Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 3: Đại từ

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 3: Đại từ

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

- Thế nào là đại từ.

- Các loại đại từ tiếng Việt.

- Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ:

+ đọc các bài ca dao châm biếm đã học, ghi nhớ về bài nầy?

+ đọc một số bài ca dao em sưu tầm được về chủ đề trên.

+ cho biết nội dung và nghệ thuật các bài ca dao châm biếm đã học?

- Bài mới:

+ Theo em, từ đại trong đại từ có nghĩa là gì trong các nghĩa sau: 1. Lớn, 2. To lớn , 3. Nói đại,4. Thay thế .

Tìm ví dụ khác chứng minh nghĩa em chọn là đúng? (-> VD trong đại số là thế số bằng chữ: x,y,z do đó, ta nói đại có nghĩa là thay thế).

+ Các em đã biết từ đại trong đại từ có nghĩa là thay thế, vậy đại từ thay thế cho cái gì, trỏ cái gì, chức năng ngữ pháp trong câu của nó ra sao, đó là nội dung của bài học hôm nay: Đại từ.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

a. Đại từ không làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng, mà dùng để trỏ hoặc hỏi về hoạt động, tính chất, số lượng, Đại từ trỏ sự vật gì, số lượng bao nhiêu là tùy thuộc vào ngữ cảnh.

b. Đại từ có tác dụng thay thế cho danh từ, động từ, tính từ, số từ đã được nói đến trong phát ngôn. Đại từ thay thế cho từ loại nào thì có vai trò cú pháp giống như từ loại đó. VD: danh từ có thề làm chủ ngữ, định ngữ,bổ ngữ thì đại từ thay thế cho danh từ cũng có thể đóng các vai trò đó.

c. Đại từ không đứng làm trung tâm trong cấu tạo cụm từ. VD: Đại từ trỏ người, sự vật như tôi, mày, chúng nó, không có các định ngữ như danh từ.

Các từ: này, kia, ấy, nọ, đó, đây, gọi là chỉ từ (lớp 6), nên coi những từ loại này là một tiểu loại của đại từ hay xếp thành một loại riêng là điều còn phải tiếp tục thảo luận. Theo chương trình mới, phạm vi của đại từ thu hẹp lại

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 3: Đại từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 4 - BÀI 4 -TIẾT 3:
ĐẠI TỪ (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Thế nào là đại từ.
Các loại đại từ tiếng Việt.
Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: 
+ đọc các bài ca dao châm biếm đã học, ghi nhớ về bài nầy?
+ đọc một số bài ca dao em sưu tầm được về chủ đề trên.
+ cho biết nội dung và nghệ thuật các bài ca dao châm biếm đã học?
Bài mới: 
+ Theo em, từ đại trong đại từ có nghĩa là gì trong các nghĩa sau: 1. Lớn, 2. To lớn , 3. Nói đại,4. Thay thế .
Tìm ví dụ khác chứng minh nghĩa em chọn là đúng? (-> VD trong đại số là thế số bằng chữ: x,y,z  do đó, ta nói đại có nghĩa là thay thế).
+ Các em đã biết từ đại trong đại từ có nghĩa là thay thế, vậy đại từ thay thế cho cái gì, trỏ cái gì, chức năng ngữ pháp trong câu của nó ra sao, đó là nội dung của bài học hôm nay: Đại từ.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Đại từ không làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng,  mà dùng để trỏ hoặc hỏi về hoạt động, tính chất, số lượng,  Đại từ trỏ sự vật gì, số lượng bao nhiêu là tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Đại từ có tác dụng thay thế cho danh từ, động từ, tính từ, số từ đã được nói đến trong phát ngôn. Đại từ thay thế cho từ loại nào thì có vai trò cú pháp giống như từ loại đó. VD: danh từ có thề làm chủ ngữ, định ngữ,bổ ngữ thì đại từ thay thế cho danh từ cũng có thể đóng các vai trò đó.
Đại từ không đứng làm trung tâm trong cấu tạo cụm từ. VD: Đại từ trỏ người, sự vật như tôi, mày, chúng nó,  không có các định ngữ như danh từ.
Các từ: này, kia, ấy, nọ, đó, đây,  gọi là chỉ từ (lớp 6), nên coi những từ loại này là một tiểu loại của đại từ hay xếp thành một loại riêng là điều còn phải tiếp tục thảo luận. Theo chương trình mới, phạm vi của đại từ thu hẹp lại trong SGK: 
ĐẠI TỪ
 Đại từ để trỏ 	Đại từ để hỏi
Trỏ người, Trỏ số Trỏ h.động, Hỏi về người, Hỏi về Hỏi về h.động, 
 sự vật lượng tính chất sự vật số lượng tính chất
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: thế nào là đại từ?
Đọc các câu văn ví dụ ở phần I. a,b,c,d tr 54,55 và trả lời c.hỏi 1-> 4:
GHI BẢNG
THB:
Từ nó trong câu a và b trỏ ai và trỏ con gì, nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn này?
Nó lại khéo tay nữa. (-> Nó: trỏ em tôi, vì nó thế cho từ ‘em tôi’ ở câu trước)
 con gà  Tiếng nó dõng dạc nhất xóm (-> Nó: trỏ con gà vì nó thế cho con gà ở câu trước)
 Từ thế trong đoạn văn thứ ba trỏ việc gì? nhờ đâu em biết được nghĩa của từ ‘thế’ trong hai đoạn văn này?
Vừa nghe thấy thế,  (->thế: trỏ sự việc “đem chia đồ chơi ra đi”. chỉ cần thay thế lời nói của mẹ vào từ ‘thế’ là ta hiểu được như vậy.
Từ ‘ai’ trong bài ca dao dùng để làm gì?
Ai làm cho bề kia đầy (-> Ai: dùng để hỏi vì dứt ý ở câu dưới có dấu chấm hỏi)
Từ no,ù thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
HS nhìn vào các câu THB trên bảng nhận xét.
Đảo lại câu a với hai ý khác, ta sẽ thấy từ nó còn giữ 2 chức vụ gì? : 
Người khéo tay nhất lớp / là nó (VN - nó nằm trong phầnVN, ta có thể nói nó trong câu này làm vị ngữ.)
Mọi người / yêu mến nó (đại từ làm bổ ngữ hay phụ ngữ cho ngữ động từ )
Anh cứ nói thế cho vui lòng nó. (đại từ làm phụ ngữ cho ngữ tính từ : ‘vui lòng nó’)
HĐ2: các loại đại từ ?
Đọc các câu hỏi phần II. a,b,c tr 55 và trả lời.
tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ/ mày, chúng mày/ nó, hắn, chúng nó, họ,  trỏ gì ? (-> trỏ người, sự vật: đại từ xưng hô, ngôi I, chỉ người nói – số đơn và số nhiều, ngôi II, chỉ người nghe và ngôi III, chỉ người, vật được nói đến).
Lưu ý: (Gọi 1 HS đọc phần luyện tập, câu số 2, trang 57): khi xưng hô, một số danh từ chỉ người cũng được dùng như đại từ, VD: Đã bấy lâu nay bác đến nhà/ Đường vào anh ghé Huế / Nhớ thăm dùm cho em / thông Ngự Bình xanh biếc / Che dáng mặt kinh thành. 
bấy, bấy nhiêu trỏ gì ? (-> trỏ số lượng) VD: Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
thế, vậy trỏ gì? 
Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc ,VD: Anh nói vậy nó không nghe đâu. Anh nói thế mà nghe được à? (sự việc) Anh làm thế coi sao được! (hoạt động) Tính nó đã như thế thì khó mà sửa đổi đấy. (tính chất).
Đọc các câu hỏi phần II.2. a,b,c tr 55 và trả lời.
ai, gì, nào hỏi về gì? (-> Hỏi về người, sự vật. VD: anh biết ai / người nào trong tấm ảnh nầy. Anh vừa nói cái gì ? Chiều chiều trước bến Vân Lâu / Ai ngồi ai câu / Ai sầu ai thảm / Ai nhớ ai mong / Thuyền ai thấp thoáng bên sông / Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non).
bao nhiêu, mấy hỏi về gì? (-> Hỏi về số lượng. VD: Bao nhiêu / Mấy kí là vừa đủ cho một người cao 1,65 mét như tôi? Trăng bao nhiêu tuổi trăng già / Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
sao, thế nào  hỏi về gì? (-> Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: Anh làm sao thế? Chuyện đó thế nào?)
Củng cố: GV vẽ lại mô hình tóm tắt các loại đại từ, nhưng xóa trống các ô, để HS lên ghi lại cho đầy đủ. Sau đó, chỉ vào mỗi loại đại từ, HS cho câu ví dụ minh họa.
Dặn dò: Học các ghi nhớ và ví dụ, làm bài tập 4,5: ở nhà, tr 57. Soạn bài kế: Luyện tập tạo lập văn bản. Và bài 5, tiết 1: “Sông núi nước Nam” .
Nó / lại khéo tay nữa. 
(->Nó: trỏ người, CN)
Tiếng nó dõng dạc 
 nhất xóm 
(-> Nó: trỏ con vật, làm phụ ngữ của danh từ)
Vừa nghe thấy thế,  
(-> thế: trỏ sự việc, làm phụ ngữ của động từ)
Ai làm cho bề kia đầy? (-> Ai: dùng để hỏi, CN)
Đại từ: dùng để:
+ trỏ người, sự vật, sự việc, h.động, t.chất  hoặc để hỏi.
+ có thể làm CN, VN, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ, 
Ghi nhớ:
Trang 55.(Phần kết của THB)
Đại từ để trỏ: 
Người, sự vật (xưng hô)
Số lượng (bấy, bấy nhiêu).
Hoạt động, tính chất, sự việc. (thế ,vậy)
Đại từ để hỏi dùng để:
Hỏi về người, sự vật (ai, gì, nào )
Hỏi về số lượng (bao nhiêu, mấy)
Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc (sao, thế nào )
Luyện tập:
1,2,3: ở lớp. 4,5: ở nhà.
Kể chuyện vui về Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 
Có một người ở nước Đức sau khi nghe đĩa CD “Sơn Ca 7”, mặc dù không biết tiếng Việt, ông cũng phục lăn và say mê nhạc Trịnh. Sau đó, ông bõ công học tiếng Việt để hiểu các bài hát của Trịnh Công Sơn và tự đặt tên mình là Trịnh Công Long. Khi có dịp về VN, tìm đến nhà Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để thăm người nhạc sĩ tài hoa này. Lúc đó, có nhiều người bạn thuộc giới nghệ sĩ cũng có mặt tại nhà Trịnh Công Sơn, họ đang uống rượu vui và trò chuyện. Trịnh Công Long vào và xưng hô với Trịnh Công Sơn là : Chào bác ạ!
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhóm bạn của ông nín lặng một hồi lâu không trả lời ông. Trịnh Công Long nghĩ bụng: “Chà, mình đã phạm lỗi gì đây trong cách xưng hô rồi không biết nữa!”. Sau lúc lúng túng đó, Trịnh Công Sơn đã vui vẻ mời ông ngồi và thân mật nói với ông: Anh nói “chào anh Sơn” là được rồi, kêu bác là già lắm, rồi tất cả cùng cười.
Kết luận: phải có ý thức dùng đại từ xưng hô sao cho hợp với tình huống giao tiếp. Người già ta mới chào bác, còn trẻ thì chỉ nên chào chị, chào anh  Đó cũng là một cách ứng xử văn hóa cần phải chú ý.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP KHÓ: 
1.a) Xếp đại từ trỏ người, vật theo bảng:
Ngôi I (người nói) : tôi – 
chúng tôi
Ngôi II (người nghe) : mày – chúng mày
Ngôi III (người, vật nói đến) : nó – chúng nó 
b) Phân biệt “mình” : 
Cậu giúp đỡ mình với nhé. (ngôi 1).
Mình về có nhớ ta chăng / Ta về ta nhớ hàm răng mình cười (ngôi II)
2. Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người cũng được dùng như đại từ: 
VD: + Đã bấy lâu nay bác đến nhà (ngôi II)
 + Đường vào anh ghé Huế (ngôi II)
Nhớ thăm dùm cho em (ngôi I)
Thông Ngự Bình xanh biếc 
Che dáng mặt kinh thành.
3. Các từ để hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung, VD khác SGK?
Ngó lên nuộc lạt mái nhà 
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Qua đình ngả nón trông đình 
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai, khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai, mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai, mà mắt không yên
5. Đại từ xưng hô trong tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc ít hơn từ xưng hô trong tiếng Việt và nói chung là có tính chất trung tính, không mang ý nghĩa biểu cảm.
TƯ LIỆU BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docb04-t3-daitu.doc