Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 8 - Tiết 1: Qua đèo ngang

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 8 - Tiết 1: Qua đèo ngang

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

DẠY VÀ HỌC:

- Hình dung được cảnh tượng Đèo ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.

- Bước đầu hiểu thể thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật.

Bài cũ: chọn 1 trong 2 bài: Sau phút chia ly (tr 91) và “Bánh trôi nước”(tr 94) ; mỗi bài gồm đọc bài thơ, giới thiệu vài nét về tác giả và đọc phần ghi nhớ mỗi bài.

Bài mới: Đèo ngang thuộc dãy núi Hành Sơn, phân tích địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng của đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát có bài “Đăng Hoành Sơn” ( Lên núi Hoành Sơn), Nguyễn Khuyến có bài “Quá Hành Sơn” (Qua núi Hành Sơn), Nguyễn Thượng Hiền có bài “Hoành Sơn Xuân Vọng” (Mùa xuân trên núi Hoành Sơn)

Nhưng tựu trưng, được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 8 - Tiết 1: Qua đèo ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 8 - BÀI 8 -TIẾT 1:
 QUA ĐÈO NGANG (1 tiết) 
(BÀ HUYỆN THANH QUANG)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
DẠY VÀ HỌC: 
Hình dung được cảnh tượng Đèo ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
 Bước đầu hiểu thể thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật.
Bài cũ: chọn 1 trong 2 bài: Sau phút chia ly (tr 91) và “Bánh trôi nước”(tr 94) ; mỗi bài gồm đọc bài thơ, giới thiệu vài nét về tác giả và đọc phần ghi nhớ mỗi bài.
Bài mới: Đèo ngang thuộc dãy núi Hành Sơn, phân tích địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng của đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát có bài “Đăng Hoành Sơn” ( Lên núi Hoành Sơn), Nguyễn Khuyến có bài “Quá Hành Sơn” (Qua núi Hành Sơn), Nguyễn Thượng Hiền có bài “Hoành Sơn Xuân Vọng” (Mùa xuân trên núi Hoành Sơn)
Nhưng tựu trưng, được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: Đọc văn bản: đọc nhẹ, trầm buồn thể hiện được tâm trạng của nhà thơ.
Giới thiệu vài nét về tác giả và xuất xứ bài thơ (tr 102).
Tìm hiểu thể thơ Thất Ngôn Bát Cú: Đọc qua bài thơ, em hãy cho biết số câu trong bài, số chữ trong câu và cách gieo vần (tr 102).
Tìm những câu đối nhau trong bài (câu 3 với câu 1) (câu 5 với câu 6)
Giáo viên giới thiệu về luật bằng trắc và cách niêm của thể thơ: có nhiều cách phân tích bố cục bài thất ngôn bát cú Đường Luật, sau đây là cách phân tích quen thuộc:
Đề: câu 1 là phá đề (mở ý của đầu bài). Câu 2 là thừa đề (tiếp ý câu trên và chuyển vào thân bài). Thực: (câu 3,4) còn gọi là trạng, giải thích rõ ý đầu bài. Luận (câu 5,6) phát triễn rộng ý đầu bài. Kết: (câu 7,8) kết thúc ý toàn bài
Tiếng thứ hai của câu 1 là thanh trắc (tới)-> bài thơ thuộc luật trắc. 
“Nhất tam ngũ bất luận/ Nhị tứ lục phân minh”
Niêm: Câu 1 niêm câu 8. / Câu 2 niêm 3./ Câu 4 niêm câu 5./ Câu 6 niêm 7. 
Tính cô đúc súc tích được coi là một trong những đặc trưng tiêu biểu của thể thơ Thấ Ngôn Bát Cú Không đúng những điều trên bài thơ được coi là thất niêm, thất luật .
 Hoạt động 2: Phân tích văn bản: ( theo bố cục) .
2 câu đề: cảnh tượng Đèo Ngang nhứ thế nào? (học sinh đọc 2 câu đầu)
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? 
-> “Bước tới đèo ngang bóng xế tà”
Hoàng Sơn một dải (Hoàng Sơn nhất đáo), vốn có các hùng vĩ của nó nhưng Bà Huyện Thanh Quan đã cảm nhận cảnh Hoàng Sơn (Đèo ngang), như thế nào?
Về không gian: Đèo Ngang gợi nên hình ảnh một núi non hiểm trở, mà ngay trong đường từ Bắc vào Nam => đó là cái địa danh hùng vĩ thâm u mà khi “bước tới” con người đã thức dậy một xúc cảm thiêng liêng, một nỗi buồn từ trong vô thức.
 Về thời gian: Núi non hiểm trổ nên hoang vu, buồn vắng vào lúc chiều tà bóng xế
Câu 2: Thừa đề: Cảnh Đèo Ngang được phát hoạ bằng cách nói ra sao? “
Cỏ cây chen đá lá chen hoa” -> điệp từ (chen chen).
Cách điệp âm liên tiếp (tà  đá lá hoa) trong câu thơ đã tạo ra ấn tượng một cảnh thiên nhiên hoang dã, ngút ngàn cây và đá, lá và hoa.
GHI BẢNG
THVB:
TG, TP: (Tr102)
- Bà Huyện Thanh Quan (Nguyễn Thị Hinh), TK 19, quê ở Tây Hồ - Hà Nội. 
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 
Hai câu đề:
“Bước tới Đèo ngang bóng xế tàø. 
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
Điệp từ, điệp âm liên tiếp. 
Cảnh hoang vu, buồn vắng lúc chiều tà
DIỄN GIẢNG: Trong phong cảnh thiên nhiên, có cỏ cây, hoa lá đá đành, song còn đá những vách đá, những tảng đá, những núi đá, tất cả “chen”nhau. Rõ ràng đây là phong cảnh hoang vu của một miền sơn cứơc.Tuy vậy, cảnh hoang vu nơi đây vẫn mang vẻ đẹp hài hoà của một chốn hoang vu thấp thoáng cuộc sống của con người.
Đọc hai câu thực:“Lom khom dưới núi tiểu vài chú./ lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Bức tranh về cảnh sườn non, chân núi trong 2 câu thơ trên được”gợi” lên bằng những nét cụ thể như thế nào? 
Nhận xét cách diễn tả ấy về mặt nghệ thuật và nêu suy nghĩ của em về cách diển tả ấy. (Học sinh thảo luận)
Nhữgn từ láy lom khom,“lác đác” giàu sức gợi hình kết hợp với phép đảo ngữ trong từng câu và phép đối giữa 2 câu càng làm tăng thêm sức gợi tả như vẽ ta trước mắt tả cảnh vật “dưới núi” và”bên sông”. Đó là cách tả cảnh để ngụ tình.
Bóng dáng con người thấp thoáng “dưới núi” nhỏ xíu (lom khom), thưa thớt quá “vài chú” không làm vơi được sự vắng vẻ. Cảnh “bên sông” chỉ thờ ơ mấy cái lều quán giữa chợ càng làm tăng thêm nỗi buồn.
Cảnh vật hiện lên qua những nét ước lệ đến mờ nhạt, chỉ “lom khom””lác đác” thế thôi song bóng dáng mấy người kiếm củi dưới núi và bóng dáng mấy người lên chợ bên sông ( có bản chép”chợ mấy nhà” tức là nhà của đồng bào thiểu số vùng đó) cũng đã làm cho phong cách thiên nhiên đỡõ hiu quạnh và thêm ấm áp sự sống tình người. Mặc dù vậy, tuy có dấu vết cuộc sống song vẫn còn thưa thớt, chưa đủ làm rộn vui, nồng ấm lên cả một vùng thiên nhiên cảnh vật bạt ngàn.
DIỄN GIẢNG: Từ những hình ảnh miêu tả và những nét vẻ ước lệ trên, ta thấy cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoát có sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Cảnh được nhìn vào lúc chiều tà, lại với một tâm trạng cô đơn cho nên không gợi lên cảm giác vui, đẹp mà buồn, vắng lặng.
Ở 4 câu đầu, thông qua những nét miêu tả cảnh,ta đã thấy được tâm trạng buồn , cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan còn 4 câu sau cùng với tâm trạng buồn như thế ta hãy hiểu xem bá còn có tâm tư nào khác?
HS đọc 2 câu luận: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. / Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Em biết gì về 2 loại chim quo ác và đa đa?
Người ta thường thấy chim quốc, chim đa đa hay kêu dóng dã từng hồi vào tảng sáng mùa hè, kêu từ gốc ruộng này, bờ bụi này đến sang tới gốc ruộng kia, bờ bụi kia, đến khi chúng tìm gặp được nhau mới thôi. Truyền thuyết cho rằng 2 giống chim này là hiện thân của những người mất nước. Chim quốc: (SGK/103, 48).
Chim đa đa thì tiền thân là Bá Di, Thác Tề sau khi không ngăn được vua nhà Chu cướp nước của nhà Thương, bèn đem nhau lên núi, không chịu ăn lúa gạo của nhà Chu, chỉ ăn rau vi, sau đó chết dúi hoá thân thành con chim cú luôn miệng kêu “Bất thật cốc chu gia” (nghĩa là không ăn gạo nhà Chu). Nhiều nơi nhân gian gọi là con chim “bắt tép kho cà” (Chú thích câu chuyện cuối giáo án)
Phân tích nghệ thuật ở 2 câu luận? 
Phép đồng âm, quốc cuốc; gia gia/ chim đa đa: Nhân hoá con quốc quốc với nỡi đau lòng nhớ nước và con”gia gia” với nỗi thương nhà mỏi miệng kêu hoài.
Phép đối hài hoa hai câu 5-6.Từ đó đã tạo ra sự cộng hưởng đậm đà làm cho nỗi niềm nhớ, thương đau, buồn của lòng người thêm da diết.
Bên cạnh hình ảnh gọi tả thì ở nơi hoang vu ấy còn vang lên những âm thanh nào? Phân tích tác dụng biểu cảm của những âm thanh đó?
Tiếng chim đa đa và tiếng quốc kêu trên đèo vắng, lúc chiều tà vốn đã thê lương, nay lại càng khắc khoải trong lòng nhà thơ nên càng gợi thêm cát hắt hiu, buồn vắng.
Hai câu thực:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Phép đối , đảo ngữ, từ láy gợi hình: giữa cảnh hoang sơ, heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người
Hai câu luận:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miêng cái gia gia.”
Phép đối, chơi chữ, nhân hoá: Nói sự tiếc nuối thời vàng son rực rỡ, tâm trạng nặng trĩu nỗi niềm thương, nhớ, buồn, đau.
Hai câu thơ này không chỉ tả “tiếng chim” mà còn tả cảm xúc “nỗi lòng”. Đó là nỗi nhớ nước, thương nhà, là sự nuối tiếc quá khứ. Còn nỗi thương nhà ở đây chỉ niềm thương nỗi nhớ quê nhà phía Bắc mà vừa từ biệt để ra đi.
Theo em những điểm tích, truyền thiết ở trong bài thơ này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan?
Qua những điểm tích, truyền thiết trên ta thấy rằng Bà Huyện Thanh Quan đau lòng vì những biến thiên của xã hội, kín đáo gởi nỗi nhớ tiếc nuối một thời vàng son rực rỡ đã đi qua, và vì vậy nói chung thơ của bà là “hoài cổ” (“Thăng Long thành hoài cổ”.”chơi chùa Trắc Bắc”).
Trong thơ xưa tiếng chim thường được dùng diễn tả nỗi đau thương tiếc nuối. Tiếng chim từ một thời thực đế xa xôi nào đó nhưng tâm trạng thì là của bây giờ và rất thực, nước đã mất rồi, nhà tan thì đau lòng lắm, xót ruột lắm thôi.
DG:Nỗi buồn hiu hắt, nhẹ nhàng ở đầu bài thơ đã trở nên mênh mông, , đượm 1 nét gì thê lương, trước cái mênh mông vô tận của đất trời, có hoang vắng mờ nhạt của sữ sống, cái khắc khoải vô vọng của tiếng chim kêu “mỏi miệng” với ngày tàn trong hốc núi. Đó là mạch chính xác tất yếu của một tâm hồn mình với cuộc đời, một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm trước một thiên nhiên, một không gian như thế
Học sinh đọc 2 câu cuối :
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện 2 hình thức ở câu 6 trên là mượn cảnh để ngụ tình còn 2 câu cuối thì nhà thơ trực tiếp tả tình như thế nào?
Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có khác so với mảnh tình trong buồng riêng hay ở một không gian chật hẹp nào khác?
Tương quan giữa cảnh trời, non, nước với một mảnh tình riêng là tương quan đối lập, ngược chiều. Trời, non, nước bát ngát rộng lớn bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu. Mặt khác, con người tưởng như nhỏ bé, cô đơn trước thiên nhiên hoá ra cao cả, vĩ đại, tưởng như sừng sững trước thiên nhiên, bao trùm lên cả thiên nhiên bằng tầm mắt và tắm lòng của mình.
Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”. 
Đó là cụm từ bộc lộ độ cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả?
Câu thơ cuối cùng mang tính chất biểu cảm trực tiếp càng cho thấy nỗi buồn cô đơn, thầm kín, hướng nội của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang. Trời cao thăm thẳm, non nước bao la.
Bình: Con người trong bài thơ đã dừng chân đứng lại, trời, non, nươc đứng lại trên đỉnh Đèo Ngang, giữa trời đất, ngang bằng cùng đất trời, đường hoàng, trang trọng, khoan thai, dù vẫn hiểu mình chỉ là “một mình” nhưng là thật cô đơn dù nỗi cô đơn có làm cho con người thật thanh cao, đúng như nhà thơ Tuân Lê Văn đã viết về Bà Huyện Thanh Quan.
“Nàng giữ nỗi cô đơn kiêu hãnh thế. / Cầm chặt vần thơ đứng giữa nhân gian”
(Nếu tôi là ông Huyện Thanh Quan). Và giữa Đèo Ngang, giữa nhân gian, một mảnh hồn thơ mãi mãi tồn tại cùng non sông đất nước, cùng tâm hồn Việt Nam.
III, Tổng kết:
- Từ những phân tích trên, em hãy nhận xét về ngôn ngữ và cảm xúc của nhà thơ khi qua Đèo Ngang? SGK/113
Hai câu kết:
“trời, non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Đối lập: nỗi buồn cô quạnh, thầm lặng.
TỔNG KẾT: 
GN/104
BTVN:
(1/104)
Tìm hàm nghĩa cụm từ ‘ta với ta’?
Lời bình cho cả bài:
Thơ của Bà Huyện Thanh Quan thường viết về thiên nhiên, phần lớn là thiên nhiên vào lúc trời chiều bóng xế, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn bã. Cảnh bà miêu tả trong thơ giống như những bức tranh thuỷ mạc, chấm phá và bằng một nghệ thuật ước lệ. Bà tả cảnh là để gởi gắm tình cảm, thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son. Người ta vẫn coi bà là nhà thơ hoài cổ.
Nghệ thuật trong bài thơ là hết sức điêu luyện, câu thơ trang nhã, từ ngữ chau chuốt và chọn lọc công phu. Và “Qua Đèo Ngang” có thể xem là một tuyệt tác của thơ cổ điển Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, nó được truyền tụng không dứt và có lẽ cả đến về sau, nó sẽ được lưu truyền mãi mãi. 
CỦNG CỐ :Đọc thêm bài “Chiều Hôm Nhớ nhà” – Bà Huyện Thanh Quan (SGK/77)
 DẶN DÒ: Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ Soạn “Bạn đến chơi nhà”.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP:
1/ 104. Tìm hàm nghĩa cụm từ ‘ta với ta’? (có người cho rằng Qua Đèo Ngang đâu chỉ là vượt qua một địa danh, một vùng biên ải xưa mà còn có ý nghĩa sâu rộng hơn. Yù kiến của em?
Qua Đèo Ngang không giản đơn là vượt qua một địa danh, một vùng biên ải xưa mà còn là vượt qua một triều đại, vượt qua chính mình. Cái tên Đèo Ngang đối với bà Huyện Thanh Quan cũng có thể có chút ý vị ngang trái nào đó. Đạo đức phong kiến xưa không chấp nhận một thần dân có thể thờ hai vua, hai triều đại, nhưng nó vẫn cần sự cộng tác của thần dân triều đại cũ. Qua Đèo Ngang thời ấy là rời bỏ đất cũ vào đất mới, thờ vua mới, chúa mới. Điều làm cho bà Huyện không hổ thẹn lắm là dù sao bà vẫn không nguôi thương tiếc cựu triều. Qua đèo là thuận thời thế. Còn tình riêng thì trời cao biển rộng, sông núi biết cho lòng ta 
TƯ LIỆU BỔ SUNG:
“Di Tề”
Tức Bá Di và Thúc Tề, con vua nước Cô Trúc, một nước chư hầu nhỏ của nhà Thương (TK 16 -> 11 trước CN). Khi vua cha qua đời, hai anh em nhường nhau kế thừa ngôi báu, không ai chịu lên ngôi, cuối cùng vào rừng ở ẩn. Khi Chu Vũ Vương cất quân đánh Trụ là vua nhà Thương, Bá Di, Thúc Tề ra đón đường, nắm dây cương con ngựa Vũ Vương đang cưỡi mà can ngăn, nói rằng: Vũ Vương kéo quân đi đánh Trụ là bất trung (vì cha con Vũ Vương trước đó cũng đều là thần tử của nhà Thương), vả lại, Văn Vương (cha của Vũ Vương) vừa qua đời mà đã hành binh như thế là bất hiếu  Vũ Vương cho là gàn dở, sai võ sĩ đẩy hai người lui ra rồi tiếp tục tiến quân. Nhà Thương bị diệt, nhà Chu có cả thiên hạ; Bá Di, Thúc dắt nhau lên núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn trừ bữa chứ không chịu ăn thóc nhà Chu. Sau nghe có người nói: thiên hạ của nhà Chu, vậy đó cũng là rau của nhà Chu. Hai anh em đành nhịn đói mà chết. -> Bật ẩn sĩ cao thượng.
Văn liệu: 
 Chưa chi đã lỗi đạo thường,
Di Tề hổ mặt, Vũ Vương thẹn lòng. 
(Thiên Nam ngữ lục)
“Di Tề chẳng khứng giúp Châu,
Một mình một túi ai hầu chi ai”. 
(Ng Đình Chiểu)
Câu thơ viết về Đèo Ngang của Phạm Tiến Duật:
Ai đã từ đi qua Đèo Ngang
Mà không biết con đèo chạy dọc ?
(Vầng trăng quầng lửa)

Tài liệu đính kèm:

  • docb08-t1-Quadeongang.doc