Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 – Học kì II

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 – Học kì II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HK II

Phần I / Tiếng Việt

KHỞI NGỮ

Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ.

TL:

- Đặc điểm của khởi ngữ:

 + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

 + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với.

- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Ví dụ: - Tôi thì tôi xin chịu.

 - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.

Câu 2 : Xác định khởi ngữ.

- Tôi thì tôi xin chịu.

- Thịt này hấp thì ngon.

- Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.

- Về học thì nó là nhất.

- Về thông minh thì nó là nhất.

- Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.

- Nó là một học sinh thông minh.

- Người thông minh nhất lớp là nó.

 

doc 87 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 858Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 – Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HK II
Phần I / Tiếng Việt
KHỞI NGỮ 
Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ.
TL:
- Đặc điểm của khởi ngữ: 
 + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
 + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với.
- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Ví dụ: - Tôi thì tôi xin chịu.
 - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.
Câu 2 : Xác định khởi ngữ.
- Tôi thì tôi xin chịu.
- Thịt này hấp thì ngon.
- Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
- Về học thì nó là nhất.
- Về thông minh thì nó là nhất.
- Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
- Nó là một học sinh thông minh.
- Người thông minh nhất lớp là nó.
BÀI TẬP LUYỆN TẬP: 
BT 1 : Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau : 
a) Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b) Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện đại tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môm cũng không thể thiếu nó được.
c) Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo,. đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
 ( Băng Sơn, Trang phục)
BT 2 : Thêm những từ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài tập 1.
BT 3 : Chuyển các câu sau thành các câu có chưa thành phần chủ ngữ. 
a) Người ta sợ cái uy nghi quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.
b) Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượi.
c) Tôi cử ở nhà tôi, làm việc của tôi.
BT 4 : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu có khởi ngữ.Gạch dưới thành phần khởi nhữ trong đoạn văn đó.
* Gợi ý :
BT 1 : Thành phần khởi ngữ trong các câu đã cho như sau :
Đọc sách.
b) Kiến thức phổ thông.
c) Trang phục, Đi đám cưới, Đi dự đám tang. 
BT 2 : Có thể thêm những từ nhận diện khởi ngữ như sau :
a) Về (việc) đọc sách thì phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b) Đối với kiến thức phổ thông thì không chỉ những công dân thế giới hiện đại tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môm cũng không thể thiếu nó được.
c) Về trang phục thì không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo,. đó là văn hoá xã hội. Đối với (việc) đi đám cưới thì không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đối với (việc) đi dự đám tang thì không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
BT3 : Có thể chuyển như sau : 
a) Quan, người ta sợ cái uy nghi quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy đồng tiền của.
b) Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượi, ông giáo ấy không uống.
c) Nhà tôi tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm.
THÀNH PHẦN BIỆT LẬP :
Câu 1: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ.
Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.
1.Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
VD: - Mời u xơi khoai đi ạ ! ( Ngô Tất Tố)
 - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi)
2.Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
 VD: + Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương)
 + Trời ơi, sinh giặc làm chi
 Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao)
3.Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.
 VD: + Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long)
 + Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợnmà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)
4.Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.
 VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao)
 + Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưới lê – con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng)
Câu 3: Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn ?
Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:
- Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic).
- Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.
Câu 4: Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ?
1. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước.
VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn)
2. Phép tương đồng, tương phản và liên tưởng
- Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.
VD:  Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh)
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa.
 VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
 Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương)
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.
 VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)
3. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Các yếu tố thế:
 - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy, nó, hắn, họ, chúng nóthay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.
 - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó, để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước.
 Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.
VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ thay thế cho câu)
4. Phép nối: 
Các phương tiện nối:
Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để
VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi)
Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại 
VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao)
Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . .. 
VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái)
Câu 5: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Điều kiện sử dụng hàm ý ? Cho ví dụ.
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
VD: a, - Ba con, sao con không nhận ?
 - Không phải. - Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên.
 - Sao con biết là không phải ?[...]
 - Ba không giống cái hình ba chụp với má. (Nguyễn Quang Sáng)
 b, An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi .
Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được)
An: - Thế à, buồn nhỉ.
 + Điều kiện sử dụng hàm ý: + Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói.
 + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
* 15 câu hỏi ôn tập T .Việt HK II : 
1.Xác định thành phần biệt lập và gọi tên các thành phần đó trong các câu sau :
a.Chao ôi, có biết đâu rằng : hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
( Tô Hoài )
b.Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão.
(Nam Cao)
2.Thế nào là khởi ngữ ? Cho ví dụ ?
3. Hãy kể tên các thành phần biệt lập đã học ?
4. “Khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với sự lặng lẽ, cô đơn của chúng. Tóm lại, bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu.”
Hãy cho biết hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ? Chỉ ra từ ngữ liên kết hai đoạn văn ấy ?
5. Nêu đều kiện để sử dụng hàm ý ?
6. Xác định hàm ý của câu in đậm sau :
Người nhà một bệnh nhân nặng hỏi bác sĩ :
Tình trạng sức khoẻ của nhà tôi như thế nào, thưa bác sĩ ?
Anh cứ yên tâm. Còn nước còn tát.
7. Xác định hàm ý của câu sau :
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
8. Xác định khởi ngữ trong đoạn văn sau :
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuôi như bị gẫy.
(Nguyễn Quang sáng- Chiếc lược ngà)
9.Tìm từ ngữ liên kết và phép liên kết trong đọan văn sau :
Hằng ngày, việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Và người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của một cuộc đời dài.
 (Lê Anh Trà)
10.Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ(có thể thêm trợ từ thì)
a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
11. Xác định từ ngữ liên kết và các phép liên kết trong các đoạn văn sau :
a. Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hònh làm thoái hoá dân tộc ta.
b. Mùa xuân đã về thật rồi. Mùa xuân tràn ngập đất trời và lòng người. 
12. Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau ?
a. Chẳng lẽ ông ấy không biết.
b. Phiền anh giúp tôi một tay.
c. Thưa ông, ta đi thôi ạ!
d. Anh Sơn (vốn dân Nam bộ gốc) làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ.
13. Hàm ý là gì ? Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng hàm ý. Gạch chân và giải thích hàm ý vừa dùng.
14. Đặt hai câu có sử dụng thành phần phụ chú và thành phần tình thái.
15. Đặt câu có sử dụng khởi ngữ. Gạch chân khởi ngữ đó
BẢNG TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGỮ PHÁP
Đơn vị bài học
Khái niệm
Ví dụ
Danh từ
 Là những từ chỉ người, vật, khái niệm
Bác sĩ, học sinh, g ... ý
- Mở bài: Giới thiệu bài thơ (như đè bài).
- Thân bài:
(1) Nguồn gốc cao quý của tình đồng chí:
+ Xuất thân nghèo khổ: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá.
+ Chung lí tưởng chiển đấu: súng bên súng, đầu sát bên đầu.
+ Từ xa cách, họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn: đôi người xa lạ, chẳng quen nhau, đêm rét chung chăn: đôi tri kỉ.
+ Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ: đồng chí(một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).
(2) Tình đồng chí trong cuộc sónh gian lao:
+ Họ cảm thông, chia sẻ tâm tư, nỗi nhở quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo( ruộng nương..gửi bạn, gian nhà không...lung lay), từ mặc kệ chỉ là cách nói, còn tình phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của cao dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ thắm thiết.
+ Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rưng hiểm nguy hiểm:những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi vói anh biết từng cơn ớn lạnh) ; từng cặp thơ sóng đôi như hai đồng chí : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay).
+ Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu thương nhau nắm lấy bàn tay ( tình đồng chí truyền hơi ấm, vượt qua bao gian lao , bệnh tật).
- Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc:
+ Cảnh chờ giặc căng thẳng căng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
+ Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ : chơ giặc.
+ Cuối đoạn mà cũng là cuối bài, cam xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp: Đầu súng trăng treo ( như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thân chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,...).
c- Kết bài:
+ Đề tài dễ khô han được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ viết về người lính thời đó.
+Viết về bộ đội mà không tiếng súng, nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng.
*) Muốn viết được những câu liên kết, phải đặt từng luận điểm trong mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ :
 -Tình đồng chí cao quý, và phải có phần câu liên kết với ý đoạn trước, có phần câu mở ra ý của đoạn sắp viết. Ví dụ:
-Tình đồng chí cao quý, vì đó là tình cảm của những người nông dân nghèo, nhớ ơn cách mạng giải phóng, quyết ra đi vì một ý chí cao cả : cứu nước, bảo vệ quê hương.
-“ Đồng chí” ! Cái từ đó vang lên thiêng liêng như sức mành gắn kết họ vượt qua những gian lao, thiếu thốn, hiểm nguy của đời lính trong những 
ngày đầu kháng chiến.
-Nhưng đồng chí mạnh mẽ nhất , cao đẹp nhất là khi họ sát cánh trong chiến đấu. 
Câu 3: Dàn ý 1
A- Mở bài : 
Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong kc chống Mĩ 
- Thơ của ông có vẻ đẹp “không gì so sánh được”, “ quen thuộc mà không nhàm chán:. Chất thơ của ND chính là cái hiền hậu, một cái gì đó rất VN” 
- Bái thơ ánh trăng được ND viết vào lúc cuộc KC đã khép lại được 3 năm. Ba năm sống trong hòa bình, không phải ai cũngcòn nhớ những năm tháng gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. ND viết ánh trăng như một lời tâm sự,một lời nhắn nhở chân tình với chính mình,với mọi người về lẽ sống chung thủy nghĩa tình.
B- Thân bài: Bài thơ giống như một câu chuyện nhỏ kể theo trìng tự thời gian 
 1-Trăng trong quá khứ, hoài niệm của nhà thơ: 
 - Hồi nhỏ gắn bó với đồng , với sông với bể.
 - hồi chiến tranh ở rừng với bao gian khổ hiểm nguy
 => Vầng trăng là bầu bạn, tri kỷ.
 - Con người sống giản dị gắn bó dường như không có gì có thể tách biệt được: 
 “ Trần trụi với thiên nhiên
 hồn nhiên như cây cỏ “
 - Vầng trăng trở thành tri kỷ, thành vầng trăng nghĩa tình -> nhân vật trữ tình ngỡ không bao giờ quên được. 
2 . Trăng trong cuộc sống hiện tại của nhà thơ : 
- Đến khi về TP, sống giữa tiện nghi hiện đại, “ quen ánh điện cửa gương”, con người bỗng quên đi cái vầng trăng “ ngỡ không bao giờ quên” kia, bỗng vô tình với “vầng trăng tình nghĩ” kia. Sự vô tình tới mức tàn nhẫn” 
 vầng trăng đi qua ngõ 
 như người dưng qua đường 
- Phải đến khi đèn điện tắt, con người mới lại nhìn thấy và nhận ra vầng trăng. Phải đột ngột như thế, phải bất ngờ như thế vầng trăng mới làm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc. 
 3- Ánh trăng cái giật mình đầy cảm xúc của nhà thơ:
 Ngửa mặt lên nhìn mặt 
 có cái gì rưng rưng
 như là đồng là bể 
 như là sông là rừng 
- "Ngửa mặt lên nhìn mặt" , mặt người và mặt trăng đối diện nhau. Đó là khoảnh khắc bất ngờ gặp lại cố nhân . Khoảng khắc gặp gỡ đó khiến hồn người "rưng rưng" cảm xúc. Vầng trăng làm ùa dậy trong tâm những HA của TN của quê hương ĐN
 - Vầng trăng đâu chỉ làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất nước, mà còn đánh thức trong tâm trí con người bao kỉ niệm hồn nhiên của thời tuổi nhỏ, bao kỉ niện nghĩa tình một thời gian lao chiến đấu. 
- Khổ thơ cuối cung là nơi tập trung nhát ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh xầng trăng
 Trăng cứ tròn vành vành
 kẻ chi người vô thình 
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình
- Mặc cho con người vô tình, “ trăng cứ tròn vành vạch”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho qua khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng phai mờ. “ Anh trăng im phăng phắc”, phép nhân hóa khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nhgiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. “ Anh trăng im phăng phắc” nhưng đủ để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình. Con người cò thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên và nghĩa tình quá khứ thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng.
- Bài thơ hấp dẫn người đọc bằng vẻ đẹp dung dị của một câu chuyện riêng, một tâm tình riêng. Nhà thơ vừa kể chuyện, vừa bộc lộ cảm xúc tự nhiên và chân thành 
-Những câu thơ 5 chữ đều đặn cũng góp phần làm nên giọng điệu tâm tình sâu lắng của bào thơ. ở 3 khổ thơ đầu nhịp thơ trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể. Khổ thơ thứ tư giọng thơ chợt cất cao trước một bước ngoặt mang kịch tính. Giọng thơ trở nên ngân nga tha thiết ở khổ thơ thứ 
5 và cuối cùng trầm lắng suy tư ở khổ cuối.
C- Kết bài: Bài thơ ánh trăng như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những
năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên ĐN bình dị, hiền hậu. Nó có ý nghĩâ gợi nhắc cho con người thái độ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ. Đó cũng là đạo lí “ uống nước nhớ nguồn của DT. 
Dàn ý 2 
 A- Mở bài: 
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Nguyễn Duy. 
-Bài thơ ánh trăng giản dị như một niềm ân hận trong tậm sự sâu kín của nhà thơ. 
B - Thân bài: 
1- Đề tài "ánh trăng" 
- Đây là đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay. 
"ánh trăng trong thơ ND không chỉ là niềm thơ mà cón là biểu tượng đã qua trong mỗi đời người" 
2- Phân tích tâm sự sâu kín của ND qua bài thơ: 
 a. Kỉ niệm về những ngày làm bạn với ánh trăng: 
 - Đầu tiên, nhà thơ nhớ về những kỉ niệm đã qua của tuổi thơ gắn bó với vầng trăng 
 - Lớn lên, tham gia KC, vầng trăng thành tri kỉ. 
b. Vậy mà NV trữ tình đã quên vầng trăng ấy: 
 - Lí do: 
 +Sự thay đổi hoàn cảnh sống khi hòa bình lập lại. 
 + Sự lãng quên đến vô tình của con người. 
 - Tác giả không phê phán những ánh điện cửa gươngmà điều cốt tếu là phải làm sao để những giá trị vật chất không thể điều khiển chúng ta. 
c.Niềm ân hận của tác giả và tấm lòng của vầng trăng: 
 - Đó chính là niềm ân hận không nguôi của một người khi nhạn ra sự bạc bẽo vô tình của mình. 
 - Tậm sự sâu kín của ND không dừng ở đó. Điề quan trọng là phải tự mình bước qua những lỗi lầm của mình. 
 - Tầm lòmg của “ vầng trăng”, của nhân dân ta quả là rộng lón, luôn bao dung, tha thứ cho mọi sai lầm. 
C- Kết bài: 
 - Ánh trăng là phần cao quý đẹp đẽ nhất của vâng trăng.
 - Bài thư giản dị chân thành nhưng lại chứa đựng nhiền tâm sự, nhiều ẩn ý sâu kín. 
* Dàn ý chung về bài NL đoạn thơ, bài thơ
1/ Mở bài: 
Nêu tác giả:......................................
Tác phẩm:.........................................
Hoàn cảnh sáng tác:.........................
Bước đầu nêu nhận xét ,đánh giá sơ bộ về bài thơ ( Nếu là đoạn thơ -nêu rõ vị trí của nó trong bàivà nêu khái quát ND cảm xúc của nó)
2/ Thân bài:
-Suy nghĩ, đánh giá về nội dung: SD các thao tác phân tích- tổng hợp. lí lẽ, dẫn chứng
- Suy nghĩ, đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm
3/ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ
*Lưu ý:
Phải nêu được những nhận xét, đánh giá, cảm thụ RIÊNG của người viết
Nhận xét, đánh giá, phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ , H/ả , giọng điệu, ND cảm xúc... của tác phẩm
Đề 1: Phân tích bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải , để làm rõ ý nghĩa nhan đề của bài thơ (Quan niệm sống của nhà thơ)
1/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác(1980)
 - Đánh giá khái quát về tác phẩm :
 + Niềm yêu mến thiết tha, sự gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước
 + Ước nguyện được làm 1 mxnn để dâng cho đời
2/ Thân bài :
 a/ Niềm yêu mến thiết tha, sự gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước :
-Khổ 1 là bức tranh về thiên nhiên đất trời xứ Huế được vẽ lên trong tâm tưởng nhà thơ khi ông đang nằm trên giường bệnh :
 + Đảo ngữ > Đầy sức sống
 + Lựa chọn h/ả, màu sắc hài hoà, âm thanh trong trẻo....
 + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Thính giác- thị giác- xúc giác > Niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất trời lúc vào xuân.
Khổ 2,3: Thể hiện sự gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước:
+ Chọn 2 H/ả : Người cầm súng, và người ra đồng. Vì họ là 2 lực lượng tiêu biểu cho nước ta lúc bấy giờ
+ Lộc: Tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở
+ Láy: Hối hả, xôn xao. +Điệp từ :Tất cả + So sánh :
+ Từ chọn: “Cứ”
b/ Ước nguyện được làm 1 mxnn để dâng cho đời:
H/ả chọn: Chim hót , cành hoa
Ân dụ: Nốt trầm+ Láy: Xao xuyến
Ân dụ : MXNN + Lặng lẽ + Dâng > Sự khiêm nhường
Điệp từ : Ta làm, ta nhập..., Dù là : Nhấn mạnh khát khao cống hiến
Đại từ : Ta- chỉ ước nguyện chung của nhiều người
* Chốt ý :Nhà thơ đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời mỗi con người. Song được thể hiện khéo léo bằng các biện pháp nghệ thuật> Rất chân thành, khiêm nhường> Dễ đi vào lòng người.
* Thâu tóm giá trị ND, NT của cả 2 ý lớn trên
3/ Kết bài :
Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ quan niệm sống của nhà thơ trong bài : MXNN- Thanh Hải: 
 “Ta làm con chim hót ... Dù là khi tóc bạc”
 ( Đề thi CN- PGD)
Đề 3 : Trình bày cảm nhận của em về cái haycủa đoạn thơ sau :
 “Mọc giữa dòng ... tôi hứng”
 ( Đề thi vào THPT-2005-2006. 2.5đ)
Đề 4: Về bài thơ: “MXNN”- Thanh Hải, SGK Văn9 tập 2 có nhận định:
“Bài thơ đã thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện được làm một mùa xuân nho nhỏ dâng cho đời của tác giả”
 Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng rõ nhận định đúng đắn đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong On tap Van 9 HK II.doc