Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 6 - Tiết 1: Côn sơn ca

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 6 - Tiết 1: Côn sơn ca

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :

- Cảm nhận được sự hòa nhập nên thơ của Nguyễn Trãi với cảnh trí côn sơn.

- Hiểu thế nào là thể thơ lục bát.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: Đọc phiên âm và dịch thơ bài “Thiên trường vãn vọng”. Giới thiệu về tác giả Trần Nhân Tông Em cảm nhận được gì về bức tranh quê qua sự gợi tả của vua Trần Nhân Tông? Điều đó giúp em có những suy nghĩ gì mới mẻ về vua Trần Nhân Tông?

- Bài mới: Nếu như qua baì thơ “Thiên Trường vãn vọng” ta cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của vua Trần Nhân Tông thì qua bài thơ “ Côn Sơn Ca” ta sẽ cảm nhận được tậm hồn và tính cách của Nguyễn Trãi – một danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa văn học lớn hàng đầu của lịch sử văn hóa, văn học dân tộc, từng được Unesco công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Có thể nó “Côn sơn ca” là sản phẩm tinh thần cao đẹp của một cuộc đời lớn sẽ đem lại cho ta những điều lý thú và bổ ích.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 6 - Tiết 1: Côn sơn ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 6 - BÀI 6 -TIẾT 1:
CÔN SƠN CA (1 tiết)
( ‘THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG’: 15’, ‘CÔN SƠN CA’: 30’)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
Cảm nhận được sự hòa nhập nên thơ của Nguyễn Trãi với cảnh trí côn sơn.
Hiểu thế nào là thể thơ lục bát.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Đọc phiên âm và dịch thơ bài “Thiên trường vãn vọng”. Giới thiệu về tác giả Trần Nhân Tông Em cảm nhận được gì về bức tranh quê qua sự gợi tả của vua Trần Nhân Tông? Điều đó giúp em có những suy nghĩ gì mới mẻ về vua Trần Nhân Tông?
Bài mới: Nếu như qua baì thơ “Thiên Trường vãn vọng” ta cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của vua Trần Nhân Tông thì qua bài thơ “ Côn Sơn Ca” ta sẽ cảm nhận được tậm hồn và tính cách của Nguyễn Trãi – một danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa văn học lớn hàng đầu của lịch sử văn hóa, văn học dân tộc, từng được Unesco công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Có thể nó “Côn sơn ca” là sản phẩm tinh thần cao đẹp của một cuộc đời lớn sẽ đem lại cho ta những điều lý thú và bổ ích.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
HĐ 1: Cho học sinh đọc đoạn trích & phần ghi chú SGK trang 80
- Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Trong thời gian ông bị nghi ngờ, chèn ép, đành cáo quan về sống ở Côn Sơn.
Giáo viên: Nguyên tác của bài thơ là bằng chữ Hán và theo thể thơ khác nhưng ở đây đã được dịch theo thể lục bát.
- Em hãy nói vài hiểu biết của em về thể thơ lục bát?
Giáo viên: Lục bát là một câu sáu chữ tiếp theo một câu 8 chữ và muốn bao nhiêu cặp câu lục bát cũng được. Cách gieo vần: Chữ cuối câu 6 vần vớichữ 6 câu 8 và cứ hai câu thì đổi vần mà vần là vần bằng. Cụ thể vào bài: “rầm” với “cầm”, “êm” với “niêm” (vần bằng).
HĐ 2: Tìm hiểu văn bản: 
Các em hãy cho biết nội dung đoạn trích này nói về cái gì?
Hành động và tâm hồn của Nguyễn Trãi trước cảnh trí Côn Sơn. Hay cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi.
Trong đoạn trích này có từ nào lặp đi lặp lại nhiều lần? -> Từ “ta” bốn lần.
Vậy “ta ” ở đây là ai? -> Là Nguyễn Trãi thi sĩ.
Và ta đang làm gì ở Côn Sơn?
Ta nghe tiếng suối mà nghe như tiếng đàn . Ta ngồi trên đá mà cứ tưởng ngồi trên chiếu êm. Ta nằm bóng mát . Ta ngâm thơ nhàn.
Tiếng suối chảy rì rầm lại thành như tiếng đàn, đá rêu phơi lại thành chiếu êm. Trong ngôn ngữ văn chương, hiện tượng đó được gọi là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ngôn ngữ ấy?
So sánh, liên tưởng, tưởng tượng.
GHI BẢNG
Tác giả – tác phẩm & thể thơ lục bát: 
(SGK trang 86)
Tìm hiểu văn bản: (Bản dịch chữ Hán)
Hành động và tâm hồn của Nguyễn Trãi trước cảnh trí Côn Sơn: 
Ta (-> Từ lặp )
nghe tiếng suối mà nghe như tiếng đàn cầm. 
ngồi trên đá mà cứ tưởng ngồi trên chiếu êm. 
nằm bóng mát 
ngâm thơ nhàn.
So sánh, liên tưởng, tưởng tượng.
Cảnh trí Côn Sơn hiện ra trong hồn thơ Nguyễn Trãi như thế nào?
Suối chảy, đá rêu phơi, rừng thông, bóng trúc.
Chỉ với một vài nét chấm phá nhưng Nguyễn Trãi đã phát họa lên một bức tranh thiên nhiên, cảnh trí côn Sơn, theo em đó là một bức tranh như thế nào?
Côn Sơn là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. Ở đây có suối râm rì, có bàn đá rêu phơi, có rừng trúc xanh màu xanh của lá che ánh nắng mặt trời tạo khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị.
Tại sao dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi, Côn Sơn lại trở nên sống động, nên thơ và đầy sức sống đến như thế? 
Phải là người có nhân cách thanh cao, tâm hồn rộng mở, yêu thiên nhiên
Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ý thơ của bài thơ? Dụng ý của cách diễn đạt đó?
Cứ một câu tả cảnh thì một câu nói về hoạt động trạng thái của con người trước cảnh đó. Đó cũng là một cách nói lên sự giao hòa, hòa nhập giữa cảnh và người.
Đứng trước cảnh thiên nhiên đẹp thì người có tâm hồn cũng có nhiều tâm trạng khác nhau, như Bà Huyện Thanh Quang ở bài Qua Đèo Ngang (tr 102) ”Một mảnh tình riêng, ta với ta”. -> tâm trạng cô độc của người lữ hành trên đường xa nhà. Trong bài ‘ Bạn đến chơi nhà’ của Nguyễn Khuyến (tr 104)  “ Bác đến chơi đây, ta với ta! -> nói về sự cảm thông trong tình bạn đậm đà, thắm thiết. Còn trong đoạn thơ nầy cũng có nhắc đến 4 lần từ ‘ta’ với thiên nhiên Côn Sơn, nhưng ở đây lại là sự giao hòa giữa cảnh thiên nhiên hữu tình xinh đẹp và người có tâm hồn thư thái thanh nhàn không chìm đắm vào việc lợi danh.
HĐ 3: Tổng kết : 
Qua đoạn thơ cho em hiểu thêm gì về con người Nguyễn Trãi?
Cho học sinh đọc ghi nhớ trang 81
HĐ 4: Luyện tập: 
So sánh hai câu thơ của Nguyễn Trãi: Côn sơn suối chảy rầm rì, ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai với câu thơ của Hồ Chí Minh trong bài “Cảnh khuya: Tiếng suối trong như tiếng hát xa” trên phương diện tâm hồn của tác giả và cách đón nhận tiếng suối (chú ý: Trọng tâm là tìm điểm giống nhau) 
Cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên. Cả hai nhà thơ cùng nghe tiếng suối mà như nghe nhạc. Mặc dù một bên nhạc trời là đàn cầm, một bên nhạc trời là tiếng hát. Đàn cầm và tiếng hát khác nhau nhưng cùng là một,đều là nhạc cả.
Củng cố: Cho học sinh đọc thêm bài thơ của Trần Đăng Khoa, SGK trang 65
Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ SGK/88 và tiểu sử Nguyễn Trãi. Xem trước bài : “Từ hán việt” tiếp theo hồn thơ Nguyễn Trãi
III. Tổng kết:Ghi nhớ trang 88
Vài nét chấm phá, gợi tảù: suối chảy, đá rêu phơi, rừng thông, bóng trúc 
Người có nhân cách thanh cao, tâm hồn rộng mở, yêu thiên nhiên
Sự giao hòa giữa cảnh và người.
Ghi nhớ: 
(Tr 81)
Với hình ảnh nhân vật ta giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
TƯ LIỆU BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docb06-t1-Consonca.doc