phủ: vỗ về
Súc: nuôi nấng
Trưởng: nuôi cho lớn
Dục: dạy dỗ
Cố: trông nom
Phục: tùy tính mà dạy 
Phúc: giữ gìn)
Các câu tương tự như: 
Công cha như núi Thái sơn 
Ơn cha năng lắm ai ơi / Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật ?
GHI BẢNG
THB:
Công cha như núi ngất trời 
 Công cha được so sánh với ngọn núi cao sừng sững là một cái gì đó hiển nhiên, đáng kính trọng. Nghĩa mẹ được ví với nước biển Đông mênh mông không bao giờ vơi cạn ; đồng thời như đểû minh họa cái vô cùng bằng những điều cụ thể, chỉ cần nêu chín chữ cù lao là đã bao quát được phần nào công ơn cha mẹ.
 NT: Cách so sánh nầy mang màu sắc trang trọng, phù hợp với sự tôn kính cha mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau 
 ND: Bài ca dao là lời tâm sự của một cô gái lấy chồng phương xa, chiều chiều ra đứng ngõ sau hướng về quê cũ mà âm thầm thương nhớ cha mẹ, lòng cảm thấy xót xa đau đớn vì không được ở gần cha mẹ để săn sóc, phụng dưỡng.
 NT: cách nói quá, cực tả để nhấn mạnh ý thương cha nhớ mẹ.
Thời gian: chiều chiều (chiều nào cũng vậy); các buổi chiều thường gợi lên điều gì?
Không gian: ra đứng ngõ sau, ngõ sau là nơi như thế nào? Tại sao lại phải ra đứng ngõ sau mà không là ngõ trước?
Hành động? -> đứng (ngõ sau) như tạc tượng vào không gian.
Nỗi niềm ruột đau chín chiều? -> Đau nhiều bề khi nhớ về quê mẹ. 
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều
 ND: Đây là lời của người con xa quê, nói lên nỗi xót xa của mình. Thời gian thường là những buổi chiều (Chiều chiều) khung cảnh gợi nhớ là cảnh vật nhìn từ ngõ sau căn nhà. Từ ngõ sau, người con trông về quê mẹ, hồi tưởng hình ảnh cha mẹ, anh em, kỉ niệm vui buồn trong quãng đời niên thiếu tại quê nhà. Nỗi nhớ càng được khắc sâu qua cụm từ ruột đau chín chiều. Từ “chiều” ở cuối bài có nghĩa là bề, “chín chiều” là chín bề. Cách nói ước lệ này cực tả nỗi đau buồn xót xa vì thương nhớ quê hương, cha mẹ.
 Có thể bài ca dao là lời tâm sự của một cô gái lấy chồng phương xa, chiều chiều ra đứng ngõ sau hướng về quê cũ mà âm thầm thương nhớ cha mẹ, lòng cảm thấy xót xa đau đớn vì không được ở gần cha mẹ để săn sóc, phụng dưỡng.
 NT: cách nói quá, cực tả để nhấn mạnh ý thương cha nhớ mẹ.
Các câu tương tự ?
Chiều chiều ra đứng bờ sông / Muốn về quê mẹ mà không có đò.
Vẳng nghe chim vịt kiêu chiều / Bâng khuâng nhớ mẹ chín chìu ruột đau. (chìu = bề).
Chiều chiều ra ngõ ngó xuôi / Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương.
 Chiều chiều ra đứng ngõ trông / Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người
Mẹ già ở túp lều tranh / Đói no chẳng biết, rách lành không hay
Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó?
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
ND: Nuộc lạt trên mái nhà nhiều không đếm được. Từ hình ảnh cụ thể đó, ca dao muốn nói đến tình cảm dồi dào, sâu sắc của con cháu đối với ông bà.
NT: Tình cảm vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nhờ cách so sánh cụ thể này, ta có thể cảm nhận tính chất vô hạn của nó một cách cụ thể.
Các câu cd có cấu trúc tương tự “bao nhiêu  bấy nhiêu”?
Qua cầu dừng bước trông cầu / Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu.
Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.
ND: Anh em ruột đều do cha mẹ sinh ra, cùng chung huyết thống. Do đó, anh em phải yêu thương, gắn bó với nhau như chân tay, có bổn phận sống hòa thuận với nhau để gia đình êm ấm, cha mẹ được vui lòng. NT: cách biểu đạt giản dị, mộc mạc, dể hiểu.
Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?
Thể thơ lục bát. Nghệ thuật so sánh. Aâm điệu tâm tình, nhắn nhủ. Hình ảnh truyền thống: núi, biển, tay chân, chiều chiều. Hình thức độc thoại, có kết cấu một vế.
CỦNG CỐ: ca dao, dân ca là gì? Đọc lại nội dung và nghệ thuật 4 câu ca dao đã học?
Những câu tương tự những câu đã học? DẶN DÒ: học thuộc 4 câu ca dao đã học, cả ND và NT, và phần ghi nhớ. Soạn bài kế: “Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước và con người”.
Ngó lên nuộc lạt mái nhà 
ND: Nuộc lạt trên mái nhà nhiều không đếm được. Từ hình ảnh cụ thể đó, ca dao muốn nói đến tình cảm dồi dào, sâu sắc của con cháu đối với ông bà.
NT: Tình cảm vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nhờ cách so sánh cụ thể này, ta có thể cảm nhận tính chất vô hạn của nó một cách cụ thể.
Anh em nào phải người xa..
ND: Anh em ruột đều do cha mẹ sinh ra, cùng chung huyết thống. Do đó, anh em phải yêu thương, gắn bó với nhau như chân tay, có bổn phận sống hòa thuận với nhau để gia đình êm ấm, cha mẹ được vui lòng. 
NT: cách biểu đạt giản dị, mộc mạc, dể hiểu.
GHI NHỚ:
(Sgk tr 36)

Tài liệu đính kèm:

  • docb03-t1-cdgiadinh.doc